[WeNews] Book ngay vé đến 7 quốc gia này trải nghiệm Tết Nguyên Đán cực mới lạ

Ngày cập nhật 18/01/2017 03:01 PM - 2.532 lượt xem
Việc đón Tết cổ truyền tại một quốc gia khác xứng đáng là một trải nghiệm đáng nhớ, Tết này hãy thử dành một ít thời gian để khám phá Tết tại một đất nước mới xem sao nhé. 
 
Ở Đông châu Á, nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên Đán, nhưng mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán và cách đón Tết khác nhau.
 
Trung Quốc
 
Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Trung Quốc. Không khí khắp nơi đều vui vẻ, náo nhiệt, nhiều phong tục và lễ hội thú vị được tổ chức. Do vị trí địa lý gần gũi, Tết cổ truyền của Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng.
 
Du khách có thể chọn đón tết tại thủ đô Bắc Kinh hiện đại, hoặc tới thành cổ Bình Dao (tỉnh Sơn Tây), nơi có lịch sử lâu đời, không gian cổ kính, các phố đều treo đèn lồng đỏ vào dịp Tết.
 
Thành phố Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang) cũng là nơi đáng tới vào thời điểm này, với lễ hội băng - văn hóa đặc trưng của địa phương. Ngoài ra, du khách có thể tới thành phố hoa Quảng Châu, nơi nổi tiếng với hội chợ hoa ngày tết, thu hút sự chú ý của nhiều khách du lịch nước ngoài. Khách tới hội chợ thường được tặng phong bao lì xì màu đỏ, tượng trưng cho lời chúc may mắn đầu năm.
 
Trai-nghiem-tet-nguyen-dan-tai-mot-so-quoc-gia-gan-viet-nam-wetrek.vn

Tuy nhiên, việc di chuyển tại Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán khá khó khăn, đặc biệt là đường sắt. Vì vậy, khách du lịch nên đặt trước vé và nơi ở từ sớm.
 
Mông Cổ

Tết âm lịch của người Mông Cổ có tên Tsagaan Sar, hoặc tết Tháng Trắng, có ý nghĩa kết thúc mùa đông dài lạnh lẽo, khởi đầu năm mới, cũng là thời điểm trồng trọt chăn nuôi.
 
Nếu có cơ hội đón tết cùng các gia đình ở Mông Cổ, du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa khác biệt, mới lạ của dân du mục. Chẳng hạn khi tới thăm họ hàng, người khách phải làm lễ Zolgokh. Từng người cầm khăn Khadag đặt trên tay gia chủ và nói câu "Bác sống bình yên chứ? Tết nhà mình đang chuẩn bị có tốt không?". Sau đó, gia chủ hôn hai bên má người khách, tặng khoản tiền nhỏ và mời uống ba lần rượu. Khi chuẩn bị về, khách tặng gia chủ một món quà.
 
Trai-nghiem-tet-nguyen-dan-tai-mot-so-quoc-gia-gan-viet-nam-wetrek.vn

Món ăn truyền thống ngày tết Mông Cổ là bánh nhân thịt cừu, còn gọi là buuz. Các món ăn trong Tết Nguyên Đán ở Mông Cổ cũng khác so với các nước khác, bao gồm thịt cừu, thịt bò, mỳ vằn thắn, sữa ngựa lên men và sữa dê. Đặc biệt, các gia đình Mông Cổ luôn để sẵn đồ ăn trong nhà. Dù chủ nhà vắng mặt, khách đi đường vẫn có thể dùng bữa, sau đó để lại tiền cảm ơn hoặc dấu hiệu cho gia đình.
 
Tới Mông Cổ dịp Tết, khách du lịch còn có cơ hội chiêm ngưỡng hoặc trực tiếp tham gia các cuộc thi đua ngựa, bắn cung - hoạt động nổi bật tại quốc gia này.
 
Hàn Quốc
 
Một trong những yếu tố du khách nên thưởng thức trong ngày tết Hàn Quốc là văn hóa ẩm thực. Người Hàn Quốc chuẩn bị các món ăn truyền thống cho Tết Nguyên Đán đa dạng và cầu kỳ. Bàn thờ đêm giao thừa có khi tới hơn 20 món. Nhiều món ăn không thể thiếu trong ngày tết như tteokguk (canh bánh gạo), galbijjim (thịt hầm), japchae (miến trộn rau), yakgwa (món tráng miệng truyền thống)...
 
Trai-nghiem-tet-nguyen-dan-tai-mot-so-quoc-gia-gan-viet-nam-wetrek.vn

Các bảo tàng, cung điện và công viên vẫn mở cửa đón khách du lịch vào dịp Tết, đồng thời tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa đầu năm. Lễ hội Tết ở Hàn Quốc mang đậm tính truyền thống với các trò chơi dân gian như ném tên vào bình, thả diều, bập bênh, đá cầu...
 
Du khách có nhiều lựa chọn tham quan thích hợp với dịp Tết ngay tại thủ đô Seoul như cung điện Gyeongbokgung, làng cổ Hanok, Bảo tàng Lịch sử Seoul, Miếu thờ Hoàng gia Jongmyo...
 
Nhật Bản
 
Nếu du khách muốn thử tận hưởng một cái tết không ồn ào, trầm lắng và suy tư hơn, Nhật Bản chính là địa điểm thích hợp. 
 
Trước đây Nhật Bản cũng ăn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, từ năm 1873 đến nay, người Nhật chuyển sang đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch nhằm tiết kiệm thời gian và tăng lợi ích kinh tế. Mặc dù vậy, Tết của người Nhật Bản vẫn giữ được những nét truyền thống, không bị mai một theo thời gian. 
 
Trong đêm giao thừa, du khách có thể thử ăn mì sợi dài toshikoshi-soba giống như người Nhật, sau đó tới thăm một ngôi đền hoặc chùa để cầu nguyện, uống rượu amazake được phát cho đám đông tại các đền thờ Thần đạo Shinto, rút quẻ đầu năm. Một số đền chùa nổi tiếng ở Nhật Bản dịp tết là đền Thiên Hoàng Minh Trị ở Tokyo, đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, Sumiyoshi Taisha ở Osaka...
 
Trai-nghiem-tet-nguyen-dan-tai-mot-so-quoc-gia-gan-viet-nam-wetrek.vn

Một số vật phẩm có thể mua làm quà như bùa may mắn, thiệp mừng năm mới. Tấm bưu thiếp của Nhật Bản thậm chí có in dãy số dự bốc thăm may mắn đầu năm, với giải thưởng là tiền mặt hoặc đặc sản địa phương.
 
Một mặt hàng tết khác là fukubukuro, có nghĩa là túi may mắn, bên trong chứa một món đồ bất kỳ. Giá của fukubukuro thường rẻ hơn so với mặt hàng trong túi. Nhiều cửa hàng tại Nhật Bản cũng có chương trình giảm giá nhân dịp năm mới.

Singapore
 
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền nên người dân thường nghỉ 1 tuần để thăm gia đình, bạn bè. Vì một nửa dân số Singapore là người Trung Quốc, vì thế ngày tết âm lịch khá tương đồng với những gì được tổ chức ở Trung Quốc.
 
Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác, đưa toàn bộ đảo quốc sư tử vào không khí hội hè kéo dài suốt hơn một tháng, từ tháng 1 đến ngoài trung tuần tháng 2 dương lịch hàng năm (tương ứng với khoảng thời gian âm lịch từ tuần cuối tháng chạp (12) năm cũ cho đến ngày 15 mà Việt Nam vẫn gọi là rằm tháng Giêng).
 
Book-ngay-ve-den-6-quoc-gia-nay-trai-nghiem-tet-nguyen-dan-cuc-khac-wetrek.vn

Với nhiều gia đình, không khí Tết thân quen, đậm chất Á Đông ở Singapore sẽ khiến các thành viên cảm nhận được giây phút sum vầy, gắn bó. Đất nước này cũng có ngày khai xuân, lễ hoa đăng để nguyện cầu những điều tốt lành trong năm mới.
 
Thái Lan
 
Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Những người lớn tuổi yêu cầu thế hệ trẻ hơn bỏ qua những hành vi và lời nói khó chịu của họ trước đó. Sau đó, họ sẽ buộc những đoạn dây nhỏ vào cổ tay chúng như một phần của nghi lễ cầu nguyện. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
 
Book-ngay-ve-den-6-quoc-gia-nay-trai-nghiem-tet-nguyen-dan-cuc-khac-wetrek.vn

Campuchia
 
Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay – hay Tết Núi Cát). Tết âm lịch nghĩa là 3 ngày cầu nguyện ở đền thờ, nơi mọi người thường chơi trò kéo co và xây những ngọn núi cát. Họ thường tắm cho tượng Đức Phật với nước thơm và sau đó tự tắm cho mình, coi đó như là một cách rửa tội trong năm mới.
 
Book-ngay-ve-den-6-quoc-gia-nay-trai-nghiem-tet-nguyen-dan-cuc-khac-wetrek.vn

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.
 


(Tổng hợp)
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc