Những điều nhất định không thể bỏ qua nếu bạn muốn an toàn khi lái xe đường đèo

Ngày cập nhật 30/09/2016 01:56 PM - 2.524 lượt xem
Những người yêu Outdoor và thích chinh phục thì chắc hẳn không thể bỏ qua những cung đường đèo hùng vĩ, thôi thúc bao trái tim muốn lên đường. Dù niềm say mê của bạn có đến đâu thì điều quan trọng nhất vẫn chính là phải đảm bảo sự an toàn trong chuyến đi của mình. Bài viết này WETREK.VN sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực nhất khi lái xe đường đèo, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn mỗi cung đường, nhất là sắp tới chinh phục Tây Bắc vào mùa nước đổ vô cùng tuyệt đẹp.

1. Lên và xuống dốc

Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động "+, -".

Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.
 
Kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo.jpg
 
2. Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.
 
Kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo.jpg

3. Luôn nhường đường cho xe khác

Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.
 Kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo.jpg

4. Cẩn thận khi gặp sương mù

Khi gặp sương mù, cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường, trừ trường hợp xử lí khẩn cấp. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường do tầm nhìn bị hạn chế và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.
 
Kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo.jpg

5. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
 
Kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo.jpg
 
Chúc các bạn luôn có những chuyến đi an toàn, vui vẻ!

 
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Du khách tử vong trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Du khách tử vong trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Ngày 19/3, lãnh đạo UBND xã Nam Đà (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) xác nhận, lực lượng công an vừa phát hiện một thi thể đang trong tình trạng phân hủy tại khu vực hang động núi lửa trên địa bàn
Hành Trình Từ Người Mới Bắt Đầu Trở Thành Một Cao Thủ Của Bộ Môn Đạp Xe Cắm Trại

Hành Trình Từ Người Mới Bắt Đầu Trở Thành Một Cao Thủ Của Bộ Môn Đạp Xe Cắm Trại

Có rất nhiều điều tốt đẹp có thể đạt được về việc đạp xe đi cắm trại, từ việc thúc đẩy lối sống lành mạnh, thực hành bảo vệ môi trường với việc sử dụng phương tiện giao thông không phát ra khí thải, cho đến việc trải nghiệm những cảnh quan và văn hóa mới một cách chậm rãi và sâu sắc. Tôi muốn truyền cảm hứng để khuyến khích bạn thử tham gia vào những cuộc phiêu lưu cắm trại với chiếc xe đạp thông qua những kinh nghiệm từ bài viết viết này.Tôi đã đưa ra các bước để mà một người có thể thực hiện từ việc bắt đầu là một người chỉ mới biết đến đạp xe cắm trại cho đến khi trở thành một người cắm trại xe đạp có kinh nghiệm, sẵn sàng học thêm các kỹ năng nâng cao.
Hướng Dẫn Lựa Chọn Balo Leo Núi Tốt Nhất Năm 2025 Cùng WeTrek

Hướng Dẫn Lựa Chọn Balo Leo Núi Tốt Nhất Năm 2025 Cùng WeTrek

Hướng dẫn chọn balo leo núi tốt nhất cho năm 2025 tại WeTrek.vn. Khám phá các yếu tố cần cân nhắc như dung tích, trọng lượng, chất liệu và tính năng của Balô. Cùng tìm hiểu những dòng balo trợ lực, balo gấp gọn, Balô siêu nhẹ chất lượng từ các thương hiệu uy tín giúp bạn chuẩn bị tối ưu cho mỗi chuyến hành trình leo núi, trekking!
Ba nhà leo núi mất tích trên đỉnh núi cao nhất New Zealand

Ba nhà leo núi mất tích trên đỉnh núi cao nhất New Zealand

Ba nhà leo núi từ Mỹ và Canada mất tích trên đỉnh Aoraki, nơi nổi tiếng với địa hình nguy hiểm và thời tiết khắc nghiệt.
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc