Người xem phim Việt không lạ lẫm với cái tên Phan Thanh Nhiên - chàng cảnh sát Lương khôn ngoan, mạnh mẽ trong bộ phim 'Hai Phượng'. Nhưng trước khi đến với nghiệp diễn, Nhiên đã là một người nổi tiếng trên con đường thể thao.
Phan Thanh Nhiên tham gia chương trình Người Việt Nam chinh phục Everest lúc đang theo học đại học năm thứ 3. Anh đã phải trải qua hàng loạt các bài kiểm tra thể lực và tâm lý để đánh bại hàng nghìn ứng viên khác, trở thành một trong 12 người được chọn để tập luyện.
Trong gần 1 năm luyện tập trong chương trình bắt đầu từ ngày 15/10/2005, Phan Thanh Nhiên cùng các đồng đội đã chinh phục các đỉnh núi với độ cao Phan Xi Păng (3.143 m, Việt Nam), Núi Kinabalu (4.095 m, Malaysia), Kilimanjaro (5.895 m, Tanzania), Island Peak (6.160 m, Nepal) trước khi chinh phục đỉnh Everest. Anh hiện là người Việt Nam trẻ nhất chinh phục đỉnh Everest.
Phan Thanh Nhiên (bên trái) cùng với hai người Việt đầu tiên chinh phục đỉnh Everest
Phần I: Everest- Trạm 1 và những căn bệnh chết người.
Để leo Everest tổng thời gian của đoàn Việt Nam đợt đó hơn 60 ngày, đi chuyển đến Nepal - lên đến EBC- thích nghi tại trại nền- lần 1 lên trạm 1,2 quay về lại EBC- lần 2 lên 1,2,3 quay lại EBC- lần 3 lên 1,2,3,4 mang oxy chinh phục vùng chết lên đỉnh- quay về từ đỉnh về lại trạm 4- quay thẳng về trạm 2- quay về EBC- quay về lại Lukla- bay về kathmandu- về lại Việt Nam.
EBC- trạm 1 qua vùng Khumbu icefall, khung cảnh trạm 1 là phần bằng phẳng ở phía cuối khumbu, với địa hình dễ chịu hơn nhưng có nguy hiểm ngầm bởi những khe băng bị lấp bởi lớp tuyết dày, đi vùng này phải buột dây cùng nhau, có các trường hợp sau ( 1 người rơi anh em còn lại kéo lên, nhưng nếu rơi từ 2 người trở lên phải chấp nhận hy sinh cắt dây rớt nếu người trên ko trụ được) ở vùng này gió lớn liên tục, nhiệt độ lúc này âm hơn 30 độ c vào ban đêm, các đoàn chọn lựa mặt phẳng trên băng cấm lều. Cố định lều bằng các tảng băng, những tảng băng này dùng búa đi đẻo gần đó mang về, khi dựng lều xong nhanh chóng vào lều vì gió rất lạnh, bên ngoài sẽ có cảm giác buồn ngủ tột cùng( lưu ý ngủ ngoài trời đoạn này ko quá 30 phút sẽ chết ngay).
Da mặt sạm đi vì tia cực tím (Ảnh: Phan Thanh Nhiên)
Sinh hoạt trong lều: do đi mệt, người kiệt sức, bên trong vẫn có độ ướt nhẹ do mồ hôi, đầu óc quay cuồng, thở dốc khi ngồi xuống có cảm giác không muốn làm gì, do thức ăn không hợp cộng điều kiện khắc nghiệt làm quá trình tiêu hoá ko bình thường ( tiêu chảy thường xuyên). Thường một lều nhỏ từ 2-3 người, bỏ balo ra tứ phía để chặng vách lều ko cho gió thổi tốc, bắt đầu lấy được bình tỉnh sau vài chục phút, lấy đồ ăn mang theo ( chocolate, lương khô, cơm gà xã ớt mang theo, cơm nắm nhưng tất cả chỉ là một mớ để nhìn, mọi thứ ko còn bình thường nữa, cơm thì cứng như sống, gà thì đóng băng, chỉ còn nghỉ đến Mì gói ). Ở trại này nấu ăn bằng bếp khè, những thố nhôm nhỏ để nấu nước, chui ra khỏi lều dùng búa đi băng chọn cục băng vừa ý đẻo mang về bỏ vào nồi nấu, do độ cao nên nước sôi nhưng ko thấy nóng lắm, tháo gói mì ra ( vỏ gói mì đóng băng xung quanh) bỏ vào nước nhưng đợi 10 phút mà mì vẫn không chín, cuối cùng cũng phải ngậm ngùi ăn. Bụng thì cồn cào nhưng đưa lên miệng thì rưng rưng nước mắt, chỉ biết động viên ăn thì mới đi tiếp được, miệng bên trong máu vón từng cục, mũi kín mịt máu khô, môi nứt rớm máu, bỏ mì vào miệng ăn trong vô thức. Ăn được chút rồi tự đánh lừa mình rằng “ no rồi ngủ là khỏe “. Mỗi người lấy miếng lót hơi ra thổi, gần 1 tiếng mà vẫn ko thể thổi nổi chiếc nệm, vừa thổi vừa thở dốc.
Nằm trên băng xung quanh gió thổi phành phạch, an ủi từng chút ngủ đi cho khỏe, nằm xuống mà đầu vẫn quay vòng vòng, nghe tiếng động mạch nhảy tành tạch, ho liên tục, ho khạt ra máu, dùng khăn ướt đóng đá để lau, sau một vài tiếng ho sau đó tất cả những lều khác đều van lên những tiếng ho ngày càng nhiều và nặng dần ( ho khumbu), có những người ho gãy cả xương sườn, cứ nghĩ mình sẽ ngủ được vì trên đường đi luôn ao ước được ngủ, nhưng không, nằm cầm cự và trông trời sáng để tiếp tục đi. Cả đêm nằm nghĩ mà tủi thân. Trách móc lựa chọn của mình, mơ về cảnh gia đình, mơ một ngày về lại Việt Nam, tay chân lạnh cống ( nghe người ta nói rất dễ bị hoại tử tay và chân) kiên trì bóp tay và cử động chân hy vọng chuyện đó sẽ ko đến với mình.
"Đôi giày xanh" là từ dùng để chỉ một thi thể vô danh nằm tại cung đường chính sườn Tây Bắc dẫn lên đỉnh Everest.
Những căn bệnh thường thấy ở Everest:
1. Ho khumbu ho kéo dài trong 1- vài tháng, ho nứt xương sườn đôi khi gãy xương sườn
2. Hoại tử các bộ phận cơ thể do quá lạnh, đặc biệt lỗ tai ( không che kĩ để lâu ngoài trời sẽ bị hoại tử, gãy và rơi ra khi chạm vào), tay và chân thường xuyên bị hoại tử và phat tháo khớp sau đó.
3. Chứng lõng não, do áp suất làm não một số người có thể lỏng ra chảy ra mũi và khoé mắt...
4. Hội chứng độ cao là căng bệnh phổ biến nhất khi leo núi cao, người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu như búa bổ, tim khó thở, mắt mờ , người suy kiệt, ói liên tục, nếu ko đánh giá được tình hình mà vẫn tiếp tục đi lên sẽ chết ngay sau đó, thường sẽ chết trong đêm.
5. Chứng ảo giác: người cảm thấy lân lân, mắt mờ nhìn những vật xung quanh biến dạng, có những người cảm thấy trong người nóng rang, trường hợp này thường xảy ra khi cơ thể thiếu oxy trầm trọng.
6. Mù tuyết: khi đi leo núi băng mà ko mang mắt kính trong 10 phút là mặt trời sẽ làm bỏng giác mạc ngay, triệu chứng mắt đau rát vô cùng sau đó mắt sưng to và không thấy đường, nếu nhẹ 24 tiếng sẽ nhìn thấy lại, nếu nặng sẽ mù Vĩnh viễn.
7. Tâm lý phát điên: người leo sẽ không kiểm soát được hành vi, chửi bới, ko hợp tác với bất cứ ai. Cưỡi áo, vứt đồ đạt....
Tất cả những căn bệnh này thường xuyên xẩy ra trên Everest, Nhiên đã tận mắt chứng kiến một số căn bệnh này của những đoàn khác, riêng phần ho nứt xương sườn, mù tuyết, tâm lý phát điên đã xảy ra trong đoàn Việt Nam mình.
Theo Phan Thanh Nhiên