Việc trang bị những bí kíp cần thiết để sinh tồn chưa bao giờ là thừa bởi những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, không phải cứ đọc bừa, trang bị bừa là được. Nếu cứ mù quáng nghe theo những bí kiếp sinh tồn được lan truyền mà không thực sự hiểu rõ, sẽ có một ngày bạn phải hối hận vì chúng. Dưới đây là những bí quyết đơn giản nhưng hay bị mọi người nhầm lẫn trong việc sinh tồn trong rừng.
1. Phải tìm kiếm thức ăn luôn và ngay
Một trong những nhầm tưởng về sinh tồn phổ biến nhất hiện nay đó là nếu chẳng may bị lạc, hãy tìm kiếm thức ăn luôn và ngay. Trên một số chương trình sinh tồn trên TV, thậm chí người ta còn ăn cả rắn sống để bổ sung năng lượng chỉ sau vài tiếng bị lạc.
( Ăn thị rắn sống)
Có điều, thực tế thì đây là điều không cần thiết. Rủi ro lúc này sẽ rất lớn khi bạn hi sinh quá nhiều năng lượng cho một nơi mà bảnthân còn không thể nắm rõ được địa hình. Hơn nữa, người ta có thể sống hàng tuần, dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể cơ. Ngoài ra, trong những tình huống hiểm nghèo, con người thường chết vì chấn thương, đau ốm, nhiễm độc hoặc kiệt sức vì hoạt động nhiều hơn là chết đói. Do đó, việc cần làm là hãy tích trữ năng lượng, tránh bị thương và tìm cho ra nguồn nước.
2. Cần phải học cách tạo lửa bằng que gỗ
Lửa là yếu tố cần thiết để sinh tồn và dường như kỹ năng tạo ra lửa chỉ nhờ cọ xát các que gỗ đã gắn liền với những tình huống sinh tồn thường thấy trong sách vở.
( Tạo lửa từ que gỗ)
Có điều, sự thực thì đây không phải là một kỹ năng đáng tin cậy, vì không phải lúc nào nó cũng áp dụng được.
Theo một số chuyên gia huấn luyện, việc nhóm được lửa chỉ dựa vào lực ma sát cần rất nhiều điều kiện, trong đó yêu cầu nguyên liệu phải tuyệt đối khô ráo. Hơn nữa, tỉ lệ thành công thường là không cao. Biết về kỹ năng này cũng tốt, nhưng tốt nhất các bạn nên chuẩn bị sẵn đồ nhóm lửa trong hành trang của mình, như diêm bão chẳng hạn.
3. Nếu không may bị rắn cắn, hãy hút nọc độc ra
Thực ra, bạn có thể bị rắn cắn ở bất kỳ đâu, chẳng cứ gì phải ở trong rừng cả. Và thường thì theo các bí kíp vẫn được lan truyền, bạn cần phải hút nọc rắn ra ngay để bảo toàn tính mạng.
( Rắn cắn)
Tuy nhiên rất nhiều thử nghiệm do ĐH Arizona (Mỹ) thực hiện lại chứng minh rằng việc hút nọc rắn sẽ khiến các mô xung quanh bị tổn thương còn nhiều hơn không hút. Thay vào đó, hãy tìm cách đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
4. Bị cá mập tấn công, hãy tấn công vào mũi của nó.
Tỉ lệ người bị tấn công bởi cá mập rất thấp, nhưng không phải là không có. Và thường thì kinh nghiệm do nhiều người truyền lại là phải tấn công vào mũi của chúng, vì đây là bộ phận nhạy cảm nhất của cá mập.
( Cá mập trắng, sát thủ của đại dương)
Tuy nhiên trên thực tế, việc tấn công được vào mũi của cá mập là chuyện khá là... hoang đường, đặc biệt là khi đang ở dưới nước. Đến lúc đánh trúng thì chắc bạn bị nghiền nát dưới hàm răng kinh khủng của hung thần biển cả rồi.
Thay vào đó, hãy cào thẳng vào mang và mắt. Đây cũng là 2 vị trí rất nhạy cảm của cá mập, lại dễ đánh trúng hơn nhiều.
5. Phải tìm nước ngay và luôn nếu bị lạc trong sa mạc.
Đúng là nếu như lạc trong sa mạc, điều quan trọng nhất là phải tìm ra nguồn nước. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải tìm nó luôn và ngay. Các số liệu thực tế cho thấy rất nhiều người lạc trong sa mạc đã chết chỉ sau 4h đồng hồ vì cố gắng tìm nước. Họ đã bị cái nắng nóng của sa mạc ,có thể lên tới 40 độ C - đánh quỵ.
( Sa Mạc)
Trong khi đó, nhiều trường hợp có thể sống sót tới 48h đồng hồ dù không có nước. Tất cả là nhờ vào việc họ phân bổ năng lượng hợp lý, đồng thời núp dưới những bóng râm nhằm hạn chế sự mất nước của cơ thể. Vậy bài học ở đây là gì? Là thay vì mù quáng sợ hãi lao đầu đi tìm nước, hãy nghỉ ngơi đi. Nếu muốn làm gì, hãy đợi thời điểm sau khi Mặt trời lặn, khi nhiệt độ xuống thấp hơn.
6. Bạn có thể uống nước tiểu để sinh tồn
Nhiều người đã từng sống sót nhờ vào uống nước tiểu. Nhưng thực ra, đây là một sự đánh đổi, đặc biệt là trong môi trường sa mạc. Bởi vì nước tiểu suy cho cùng vẫn là nước tiểu, chứa rất nhiều tạp chất. Uống một thứ nước như vậy có thể tạm giải tỏa cơn khát, nhưng lại khiến cơ thể hoạt động nhiều hơn để loại bỏ độc tố.Hệ quả là thân nhiệt của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng, đồng thời rút ngắn thời gian sống của bạn mà thôi. Tuy nhiên, bạn có thể "đi" ra một miếng vải, quấn nó lên người để làm mát cơ thể. Đó là ứng dụng tốt nhất của nước tiểu trong trường hợp này.
7. Có thể uống nước bên trong xương rồng
Trong phim, bạn thường thấy những người đi lạc trong sa mạc uống nước bên trong xương rồng.
Thực ra đúng là uống được, nhưng chỉ duy nhất một loài xương rồng có nước cho bạn uống thôi. Đó là xương rồng fishhook barrel dưới đây.
Các loại xương rồng khác tuy cũng có nước, nhưng lại đi kèm độc tố bên trong, có thể khiến bạn nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hơn nữa, uống nước xương rồng có thể khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để xử lý độc tố, và hậu quả thì cũng giống như uống nước tiểu thôi.
8. Những chuyến đi ngắn ngày thì không cần phải lo.
Đây là tâm lý chung của nhiều người. Vì chuyến đi quá ngắn, họ không mang theo quá nhiều đồ đặc, và những loại vật dụng sinh tồn thường bị bỏ qua.
( Hành trang cho một chuyến đi ngắn ngày)
Nhưng đúng ra, việc rơi vào những tình huống hiểm nghèo có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, đặc biệt trong những chuyến leo núi. Tốt nhất, hãy mang theo một số vật dụng cần thiết: bật lửa, diêm bão, dao... và một ít thuốc men thông dụng như thuốc tiêu chảy, hạ sốt, kháng sinh...
9. Bị lạc, ưu tiên lớn nhất là làm một cái lều trú ẩn
Nằm đất cũng được, nhưng buộc phải làm một cái lều, hoặc tìm ra một chỗ kín đáo để trú ẩn, vì nó đem lại cảm giác an toàn hơn.
( Một túp lều trú ẩn tạm bằng gỗ cây)
Nhưng thực ra, thứ bạn cần quan tâm phải là mặt đất. Tìm ra một chỗ kín - được thôi - nhưng buộc phải lót một thứ gì đó bên dưới trước khi đặt lưng xuống. Bởi vì vào ban đêm, thân nhiệt của bạn sẽ nhanh chóng bị rút cạn nếu nằm trực tiếp lên nền đất lạnh.Tức là ưu tiên lớn nhất là làm giường nhé. Nếu thừa thời gian hẵng tính đến làm thêm lều bao quanh.
(Theo Kenh 14.vn)