Mặc dù đi xe môtô khá thú vị nhưng lại không an toàn bằng ôtô. Đối với một số người, đó là sở thích. Một cuộc sống mạo hiểm, đón nhận rủi ro có thể là điều khiến đi môtô đáng để thử.
Môtô có thể chạy nhanh như ôtô, nhưng sự an toàn kém hơn. Môtô không có khung ngoài để hấp thụ lực va chạm, thay vào đó, lực va chạm tác động trực tiếp vào xe môtô và người lái. Môtô cũng không có dây an toàn cho người lái, tăng nguy cơ văng ra xa khi gặp nạn.
Tuy vậy, đi xe môtô không phải là một bài thử thách “vượt cửa tử thần”. Mặc dù đi môtô vốn nguy hiểm hơn ôtô, nhưng có rất nhiều điều mà người lái xe môtô hay ôtô có thể làm được để đảm bảo an toàn.
10. HÃY THAM GIA MỘT KHOÁ HỌC LÁI XE AN TOÀN
Hiện nay, người lái môtô không bắt buộc phải tham gia một lớp học lái xe an toàn. Tuy nhiên ngay cả khi không bắt buộc, bạn cũng nên học một khóa.
Khoá học này sẽ dạy bạn các quy tắc ao toàn giao thông áp dụng cho đi môtô, cách làm thế nào để xử lý các tình huống khẩn cấp, cho bạn cơ hổi để thử các kỹ năng mới học trong điều kiện môi trường được kiểm soát. Những người hướng dẫn sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên về bảo dưỡng, bảo trì môtô và cách làm thế nào để trách các tình huống nguy hiểm. Tham gia một khoá học lái xe an toàn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia giao thông
Phần lớn các hãng xe môtô có mở các lớp dạy lái xe an toàn. Nếu bạn ưa chuộng một hãng xe nào đó cụ thể, hãy tham gia khoá học của hãng đó, là cơ hội tốt để bạn hiểu rõ hơn về xe của hãng, cũng như sẽ có thể có cơ hội thử một số dòng xe mới của họ.
9. HÃY SỬ DỤNG ĐÚNG TRANG BỊ BẢO HỘ
Chúng ta có lẽ đều đã từng thấy những người đi môtô mặc quần short, đi dép tông. Họ đang không an toàn. Bởi một chiếc môtô mang lại rất ít sự bảo vệ khi gặp va chạm và những thứ người lái xe mặc trên người là một phận của hệ thống bảo vệ. Ngay cả khi bạn không va chạm với các phương tiện khác, bạn vẫn có thể bị mất kiểm soát và ngã ra đường. Trong tình huống đó, bạn sẽ bị trượt dài trên mặt đường và chắc hẳn là bạn không muốn bị như vậy với một chiếc quần short.
Có một lý do khiến khá nhiều người đi môtô mặc đồ da: bởi chúng đủ độ bền để bảo vệ da bạn nếu bạn ngã, trượt trên mặt đường. Thêm vào đó, người đi môtô không được bảo vệ khỏi những rủi ro trên đường khác như sỏi đá, bọ, côn trùng, ... cái mà những người đi ôtô được bảo vệ. Ở tốc độ 60 dặm/giờ (96,6 km/h), ngay cả một hòn sỏi nhỏ cũng có thể làm cho bạn đau nhói. Trang bị bằng da sẽ giúp bảo vệ bạn.
Tất nhiên bạn không nhất thiết phải mặc toàn đồ da để đi được môtô.
Rất nhiều công ty nổi tiếng với các trang thiết bị bảo hộ cho người đi môtô không phải bằng da. Chúng được làm từ vật liệu nhẹ và thoáng khí nhưng có những tấm bảo vệ “hạng nặng” ở các vị trí quan trọng (dọc xương sống, thân, vai, khuỷu tay) để bảo vệ người mặc.
8. BẢO VỆ BÀN CHÂN
Một đôi giày phù hợp quan trọng cho việc lái xe an toàn. Để chuyển số trên xe môtô thể thao bạn cần gẩy mũi chân – bởi vậy một đôi giày hở ngón chắc chắn sẽ khiến bạn nhanh đau chân. Thêm vào đó, khi chạy xe, bạn sẽ ngồi lên trên động cơ và hệ thống xả. Chúng sẽ nóng lên và dễ dàng làm bỏng chân bạn. Những đôi dép tông không chỉ khiến chân bạn không được bảo vệ, chúng còn dễ trơn trượt, gây ra các tình huống nguy hiểm.
Khi lái xe môtô, bạn muốn hiểu về giày để đi xe bởi giày là thứ duy nhất bảo vệ chân. Hãy tìm đôi giày có để ghồ ghể. Những đôi giày có đế bằng phẳng dễ trơn trượt. Khi bạn dừng xe, sử dụng bàn chân để cân bằng, bạn sẽ không muốn bị trượt chân và đổ xe. Giày đi xe môtô của bạn nên có bộ phận hỗ trợ cổ chân chắc chắn và đế thấp để dễ giữ thăng bằng. Tìm giày hoặc boot với chất liệu bền, như da, để có sự bảo vệ tốt nhất.
7. CHỈ CHẠY XE PHÙ HỢP TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG
Chạy xe môtô là một kỹ năng, và cũng giống như tất cả các kỹ năng khác, bạn cần phát triển nó. Bạn có thể dễ dàng lái xe đi dạo phố nhưng bạn cần thời gian rèn luyện kỹ năng để trở thành một chuyên gia đi xe môtô. Chỉ chạy xe phù hợp với trình độ kỹ năng lái xe của bạn để đảm bảo an toàn. Những người đã đi môtô trong một thời gian dài có thể đi “siêu” nhanh, len lỏi trong dòng phương tiện, kiểm soát xe ở những cung đường vòng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên làm như họ. Hãy dành thời gian để rèn luyện kỹ năng, chỉ lái xe trong những tình huống mà khả năng bạn cho phép xử lý.
Tất nhiên bạn vẫn nên thử thách bản thân – đó là cách kỹ năng của bạn phát triển – nhưng bạn cần làm điều đó một cách an toàn, có kiểm soát. Có rất nhiều trung tâm cung cấp các khoá đào tạo kỹ năng lái xe nâng cao. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với môtô, rất dễ dàng để tìm trường dạy, giúp bạn rèn luyện kỹ năng một cách an toàn.
6. TRÁNH MẤT TẬP TRUNG
Chúng ta đều biết mất tập trung khi lái xe là không tốt, những nó thậm chí còn tồi tệ hơn khi bạn đi môtô. Chìa khoá của sự an toàn khi đi môtô là cảnh giác cao độ với mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Hãy nhớ rằng, môtô rất khó để nhận biết đối với người đi ôtô - đặc biệt là những người đi ôtô cỡ lớn như ôtô tải, xe thể thao đa dụng. Bạn cần thấy và tránh họ thay vì đợi họ phát hiện ra mình. Nếu bạn vừa đi vừa nghịch điện thoại hay là iPod, thời gian phản ứng tính huống của bạn sẽ mất đi một vài giây quý giá, đẩy bạn vào tình huống có rủi ro va chạm cao. Đâm vào một chiếc Chevrolet Suburban đang chạy với tốc độ 60 dặm/giờ (96,6 km/h) sẽ để lại hậu quả khó lường.
Thêm nữa, bỏ tay ra khỏi xe môtô làm bạn mất kiểm soát đi rất nhiều so với bỏ tay ra khỏi vô lăng ôtô. Tóm lại đây là một việc làm nguy hiểm. Nếu bạn đi môtô, hãy loại bỏ tất cả mọi cám dỗ làm mất tập trung. Không đeo tai nghe và hãy để điện thoại ra ngoài tầm với.
5. HÃY GIỮ KHOẢNG CÁCH
Một trong những sai lầm lớn nhất của các xế là không giữ đủ khoảng cách an toàn với các xe khác. Mặc dù môtô thực sử nhỏ và nhẹ hơn ôtô, chúng cần ít không gian để đỗ hoặc di chuyển trên đường hơn tuy nhiên vẫn nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
Hệ thống chống bó cứng phanh vẫn tương đối mới với nhiều người đi môtô, một số môtô đời cũ không có hệ thống này. Hệ thống này khiến người đi môtô không thể đạp cứng phanh. Đạp cứng phanh có thể khiến bánh xe bị bó chặt, người lái mất kiểm soát, xe đổ và người lái văng ra đường. Hãy luyện tập kỹ năng phanh ở một địa điểm an toàn để biến bạn cần bao nhiêu khoảng trống, sau đó hãy đảm bảo điều đó trên đường đi. Hãy căn một khoảng cách đủ giữa xe bạn và phương tiện chạy phía trước và luôn có gắng giữ một lối thoát (lề đường chẳng hạn) trong trường hợp bạn không thể dừng lại đúng lúc.
4. THEO DÕI THỜI TIẾT
Bởi môtô không được vững chắc như ôtô nên việc lái xe môtô dưới trời mưa chưa đựng nhiều rủi ro hơn. Môtô chỉ có 2 bánh, khá năng bám đất bằng 1 nửa so với ô tô. Thêm vào đó, môtô không có cần gạt nước, bởi vậy tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế. Cuối cùng, lái môtô dưỡi trời mưa có thể cảm thấy bị đau.
Khi chuẩn bị cho một chuyến đi, hãy kiếm tra thông tin thời tiết. Nếu mưa rào, mưa tuyết hay mưa đá được dụ báo trước, hãy ở nhà. Nếu bạn nhất quyết phải đi dưới trời mưa, đừng đi ngay sau khi cơn dông vừa tới. Khi mưa mới rơi xuống đường, nó mang theo đầy dầu nhớt và các chất cặn bạ, làm đường cực kỳ trơn trượt. Hãy đợi một lúc, để mưa làm sạch dầu và các chất cặn nó mang theo. Hãy để mưa có thời gian làm sạch đường cho bạn. Sau đó, khi bạn xuất phát, hãy thật sự cẩn trọng. Đi chậm, để khoảng không thật rộng rãi cho việc phanh, dừng, nếu thời tiết trở nên tệ hơn, hãy dừng lại và đợi cho thời tiết xấu qua đi.
3. HÃY DẠY NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
Một phần thú vị của đi môtô chính là người đồng hành phía sau bạn. Một cô nàng với vòng tay ôm chặt phía sau sẽ làm chuyến đi trở nên khá lãng mạn. Tuy nhiên người đồng hàng của bạn cũng đóng vai trò trong việc giữ an toàn cho cả hai.
Hãy chắc chắn bất kỳ ai đi cùng bạn đều cần có trang bị phù hợp. Cũng giống như bạn, họ nên đi một đôi giày chắc chắn và mặc quần áo bảo hộ. Bạn nên luyên tập chở người đồng hành, đặc biệt là khi người đó có thân hình lớn hơn bạn, ở nơi an toàn, như bãi đậu xe chẳng hạn. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với trọng lượng nhiều hơn thường lệ, người đồng hành của bạn quen với cảm giác xe, làm thể nào để họ di chuyển cùng với bạn khi chạy trên đường. Hãy chắn chắn rằng người đi cùng bạn không làm bạn mất tập trung, ví dụ như khi xe dừng, xe vào cua sẽ cảm giác như thế nào, để họ không cảm thấy hoang mang. Nếu bạn chở theo trẻ em, hãy xem kỹ luật giao thông quy định thế nào.
2. QUAN SÁT HAI LẦN
Lời khuyên này phần nhiều dành cho những người đi ôtô thay vì đi môtô, nhưng rất quan trong và cần thiên phải nhắc đến ở đây: Hãy để ý xe môtô. Xe môtô nhỏ và rất khó để thấy. Bởi vậy nhiều lái xe không trông thấy họ, gây ra các vụ tai nạn mà thường khiến người đi xe môtô tử vong.
Giữ cho mắt và tai của bạn luôn cảnh giác với xe môtô. Rất nhiều xế xe môtô có hệ thống ống xả kêu to, đặc biệt để thu hút sự chú ý của tài xế ôtô. Sử dụng nó như một lợi thế. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cẩn trọng với những chiếc môtô không ồn ào. Quán sát hai lần trước khi chuyển làn hoặc tạt vào lề đường, hãy luôn kiểm tra điểm mù. Một chiếc môtô có thể đang đi ở đó. Mất chút thời gian để quan sát có thể cứu sống một mạng người.
Đối với những người đi môtô, quan sát hai lần vẫn là một quy tắc cần tuân theo. Không bao giờ được nghĩ rằng người lái ôtô sẽ thấy bạn. Hãy lái xe một cách có đề phòng và nhận trách nhiệm phải giữ khoảng cách an toàn với ôtô.
1. HÃY ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giữ an toàn đó là đội mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu, phần lớn các các chấn thương vùng đầu thường gây ra tử vọng. Không được để đầu bạn không được bảo vệ.
Tất nhiên, chỉ đội mũ bảo hiểm thôi chưa đủ. Bạn cần đội mũ bảo hiểm thích hợp. Rất nhiều địa điểm có bán mũ bảo hiểm trông đẹp nhưng không bảo vệ được bạn. Hãy tìm loại mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Những loại mũ bảo hiệm này đã được thử nghiệm và đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một chiếc
mũ bảo hiểm môtô phù hợp tại
WETREK.VN
Hãy chắc chắn mũ bảo hiểm của bạn vừa vặn. Không được quá chật hoặc quá lỏng, không được làm cản trở tầm nhìn và nên bao kín toàn bộ đầu bạn. Để tăng thêm sự bảo vệ, bạn có thể chọn loại mũ bảo hiểm cả đầu có kính. Một tấm kính chắn gió tối thiểu có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bọ, côn trùng, đá sỏi và mưa. Ngoài ra mũ bảo hiểm cả đầu sẽ có một phần bảo vệ quanh cằm bạn, tránh việc mặt khi ngã tiếp xúc với mặt đường.
Ethan Nguyen