[WeNews] Vùng Tử thần trên đỉnh Everest, nơi sức khỏe con người trở thành vô nghĩa

Ngày cập nhật 24/10/2017 11:32 AM - 4.052 lượt xem
vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia

 Họ đã nằm tại đó ở độ cao vài nghìn mét so với mực nước biển, họ sẽ không bao giờ tỉnh dậy.
 
 Vì sao những người leo núi chinh phục đỉnh Everest lại thấy nhiều xác người trên đường đi, Và tại sao người ta lại không dọn mấy cái xác đó trong một thời gian dài (khoảng vài chục năm) mà cứ để nguyên hiện trạng đó?

vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia
Giày Xanh ('Green Boot') thiệt mạng vào 1996, một trong những cái xác nổi tiếng nhất Everest dùng để đánh dấu quãng đường đi.
 
 Đó là vì những chiếc xác ấy đa phần nằm ở một khu vực đặc biệt có tên 'Vùng Tử Thần' ('Death Zone') - vùng đất phủ đầy tuyết ở độ cao trên 8000m.
 
 Khi tiến vào vùng này cơ thể sẽ bắt đầu "chết một ít", hay nói cách khác cái chết sẽ đến từ từ nếu không có trang thiết bị đặc biệt.
 
 Rất nhiều người đã thiệt mạng khi tiến đến vùng này và việc cứu mạng ở nơi đây là việc bất khả thi vì người cứu có thể sẽ kiệt sức và tự giết bản thân mình, đồng thời việc này cực kì tốn kém.
 
 Để dễ hình dung, việc mang một cái xác xuống dưới chân núi có thể tốn đến vài nghìn USD tùy vào độ cao và việc này cần tới 6 đến 8 người khỏe mạnh vì một người bình thường nặng 80 Kg có thể nặng đến 150 Kg khi đã chết và đóng băng.
 
 Cho nên những người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.

vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia
Hannelore Schmatz, mọi người cho rằng cô đã dựa người nghỉ chân và không bao giờ tỉnh dậy. Cách chết này phổ biến nhất tại nơi đây.
 
 Hiện ước tính có khoảng 200 cái xác đang nằm rải rác khắp dãy núi Himalaya. Đa số các xác đều được giữ nguyên hiện trạng hoàn hảo vì nhiệt độ thấp làm chậm quá trình phân hủy.
 
 Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự đặc biệt của 'Vùng Tử Thần' này.
 
Cơ thể người bắt đầu ngưng hoạt động ở 'Vùng Tử Thần'

vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia

 Cơ thể của chúng ta chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn ở độ cao trên 8000m. Ở độ cao này, lượng oxy cực kì loãng và hiếm hoi, nó không đủ để duy trì sự hoạt động của não bộ, tim, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác.
 
 Ngoài ra việc sử dụng các cơ bắp cần thiết để leo núi cũng sẽ làm gỉam lượng oxy vốn đã hiếm hoi trong cơ thể, đó là lí do người leo núi ở độ cao này rất dễ bị tê cóng và phỏng lạnh.
 
 Ở độ cao này máu trong cơ thể rất dày nên việc duy trì lượng nước trong cơ thể là việc cần thiết.
 
Mọi thứ diễn ra như một cuộn phim tua chậm
 
 Khi ở độ cao này, việc dùng bình khí oxy nguyên chất là bắt buộc và việc này khiến não bắt đầu hoạt động chậm lại.
 
 Có người leo núi chia sẻ rằng cô có thể nhìn thấy điểm tập kết cách cô chỉ 200m nhưng phải tốn đến 2 giờ đồng hồ để đi đến đó. Việc giữ bình tĩnh ở độ cao này là việc cực kì khó khăn, đa số mọi người đều thấy rất nản và muốn bỏ cuộc.
 
Phải giao tiếp bằng ánh mắt và cơ thể

vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia
Một cái xác được bọc cờ Mỹ.
 
 Những người leo núi ở đỉnh Everest rất tiết kiệm lời vì nó sẽ làm thất thoát lượng oxy cần thiết cho hô hấp và leo trèo. Cho nên họ thường dùng ánh mắt để giao tiếp với nhau và họ có thể biết rõ tình trạng của nhau chỉ bằng đôi mắt.
 
Khi đến điểm tập kết nghỉ chân, đa số mọi người sẽ ôm nhau, cười hoặc khóc. Những đoạn hội thoại trên đỉnh núi là một sự hiếm hoi.
 
Sức khỏe không chiến thắng được độ cao

vung-tu-than-everest-noi-suc-khoe-con-nguoi-tro-nen-vo-nghia
Một cái xác được bọc cờ Canada.
 
 Điều thú vị là cho dù một người có khỏe mạnh đến thế nào đi nữa nhưng khi họ ở độ cao 8000m so với mực nước biển thì sức khỏe đó là vô nghĩa.
 
 Độ cao ảnh hưởng đến cơ thể từ bên trong và nó chỉ tác động đến cơ bắp một phần rất nhỏ. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy một vài người hoạt động tốt hơn ở độ cao lớn hơn so với mực nước biển là do gen di truyền.
 
Vị giác thay đổi
 
 Nhiệt độ cực thấp làm các gai vị giác trên lưỡi thay đổi cách chúng cảm nhận mùi vị thức ăn và điều này có thể không dễ chịu gì cho lắm. Thậm chí kể các một loại thức ăn chúng ta rất thích khi ở trên độ cao này cũng thành thảm họa.
 
 Nhìn chung, lý do mọi người luôn muốn chinh phục đỉnh núi cực nguy hiểm này là vì họ muốn có được cảm giác chinh phục nóc nhà của thế giới và làm điều người bình thường khó có thể làm được.
 
(Nguồn: Soha.vn)
 

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Tôi cận cửa tử sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Tôi cận 'cửa tử' sau 20 giờ trekking không ăn, nghỉ tại châu Phi

Nóc nhà châu Phi Kilimanjaro là điểm leo núi không dành cho dân nghiệp dư. Du khách phải thật sự có đầu tư về sức khoẻ cũng như dụng cụ trekking chuyên nghiệp.
Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ 30/4 1/5

Địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ Lễ dài này bạn đã lựa chọn chưa? Có rất nhiều ngày Lễ Tết trong một năm, trong số đó có những ngày lễ mà người lao động sẽ được nghỉ theo quy định. Năm nay, ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta còn có một kỳ nghỉ dài vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương liền sát với 30/4 và 1/5. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày
Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Cắm trại giữa rừng lá đỏ gần Đà Lạt

Có rất nhiều khu vực cắm trại ở D’ran, trong đó có Taly đèo D’ran, P’ró Ngó, đồi Lâm Tuyền, miếu Ông Cọp, cửa rừng Đa Mân, đồi thông Châu Sơn, thung lũng Hoa Màu…
Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Đang vô mùa đẹp nhất, Măng Đen đẹp rụng rời, bỏ lỡ phải đợi năm sau

Mỗi năm, Măng Đen đẹp nhất chỉ kéo dài 3 tháng. Team thích xê dịch không nên bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, nếu không phải đợi tới năm sau.
Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Mùa hoa tam giác mạch trên thảo nguyên Suôi Thầu

Cuối thu, những bông hoa tam giác mạch phớt hồng nở rộ, khoác lên cho thảo nguyên Suôi Thầu - “Thụy Sĩ thu nhỏ của Hà Giang” vẻ đẹp thơ mộng.
48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

48 giờ chinh phục đỉnh Lùng Cúng như lạc vào khu rừng cổ tích

Nhóm của anh Lê Chiêu (Hà Nội) vừa chinh phục đỉnh Lùng Cúng (tỉnh Yên Bái), trải qua hai ngày trong một cánh rừng nguyên sinh, "với những khung cảnh cổ tích tuyệt đẹp".
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc