Everest là ngọn núi cao nhất thế giới với chiều cao 8.848m tính từ mặt nước biển và cao thứ 5 thế giới nếu tính từ tâm trái đất với khoảng cách 6.382 km. Nó nằm tại vị trí Mahalagour của dãy Himalayas, với đỉnh núi nằm đúng ngay trên đường biên giới quốc tế giữa Nepal và Trung Quốc. Khối núi này bao gồm cả những đỉnh núi lân cận có chiều cao khá lớn như: đỉnh Lhotse (8.516m), đỉnh Nuptse (7.855m) và đỉnh Changtse (7.580m).
Cách đây 60 năm, và cũng vào những ngày cuối tháng 5 - 29/05/1953, nhà leo núi người New Zealand Edmund Hillary và một "Sherpa" (người dân Himalaya sống ở vùng giáp ranh giữa biên giới Nepal và Tây Tạng) - ông Tenzing Norgay, đã được xác nhận là 2 người đầu tiên chinh phục đỉnh núi cao nhất của thế giới Everest ở độ cao 8.848m. Kể từ sự kiện đó, hàng nghìn người đã nỗ lực thực hiện các chuyến đi chinh phục đỉnh núi này, vì thế đã có rất nhiều sự mất mát xảy ra - cả về vật chất lẫn con người.Mới đây nhất, nhà leo núi 80 tuổi người Nhật Bản - ông Yuichiro Miura đã trở thành người cao tuổi nhất lần thứ ba chinh phục được đỉnh núi. Tuy nhiên, ông cho biết rằng mình gần như đã chết trên đường xuống núi và đây sẽ là lần cuối cùng ông chinh phục đỉnh Everest. Cuộc thám hiểm vào năm 1953 - chuyến đi đã đưa Hillary và Norgay lên đến nơi cao nhất của địa cầu - chỉ có thể duy trì trong vòng 15 phút trên đỉnh Everest. Ông Norgay đã để lại 1 thanh sôcôla trong lớp tuyết dày còn ông Hillary thì để lại một cây thánh giá - món quà mà ông nhận được từ Đại Tá John Hunt - trưởng đoàn thám hiểm của Anh.
Mời tất cả các bạn cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh về chuyến đi lịch sử của Hillary & Norgay, hình ảnh ông cụ 80 tuổi người Nhật trên đỉnh núi và trên hết là vẻ đẹp hoang sơ của ngọn núi cao nhất hành tinh - Everest:
Ông Tenzing Norgay (bên trái) và Edmund Hillary trong chuyến thám hiểm lịch sử của họ lên đỉnh Everest vào năm 1953
(Ông Edmund Hillary và những người bạn đồng hành trong chuyến chinh phục đỉnh Everest vào năm 1953 - chuyến leo núi đầu tiên được công nhận.)
(Sherpa Tenzing Norgay trên đỉnh Everest vào ngày 29/05/1953. Ông ấy và người bạn đồng hành Edmund Hillary đã trở thành 2 người đầu tiên trên thế giới leo lên đến điểm cao nhất trên trái đất)
(Từ trái qua phải: đại tá John Hunt, Sherpa Tenzing Norgay và Edmund Hillary hân hoan trở về nước Anh sau khi chinh phục thành công đỉnh Everest huyền thoại.)
(Hai nhà leo núi huyền thoại: Hillary và Norgay cười rạng rỡ trên đỉnh Everest trong một bức ảnh cũ kĩ được chụp vào năm 1953. Người bạn Sherpa của ông Hillary đã mất vào ngày 11/01/2008, ông gọi Hillary là một nhà hảo tâm lớn và là người bạn lớn của Nepal. Hillary và Norgay đã dành phần lớn thời gian còn lại trong cuộc đời mình sau chuyến thám hiểm để giúp đở những người Sherpa ở Nepal, nổi bật nhất là các dự án xây dựng bệnh viện và trường học)
Giới báo chí đang ghi lại hình ảnh 2 bức tượng của Edmund Hillary & Tenzing Norgay trong sự kiện kỉ niệm 60 năm ngày con người chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất thế giới Everest. Sự kiện này diễn ra đúng vào ngày 29/05/2013 tại Katmandu - thủ đô của Nepal
Sherpa Kancha - một thành viên của đoàn thám hiểm vào năm 1953 - cùng với bà Amelia Rose Hillary - cháu gái của ông Edmund Hillary, vẫy chào mọi người khi đang ngồi trên cỗ xe ngựa trong lễ hội đặc biệt kỉ niệm 60 năm ngày con người đặt chân lên đỉnh Everest lần đầu tiên. Lễ hội này diễn ra tại Katmandu vào ngày 29/05/2013 nhằm chúc mừng các nhà leo núi đã chinh phục thành công đỉnh Everest trong 60 năm qua.
Bức ảnh thể hiện phần lưng của ngọn núi Everest và bờ phía Tây của nó với đỉnh Nuptse. Ảnh được chụp vào ngày 15/05/2013 tạo biên giới Nepal - Tây Tạng.
Lá cờ của các tín đồ phật giáo bay phất phới trong một cơn gió mạnh thổi về phía đỉnh núi Everest đầy tuyết vào ngày 14/05/2003. Một nhóm 12 nhà leo núi từ quân đội Ấn Độ, quân đội hoàng gia Nepal và các Sherpa người Nepal đã chinh phục đỉnh Lhotse vào ngày thứ ba - thiết lập nên một kỷ lục mới về số lượng người leo núi nhiều nhất chinh phục một đỉnh núi đầy khó khăn chỉ trong 1 ngày duy nhất.
Nước, gạo và một thứ bột được dâng lên vào cuối buổi lễ Puja dành cho những người leo núi vào ngày 07/04/2003 tại Everest Base Camp (nơi cắm trại dành cho những người leo núi) ở Nepal . Puja là tên một nghi lễ cầu an của phật giáo nhằm đem đến sự an toàn về người và của cho cả đoàn trong suốt hành trình chinh phục đỉnh núi.
Nhà leo núi, nhiếp ảnh gia người Anh Jonathan Griffith đang leo lên một dốc cao trên ngọn núi Everest vào ngày 27/04/2013.
Khung cảnh trên cao của ngọn núi Everest, nó nằm cách thủ đô Katmandu của Nepal khoảng 140km về hướng đông bắc. Chính phủ nước này cho rằng Everest chính là lí do làm lượng khách du lịch nước ngoài đến với Nepal tăng lên rất nhanh trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây.
Những thành viên của nhóm E3 99 Everest Extreme Expedition đang băng qua một cây cầu làm bằng 3 chiếc thang dây bắc qua một khe nứt sâu tại độ cao 5.944m vào ngày 13/05/1999. Chuyến đi này nhằm kiểm tra các tín hiệu sống và thu thập thêm dữ liệu về bệnh thiếu oxy trong máu và sự thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của cơ thể con người.
Những người leo núi đang đi qua khối băng rơi Khumbu gần Everest Base Camp ở Nepal vào ngày 18/05/2003, một nơi rất nguy hiểm trên đường chinh phục đỉnh Everest. Với việc thời tiết trở nên dễ chịu dành cho những người leo núi, bắt đầu từ khoảng 19/05, đã có rất nhiều nhóm leo núi bao gồm cả liên minh quân đội Ấn Độ - Nepal, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cố gắng tận dụng cơ hội này để chinh phục nóc nhà của thế giới.
Khung cảnh của khối băng rơi Khumbu - chướng ngại nguy hiểm đầu tiên trên đường chinh phục đỉnh Everest bắt đầu từ nơi cắm trại. Ảnh được chụp vào ngày 17/05/2003 tại Everest Base Camp, nằm trên lãnh thổ Nepal.
Những người leo núi từ khắp nơi trên thế giới đang trên đường leo xuống khối băng Khumbu để trở về nơi cắm trại vào ngày 22/05/2003 sau khi đã chinh phục thành công đỉnh Everest. Tháng 5 là tháng có thời tiết dễ chịu nhất ở đây, chính vì thế rất nhiều người đã chọn thời gian này để chinh phục đỉnh núi. Trong tháng 05/2013 vừa rồi, "ông cụ" 80 tuổi người Nhật Bản Yuichiro Miura đã trở thành người lớn tuổi nhất chinh phục thành công đỉnh Everest đến 3 lần và Raha Moharrak là người phụ nữ đầu tiên của Ả Rập Saudi leo lên đỉnh ngọn núi này.
Toàn cảnh khu Everest Base Camp - nơi cắm trại rộng lớn nhất dành cho những người leo núi nằm trên vùng biên giới Nepal - Tây Tạng. Ảnh được chụp vào ngày 15/05/2003 tại chân núi Everest. Kỉ lục 1000 người leo núi đã chinh phục thành công đỉnh Everest cách đây 10 năm nhằm kỉ niệm 50 năm ngày con người lần đầu tiên chinh phục đỉnh Everest.
Những Sherpa người Nepal đang leo lên khối băng Khumbu trên đường leo lên đỉnh núi vào ngày 16/05/2013.
Ngọn núi cao nhất thế giới được bao trùm bởi ánh sáng rực rỡ vào một chiều hoàng hôn... Ảnh được chụp vào ngay 15/11/1983 tại Kalapathar - một con đường mòn dẫn lên đỉnh Everest.
Ông cụ Yuichiro Miura 80 tuổi - nhà leo núi và trượt tuyết chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản đang ở giữa một khối băng trên đường leo lên trạm cắm trại C2. Ảnh được chụp vào ngày 16/05/2013.
Ông Yuichiro Miura lên đến đỉnh Everest vào lúc 9:05 AM giờ địa phương vào ngày 23/05/2013. Ông chính là người lớn tuổi nhất chinh phục thành công đỉnh Everest đến 3 lần, 2 lần trước là vào lúc ông 70 và 75 tuổi.
Ông Yuichiro Miura vẫy chào mọi người khi ông vừa đến sân bay Katmandu vào ngày 26/05/2013. Một điều mà tất cả chúng ta nên biết là ông Miura đã phẫu thuật tim đến 4 lần trước khi chinh phục đỉnh Everest lần thứ 3 - một kỉ lục phi thường.
2 người đang đứng bên cạnh chiếc lều của họ ở chân ngọn núi cao nhất thế giới - Everest tại khu tự trị Tây Tạng vào ngày 13/10/2011. Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn đầy khắc nghiệt, khí hậu khô cằn, cao nguyên đầy sỏi đá và các dãy núi hùng vĩ. Sống trong vùng có không khí loãng và đầy sa mạc ở độ cao là phần lớn là những người dân du mục. Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Tây Tạng, hầu hết đều tham gia vào những cuộc hành hương hàng năm dài hàng trăm cây số để đến thăm những tu viện của khu vực và các địa điểm linh thiêng.
Những thành viên của một đoàn thám hiểm đang trên đường leo lên một con dốc đầy tuyết vào ngày 19/05/2005.
Những người leo núi đang tự tìm đường lên đỉnh Everest tại khu vực Khumbu trên dãy Himalayas thuộc địa phận Nepal. Ảnh được cung cấp bởi Adrian Ballinger - một thành viên của nhóm thám hiểm Alpenglow Expeditions, chụp vào ngày 18/05/2013.
Đỉnh Everest được chụp từ ngọn núi Ama Dablam ở độ cao 6.812m vào ngày 22/04/2007. Hiện tượng ấm lên của trái đất và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho hình dạng của đỉnh núi huyền thoại này thay đổi ít nhiều. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ để chống lại biến đổi khí hậu và duy trì nguồn sống trên trái đất của chúng ta.
Những nhà leo núi đang trên đường chinh phục đỉnh Everest tại khu vực Khumbu. Một chiều hoàng hôn tuyệt đẹp làm say đắm những người chinh phục đỉnh cao, ảnh được chụp vào ngày 18/05/2013.
Những người leo núi đang leo xuống đỉnh Everest, ảnh chụp vào ngày 19/05/2009. Một nhóm những người leo núi giỏi nhất đến từ Nepal đang lên một kế hoạch rất nguy hiểm là đi dọn dẹp sạch sẽ ngọn núi Everest hùng vĩ trên đất nước của họ. Everest đang mất dần vẻ đẹp vốn có của nó do tác động từ những cuộc chinh phục diễn ra hàng thập kỷ nay. "Các đỉnh núi bây giờ là những vỏ chai oxy nằm rải rác khắp mọi nơi, các lá cờ cũ, dây thừng, và cả những căn lều. Ít nhất hai xác chết đã nằm ở đó trong nhiều năm nay" - Namgyal, một Sherpa 30 tuổi người Nepal.
Ánh sáng tỏa ra từ những chiếc lều trong một chiều hoàng hôn bị mây che lấp hoàn toàn tạo Everest Base Camp vào ngày 22/05/2003. Rất nhiều nhóm đã phải thay đổi lịch trình của mình vì thời tiết bất ngờ xấu đi.
Những người leo núi đang di chuyển lên một sườn núi cheo leo tại khu vực Khumbu. Ảnh chụp vào ngày 18/05/2013.
Cô gái tên Arumina đang chụp ảnh cùng lá cờ tổ quốc trên tay. Cô gái 26 tuổi đến từ bang Utah Pradesh - Ấn Độ đã bị mất đi cái chân của mình sau khi cô bị ném từ một đoàn tàu di chuyển cáhc đây hai năm trước. Cô đã trở thành người nữ bị mất chân đầu tiên leo lên đỉnh Everest vào ngày 21/05/2013 vừa rồi.
Cậu bé 13 tuổi Jordan Romero (bên phải) chụp ảnh cùng một Sherpa trên đỉnh Everest vào ngày 22/05/2010. Jordan là người trẻ tuổi nhất chinh phục thành công đỉnh Everest. Cậu bé đã leo lên ngọn núi từ phía bờ lãnh thổ của Trung Quốc cùng cha ruột, mẹ kế của cậu và 3 hướng dẫn viên người Sherpa.
2 người leo núi đến từ Nhật Bản đang nghỉ xả hơi trên đỉnh Everest vào ngày 20/05/2013. Xung quanh là đầy rẫy các lá cờ cầu nguyện cũa những người Tây Tạng.
Apa, nhà leo núi người Nepal - và cũng là 1 Sherpa - đang đứng trên đỉnh Everest vào ngày 22/05/2010. Anh ấy đã tự phá vỡ kỉ lục trước đó của mình với 20 lần chinh phục thành công đỉnh núi này. Chuyến leo núi lần thứ 20 này nhằm mục đích kêu gọi tất cả mọi người trên thế giới cùng thức tỉnh và góp phần nhiều hơn vào việc bảo vệ môi trường.
Tầm nhìn rộng bao la khi bạn đang đứng trên "nóc nhà của thế giới"...
Đỉnh Everest nhìn từ Everest Base Camp, ảnh chụp vào ngày 26/05/2003. Con trai ông Edmund Hillary - Peter Hillary đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện và nghi lễ nhảy múa bằng mặt nạ tại tu viện vào ngày này để kỷ niệm 50 năm ngày cha ông và ông Tenzing Norgay lần đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest.
Những lá cờ cầu nguyện của các tính đồ phật giáo Tây Tạng trên đỉnh núi Everest. Ảnh chụp vào ngày 18/05/2013.
(Theo Tinhte.vn)