Những lưu ý nhất định phải nhớ khi chạy xe máy theo đoàn

Ngày cập nhật 06/02/2023 05:59 PM - 5.246 lượt xem
Đối với dân mê khám phá, trải nghiệm, thì một trong những phương tiện yêu thích nhất để thực hiện điều này chính là xe máy. Tuy nhiên, so với đường đi trong thành phố, đi trên những cung đường khám phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh khả năng xảy ra tai nạn còn cao hơn. Vậy thì, với tiêu chí đi không chỉ sướng mà còn phải an toàn, đi xe máy trên những cung đường khám phá, đặc biệt là đi theo nhóm, theo đoàn cần phải có những luật bất di bất dịch và thậm chí còn nghiêm khắc hơn khi đi trong thành phố. 
 
1. Trang bị đầy đủ và chất lượng
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn
 
Để có được một hành trang đầy đủ và đảm bảo an toàn cho chuyến du hành bằng xe mô tô hai bánh thì bạn cần có sự trang bị cẩn thận, chu đáo trước khi đi. Tất tần tật từ bảo dưỡng xe cộ, hành trang khi đi (mũ bảo hiểm fullface, bộ giáp bảo hiểm, găng tay,…) cho đến những giấy tờ tùy thân cần thiết đều cần được lên danh sách và chuẩn bị đầy đủ. 
 
Nếu gặp khó khăn trong việc lên danh sách cho những vật dụng cần thiết nói trên, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY 
 
 

2. Số lượng thành viên
 
Số lượng hợp lý cho một đoàn đi là khoảng 10 người, đi từ 4 – 5 xe. Số thành viên nữ nên nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn cần phân công rõ người dẫn đoàn và chốt đoàn. 
 
3. Nhiệm vụ của người dẫn và chốt đoàn
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn

- Người dẫn đoàn: Dẫn đường cho toàn đoàn và điều phối tốc độ của đoàn như giảm tốc độ ở đoạn đường nào, báo hiệu những đoạn đường nguy hiểm, lên kế hoạch khi nào dừng lại nghỉ ngơi, đổ xăng, thay quần áo (khi trời mưa, nắng hay đường tối cần áo phản quang), ... Nên lựa chọn người dẫn đoàn là tay lái có kinh nghiệm và am hiểu cung đường đi. 
 
Dẫn đoàn cần có kỹ năng ra dấu bằng tay cho những người đi sau trong đoàn: Trước khi xuất phát, người dẫn đoàn nên phổ biến những tín hiệu cho mọi người trong đoàn như giảm tốc độ, rẽ trái, rẽ phải, xuống dốc, dừng chân nghỉ, … để ai cũng hiểu khi tín hiệu được người dẫn đoàn đưa ra. Ngoài ra nếu đoàn quá dài thì những người chạy sau cũng có tránh nhiệm lặp lại tín hiệu của người dẫn đoàn để cả đoàn đều được biết. 
 
- Người chốt đoàn: Đảm bảo không xe nào bị tụt lại đằng sau và giữ khoảng cách đồng đều giữa các xe. Khi có người tụt lại và xảy ra sự cố, chốt đoàn cũng phải tụt lại theo, giúp xử lý sự cố và đưa xe đó quay lại bắt kịp đoàn. 
 
Nên có hai xe thay phiên nhau chốt đoàn và theo dõi lẫn nhau vì lẽ các xe khác thường chỉ dõi theo xe dẫn đoàn mà không để ý tới xe chốt. Như vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra thì với xe chốt thì hai xe vẫn tốt hơn một xe tự xoay sở. 
 
Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu, …
 
4. Nhiệm vụ của các thành viên còn lại trong đoàn
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn

- Quan trọng nhất là luôn nghe theo chỉ đạo của người dẫn đoàn, tuyệt đối không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào. Xe dẫn chỉ đạo như nào thì làm y như thế. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ xe dẫn đoàn vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu. 
 
- Các quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe: 
 
+ Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, tốc độ xe dao động từ 50-60km/h và khoảng cách giữa các xe nên trong tầm 50m để đảm bảo an toàn. 
 
+ Khi trời tối, tốc độ cần giảm xuống và khoảng cách giữa các xe có thể rút lại còn khoảng 20m, tuy nhiên lúc này các xe sẽ không đi theo hàng thẳng nữa mà đi so le nhau trên hai đường thẳng song song. Lợi ích của việc này là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình.
 
- Lưu ý khi đi trời sáng và trời tối:
 
+ Trời sáng: Ban ngày thì cả đoàn nên bật đèn xe (đèn sương mù) để nhìn qua gương chiếu hậu là thấy từ xa. 
 
+ Trời tối: Các xế nên mặc áo phản quang, dán đề can phản quang ở mặt nạ xe máy và đằng sau mũ bảo hiểm và bật xi nhan nếu dừng lại để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe. 
 
- Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ôm sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ôm của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.
 
- Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.
 
- Qua ngã ba ngã tư không thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.
 
5. Những quy định đi đường chung cho cả đoàn
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn

- Tuân thủ luật giao thông: Cần nắm rõ luật và tuyệt đối tuân thủ. Nếu có xảy ra sai phạm và bị bắt giữ, nên chủ động xin nộp phạt tại chỗ, xử lý gọn gàng để đảm bảo hành trình không bị gián đoạn. 
 
- Đi ở 2/3 làn đường của mình, không lấn làn và không đi sát lề đường quá bởi kinh nghiệm cho thấy khu vực này thường có dính đinh.
 
- Quy tắc vượt xe ô tô: 
 
+ Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn vì không biết đằng trước có xe ngược không.
 
+ Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy.
 
+ Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.
 
+ Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. 
 
+ Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe tải, xe siêu trường hay xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường.
 
- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh và lấn đường thì nên chủ động giảm tốc độ và tấp ngay sát vào lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh, tùy tình huống mà xử lý. 
 
 

 
6. Đi đường đèo dốc
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn

- Khi lên dốc: Đối với những con dốc không quá cao, bạn chỉ cần tăng tốc vừa phải, tạo đà để vượt qua dốc. Tuy nhiên, đối với những con dốc có độ dốc lớn, bạn phải trả số về số thấp theo tốc độ bạn nghĩ có thể đưa bạn lên đến đỉnh dốc. Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy nào. 
 
Khi lên gần tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga, giữ nguyên số và buông trôi qua đỉnh dốc. Bạn cần chủ động về số nhanh khi gặp các phương tiện khác đi ngược chiều ở thời điểm bạn lên tới gần đỉnh dốc để không bị đuối đà, dẫn đến chết máy. 
 
- Khi xuống dốc: Đối với dốc vừa, hãy trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của động cơ để giảm tốc độ. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp thật cần thiết. Đối với dốc đứng, trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ làm cho phanh động cơ có hiệu quả hơn. 
 
Nếu đường dốc giống nhau cả lên lẫn xuống hay nếu bạn lái xuống dốc bằng lúc bạn lái lên, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên. Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.
 
- Cách nhau tối thiểu 10m để tránh đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ, đặc biệt là khi xuống dốc.
 
- Khi lên dốc, nếu vít ga ko thấy gì là do máy quá nóng. Hãy dừng lại và nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối không phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.
 
7. Khi đi xe trên đường núi, đường bùn, đường xấu
 
Cac-quy-tac-bat-di-bat-dich-de-co-mot-chuyen-phuot-nhom-an-toan-wetrek.vn

- Khi đi đường núi luôn chú ý hệ thống biển báo để biết phía trước như nào (cua liên tục, đường sạt lở, sắp lên dốc …)
 
- Khi gặp đường bùn lầy lội hoặc đoạn đường trơn thì nên giảm tốc độ, yêu cầu ôm xuống đi bộ nếu đoạn đường khó, cân chỉnh lại đồ đạc để đảm bảo sự cân bằng của xe (tùy tình huống cụ thể mà nên giữ hay nên để nguyên đồ đạc trên xe), giữ chắc tay lái và ga đều, đi lần lượt từng xe chứ không vượt nhau.
 
- Khi qua ngầm hoặc qua suối nên kiểm tra mức độ chảy xiết của dòng, nếu nước chảy mạnh thì nên dừng lại tìm đường khác. Trong trường hợp bắt buộc phải qua nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người dân địa phương, không nên cố liều mình băng qua sẽ rất nguy hiểm.
 
8. Trên đường vào bản
 
Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên đường có cắm "lá cây xanh" hoặc cắm "cọc dấu" thì không nên vào. Vì dân làng (hoặc chủ nhà) đang kiêng người lạ đến.
 
Đọc kỹ và bỏ túi những điều trên làm kinh nghiệm cho các chuyến du hành bằng xe máy kế tiếp của bạn để chuyến đi diễn ra thật an toàn và thuận lợi nhé!


(Sưu tầm và tổng hợp)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Những câu trích dẫn đầy cảm hứng tiếp sức cho niềm đam mê du lịch của bạn

Đối với nhiều bạn trẻ, du lịch và cắm trại là món ăn tinh thần không thể thiếu, mang lại những trải nghiệm phong phú và ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng đi du lịch hay cắm trại chỉ là sự hưởng thụ của những kẻ “vô công rỗi nghề”. Vì vậy, WeTrek xin gửi tới bạn những câu quote hay về du lịch và cắm trại để truyền tải thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của những chuyến đi.
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc