Đến được trại 4, nơi đây là điểm dừng chân của các đoàn ngay cửa “ Vùng Chết “ nghỉ ngơi, trang bị oxy chuẩn bị chinh phục Đỉnh. Nằm địa thế chông chênh giữ eo núi của hai đỉnh Ihotse và Everest ở đọ cao 7900 m. Sức gió lớn lạ thường, thường khu vực này không nghỉ lại đêm vì thiếu an toàn do gió, lạnh và thiếu oxy, nơi đây gần như không thể nấu bất cứ thứ gì do lượng oxy dưới 30%. Tất cả các thành viên trang bị oxy để lấy sức, người bị vắt kiệt đến tận cùng, mọi thứ mông lung như người trên mây. Chẳng ai còn e dè với nguy hiểm, balo, đồ đạt vung vãi khắp nơi, người nằm dài nữa trong nữa ngoài do không tháo nổi giày làm những cái lều méo xẹo. Anh em sherpa ngồi gụt xuống úp mặt vào hai gối như tự kỉ. Tôi lúc này chỉ nhìn mọi thứ nhưng không còn phân biệt thời gian, không gian kể cả lều nằm ở đâu?
Chẳng biết phải làm gì, đâu đâu cũng là màu vàng, đỏ , cam của màu áo và lều, mặt bịt kín mặt nạ oxy . Mất phương hướng mọi thứ, tôi quay vòng vòng, lê lết khắp nơi. Cuối cùng cũng nhận ra anh sherpa đang tháo mặt ra điều chỉnh mặt nạ oxy, cũng giống như mọi người tôi vứt ngay balo trên tuyết, leo vào lều nằm phịch xuống, đầu ốc quay cuồng, mắt nặng, đầu nặng, nhưng cảm giác dễ thở hơn do có Oxy. Ngồi người dậy sau 2 phút thư giản, tháo giày chui thẳng vào lều nhường chỗ cho các thành viên khác. Mặt mũi nghe buốt nhưng phừng phừng như say xỉn . Lúc lắc đầu nghe não xục xịch, chồm ra ngoài kéo chiếc Balô, moi móc đại mọi thứ lấy chocolate xé nhiều lần để tiếp năng lượng. Đưa lên miệng cắn nhưng hàm cứng, môi sưng nứt máu không thể mở đủ lớn, tháo bớt một lớp bao tay, dùng tay xoa xoa cho đở cứng rồi nhai từ góc nhỏ nhai dần ( do mọi thứ đều đóng đá). Tay mò lấy chai nước tháo ra nhưng đóng cứng,với tay ra ngoài bốc vội nắm tuyết ngậm cho đỡ khô. Lần nữa những gì ko cần để lại lều, chỉ mang oxy, chia sẻ nhau từng giọt nước ( giữ trong bình cách nhiệt của anh em khác) chọn mấy thanh kẹo, balo lúc này chỉ hơn 10 kg.
8 h tối là thời điểm tất cả các đoàn sẽ leo đỉnh, nhìn những đốm đèn len lỏi trong tuyết cao vời vợi, người rã rời không chút sức lực thầm nghĩ “ mình sẽ làm nó bằng cách nào?”. Tới giờ rồi lên đường thôi, lầm lủi không lời chúc, không người ôm đưa tiễn lên đường, nhưng trong tâm nặng trĩu vẻ luyến tiếc như đây là lần cuối...
Cửa ngõ vào vùng chết không một dấu hiệu nhưng ai cũng tự hiểu rằng sinh mệnh đang mong manh vì nơi đây lượng oxy quá thấp, không đủ để duy trì sự sống, nhiệt độ ban đêm có lúc âm 67 độ C, sức gió mạnh nhất đạt trên 230 km/h, mọi thứ trở nên khó hơn vì ai cũng vài ngày vật lộn với cơn đói, tiêu chảy và mất ngủ. Tuy đã có oxy hỗ trợ nhưng lúc này không thể sai sót vì “ hết Oxy đồng nghĩa với cái chết “ con người sẽ ít ai có thể thích nghi ngược lại khi cơ thể đang quen với oxy đang thở, đây là đoạn cuối từ 7900 m lên đỉnh 8850 m . Địa hình vách nghiêng và đứng. Mặt vách hai thành phần vách đá và băng tuyết, khi xuất phát được một đoạn Tôi nhìn lại lần cuối về hướng lều, nhìn xa xăm ở cuối chân trời , tự cho rằng đó là Việt Nam, xúc động dân tràng lên chóp não rồi rơi xuống đọng lại phía trong mắt rưng rưng “ không biết mình có còn về nơi đó được không” sự yếu đuối đang lần dần xuống thân thể, Tôi quay lại để về lại với xứ mệnh của mình trước khi quá muộn. Hít thở thật sâu, nhắm mắt thật mạnh làm những giọt nước mắt ứ đọng chảy ra, tay thấm vội rồi lên đường. Hai tay luôn trong tư thế bóp liên tục để giảm cảm giác tê buốt, ngước nhìn lên đỉnh núi hiện ra sừng sửng mập mờ trong làn khói tuyết tạt ngang “ hình tượng đẹp và hùng vĩ nhất của Everest “ nhưng bây nó là nổi khiếp sợ của những con người nhỏ bé ở đây, dưới ánh trăng bắt đầu hé dạng làm lộ rõ vẻ hùng vĩ của Himalaya, phía sau là những luồng ớn lạnh chạy dọc lên xuống trong xương sống, bắt đầu vào cuộc với động tác quen thuộc khi đu dây, tay run rẩy nắm sợi dây vụn về rơi lên rơi xuống, đôi chân thiếu kiểm soát lê sát vách nặng nề cho những bước đu đầu tiên, tiếng khí oxy khò khè hoà cùng tiếng rống thở vang xa đến vài chục mét, những vành băng cuốn quanh mép mặt nạ, những giọt nước bọt đóng đọng thành cây bên ngoài lỗ thở làm mọi việc và thao tác khó chịu. Leo thẳng lên các sườn núi với độ dốc cao, những sợi dây chịu lực giãn ra quá tải ( hơn 10 người trên một sợi dây) sợi dây trở nên nặng dần, những người leo núi phía sau chao đảo, té hụt tì vào dây làm các thành viên khác cũng hụt theo, lúc này tôi ở đầu dây không thể đứng thẳng vì dây quá nặng, mỏi tay, chân run làm tôi hụt tì mặt vào vách băng, đẩy mặt nạ méo và chệt một bên ( do hai tay đang giữ chắc dây) cảm thấy mệt và khó thở, mặt chạm vào băng hít thở những mụn tuyết lắp đầy một bên mũi, tuyết trôi thẳng vào họng làm ho sặc sụa, nhói lên tới óc “ cảm giác như sốc mù tạt”. Bỏ một tay tôi co cùi chỏ chống vào trong, trụ chờ phía sau đứng dậy, thoát được đoạn dây mới bình tĩnh lấy hơi thở, chỉnh lại mặt nạ ( ngay má xước đường chảy máu do cạnh mặt nạ cắt vào) chưa được 1 phút, phía sau lại thúc giục “ move move” do vị trí hiểm trở tôi phải nhanh chóng đứng dậy đi chuyển nhường chỗ cho người khác. Vừa leo vừa cố nhìn nhưng không thấy đồng đội hay sherpa nào cả, ánh mắt mờ mờ nhìn thẳng xuyên qua những ngọn đèn chỉ nhìn thoáng qua hình dạng, quá khó để tìm kiếm lúc này, Nhưng tôi phải tiếp tục vì đứng lâu sẽ tut thân nhiệt và các cơ sẽ cứng lại. Đưa tay chỉnh sửa oxy nhiều lần nhưng vẫn tut, sợi dây giữ mặt nạ giãn quá độ, leo vài bước lại đưa tay chỉnh, da mặt quá lạnh tạo cảm giác như bị bõng, những vết nứt máu, bỏng do tia UV làm rát buốt không tả.
Đến khuya, lúc này dòng người thưa thớt, với những ánh đèn xa xa. ( một phần bỏ cuộc, phần thì tách đoàn lạc nhau, những người ngồi nghĩ phó thác số phận. Tôi nhìn lại cố gắng tìm đồng đội nhưng vô vọng, không oxy không thể tiếp tục vì sắp tới giờ bình cạn, tôi đi chậm lại cố gắng giữ thân nhiệt, tay chân tìm cách hoạt động, mắt mờ dần, mặt trăng không còn rõ nét, chỉ còn thấy ánh sáng mờ dần, Tôi cũng đoán được mình sắp hết Oxy. Chưa kịp ngoảnh mặt lại thì một khối đá bay thẳng vào người, không hiểu chuyện gì chỉ biết mình đang tức ngực, đưa tay lên ngực thấy chiếc áo ấm bị xé toang vun vãi lông chim ra ngoài,tôi cố gắng hít thở để qua cơn tức, lúc này nhận định rõ mình vừa thoát chết, phía trong ngực là chai nước đặt phía trước lá cờ Việt Nam vừa cứu mạng mình, đang lo lắng chán nãn làm mình bừng tỉnh, mình vẫn khao khát sống. Hít thở tự tin trở lại tận dụng những dòng oxy ít ỏi. Đột nhiên hiện ra trước mắt một nhóm người ( không biết nước nào) kéo một người không còn cử động xoành xoạch từ trên xuống, cắt ngang tôi rồi dừng lại cách vài mét.
Một thanh niên râu tóc bồm xồm bước lên và đưa tay vào miệng nạn nhân. Sau hơn 30 giây đứng dậy đi vài bước rồi ngồi bẹp xuống, vách nghiêng làm trượt xuống một đoạn, dừng lại ngay gờ đá, anh còn lại bước xuống đặt tay lên vai xoa an ủi, vậy là một sinh mệnh vừa ra đi, làm tôi chợt tỉnh “ vùng chết sao mình không thấy xác chết? “ Tiếp tục di chuyển tôi dừng lại ngay một vách đứng, nhìn lên rất nhiều những sợi dây, đưa mắt sát vào thì thấy không phải vách băng, lúc này vách đá là một thách thức quá lớn. Nhìn xung quanh tắt hẳn những ánh đèn, ngó lên trời mới biết tầm nhìn mình đã mờ, đầu kéo từng cơn đau nhức dữ dội, người lạnh khắp nơi, tay chân vẫn cố cử động, nghe cơ thể mỏi rụng rời tôi lọ mọ tháo nhanh thiết bị, lúc này tay đã mất cảm giác hoàn toàn, đầu mờ tịt, nghiêng đầu nghe não lúc lắc, cố men cạnh vào một gốc cách xa cái vách tầm vài mét. Lưng tựa núi trông ngóng về hướng lạc sherpa, cơ thể lịm dần rồi đôi chân quỵ xuống, Tôi vẫn cố giữ chiếc balo để giữ ấm, ngồi tựa chân lạnh quá co rút lại đầu gục vào hai đầu gối ( tư thế của sherpa). Người quên hết mọi thứ, nỗi tuyệt vọng lấn áp tất cả, dẫu biết buông xuôi là sẽ chết, nhưng dường như trong tôi không còn lý do gì để tiếp tục, cái mệt đã đưa tôi về với bản năng: Ngủ. Nhắm mắt lại không còn biết mọi thứ cho đến khi giật mình ! Trời! Mình còn sống, lúc này tỉnh hơn nhìn xung quanh “ bên trái là một người áo đỏ đang ngồi , bên phải là một người áo xanh đang nằm, ai cũng trong tư thế co rút. Tôi cố gắng nhìn kĩ thì nhận ra hai người này đã chết, chợt nghĩ “ đúng là vùng chết có xác chết thật nhưng do mình mắt mờ không thấy “
Theo Phan Thanh Nhiên
Xem thêm về dụng cụ leo núi tại WETREK.VN