Theo NASA, tháng 7, 8 là những tháng khô nhất của khu vực, thường niên các vụ cháy rừng đạt cực đại vào đầu tháng 9 và dừng vào giữa tháng 11.
Các đám cháy chủ yếu liên quan đến việc người dân dọn sạch đất để canh tác hoặc trang trại. Các đám cháy bùng lên kéo theo mối lo ngại cho tương lai của Amazon. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống cánh hữu của Brazil (Jair Bolsonaro) đã bị buộc tội làm tổn hại rừng nhiệt đới Amazon và người dân bản địa khi mang lại lợi ích cho các nhà khai thác gỗ, thợ mỏ và nông dân đã giúp ông đắc cử.
Chính phủ Brazil đã thực hiện chiến dịch sẽ khôi phục nền kinh tế của đất nước bằng cách khai thác hết tiềm năng kinh tế mà rừng AMAZON mang lại.
CÁC KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các đám cháy ở các bang Amazonas, Rondonia, Para và Mato Grosso của Brazil. Bang Amazonas bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo Euronews.
Ảnh hưởng của thiệt hại đối với Amazon vượt xa Brazil và các nước láng giềng. Rừng mưa nhiệt đới của khu vực tạo ra hơn 20% oxy của thế giới (vẫn còn đang tranh cãi) và 10% đa dạng sinh học được biết đến trên thế giới. Amazon được gọi là "lá phổi của hành tinh" và đóng vai trò chính trong việc điều hòa khí hậu. Tổ chức Quỹ động vật hoang dã Thế giới (WWF) cảnh báo rằng nếu AMAZON bị tàn phá tới mức độ không thể khắc phục, rừng nhiệt đới này có thể trở thành thảo nguyên khô, không còn cung cấp chỗ trú ẩn cho các loài động vật. Lúc đó, thay vì sản xuất ra khí oxy, nó sẽ tạo ra phát thải CO2, nhân tố chính gây biến đổi khí hậu.
Thế giới sẽ thay đổi mạnh mẽ mọi thứ từ nông nghiệp đến nước chúng ta uống.
NGỌN LỬA LỚN NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể nhìn thấy khói từ không gian. Các vệ tinh Sentinel của Chương trình Quan sát Trái đất của Liên minh Châu Âu đã chụp được những hình ảnh về "lượng khói đáng kể" trên các bang Amazonas, Rondonia và các khu vực khác.
PHẢN ỨNG CỦA CÔNG CHÚNG
Phương tiện truyền thông xã hội bắt đầu hashtag #PrayforAmazonas và #AmazonRainforest. Người dùng Twitter chỉ trích các phương tiện truyền thông đã chú ý nhiều hơn đến vụ hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà và các tin tức khác hơn là các vụ cháy rừng nhiệt đới. Người dùng phương tiện truyền thông xã hội cũng kêu gọi các tỷ phú vì thiếu sự đóng góp.
Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích, với những người buộc tội ông thiếu hành động và khuyến khích khai thác gỗ và canh tác ở Amazon. Đầu tháng 7, một quan chức cấp cao vô danh của Brazil nói với BBC Bolsonaro khuyến khích nạn phá rừng.
NASA đã theo dõi các vụ cháy. Trong tuần qua, vệ tinh Aqua và Sentinel3 đã tweet những hình ảnh về khói trên phương tiện truyền thông xã hội.
CÁCH CHÍNH PHỦ BRAZIL PHẢN ỨNG
Giám đốc viện nghiên cứu không gian của INPE đã bị sa thải sau cuộc tranh cãi với tổng thống vì ảnh chụp vệ tinh cho thấy nạn cháy rừng tăng hơn 80% trong năm ngoái, Bolsonaro nói rằng các ảnh chụp vệ tinh là dối trá.
"Amazon lớn hơn cả châu Âu, làm sao có thể chống lại các đám cháy ở một khu vực như vậy? Chúng tôi không có nguồn lực cho việc đó" - Hãng tin Reuters ngày 22-8 dẫn lời ông Bolsonaro trong cuộc phỏng vấn khi cả thế giới đã biết đến vụ cháy rừng của Amazon.
Trước đó, các công tố viên Brazil cũng trong ngày 22-8 cho biết sẽ mở cuộc điều tra về nạn đốt rừng gia tăng thời gian qua và việc giám sát, thực thi bảo vệ rừng.
Các quan chức cho biết họ đã thuê siêu máy bay chữa cháy Boeing SuperTanker 747 tham gia hỗ trợ. Chiếc máy bay, có khả năng chứa hơn 72.000 lít nước, đang trên đường từ Mỹ đến Bolivia.
Các đám cháy bùng lên kéo theo mối lo ngại cho tương lai của Amazon. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống cánh hữu của Brazil (Jair Bolsonaro) đã bị buộc tội làm tổn hại rừng nhiệt đới Amazon và người dân bản địa khi mang lại lợi ích cho các nhà khai thác gỗ, thợ mỏ và nông dân đã giúp ông đắc cử. |
[CẬP NHẬT LIÊN TỤC] Hình ảnh đám cháy tại rừng Amazon
Phải đến khi bầu trời thành phố Sao Paolo đen nghịt vào lúc 3h chiều người ta mới phát giác đám cháy
Cháy rừng nhiệt đới Amazon: Cháy rừng cao hơn 83% so với thời điểm này năm ngoái (Ảnh: Infoamazonia)
Mức độ CO cao đang lan rộng khắp Brazil và sang các quốc gia khác (Ảnh: infoamazonia)
Theo lời Parrington, lửa tại Amazon thải ra trung bình khoảng 500-600 tấn carbon dioxide/năm. Chỉ nội trong năm 2019 này, lượng carbon dioxide thoát ra khí quyển đã chạm mốc 200 tấn. Theo tài liệu từ Cơ sở dữ liệu Khí thải từ Cháy rừng Toàn cầu, tính tới thời điểm thứ Hai đầu tuần, khu vực Amazonas đã phải gánh chịu 8.668 vụ cháy. Con số này vượt năm ngoái, chỉ thiếu 168 vụ nữa là ngang bằng với tổng số vụ cháy diễn ra trong năm 2016.
Khói đã phủ kín trời São Paulo, chất lượng không khí địa phương đã giảm đáng kể. “Người dân miền quê đã bắt đầu cảm thấy rõ ảnh hưởng của khói, bởi không khí vốn dĩ trong lành đã bị thay thế bởi khói và bụi”, Alberto Shiguematsu, một người dân sống tại São Paulo cho hay. Trong suốt 10 năm Shiguematsu sống tại đây, chưa bao khói cháy rừng phủ kín trời như vậy.