[WeTrekology] 12 kỹ năng sinh tồn mà ai cũng cần biết

Ngày đăng 23/03/2021 10:20 AM - 1.784 lượt xem

Khi đi trong rừng, bạn có chắc chắn lúc nào đồ dùng của bạn cũng ở trong tình trạng tốt , có thể sử dụng GPS và mọi loại ứng dụng cần thiết? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị thương hoặc mắc kẹt và hết pin ? Bạn cần có kỹ năng những trường hợp hy hữu và đột xuất.

 

Nếu bạn chưa nắm vững 12 nguyên tắc cốt lõi an toàn nơi hoang dã này, thì chẳng có thời gian nào để tìm hiểu trong tình huống đó cả.

Kĩ năng sinh tồn #1: Lựa chọn dịa điểm cắm trại phù hợp

Hãy quan sát địa điểm cắm trại, địa điểm cắm trại cần ở trên cao và khô ráo, nên tránh các thung lũng và con đường nơi nước có thể dồn về (lũ quét có thể gây ngập lụt một vùng trũng trong vài phút). Một khu cắm trại cần ở xa các mối nguy hiểm tự nhiên như tổ côn trùng và những cành cây lớn, cây chết có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Lý tưởng nhất là gần các nguồn tài nguyên thiết yếu như nước, củi khô (từ đó có thể dễ dàng dựng nơi trú ẩn và nhóm lửa) và các bức tường hoặc hệ thống đá có thể giúp che chắn khỏi các yếu tố bên ngoài.

Kĩ năng sinh tồn #2: Xây dựng 1 nơi trú ẩn

Mất nhiệt là nguyên nhân gây chết người số một ngoài trời trong thời tiết lạnh giá. Vì vậy một nơi trú ẩn cách nhiệt tốt nên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Rải từng lớp mảnh vụn, như lá và rêu để nằm sẽ cách ly cơ thể khỏi nền đất lạnh - nguồn hút nhiệt chủ yếu.

Kĩ năng sinh tồn #3: Nhóm lửa bằng pin

Bất kỳ loại pin nào đều có thể tạo được tia lửa khi làm ngắn mạch điện . Kết nối cực âm và cực dương của pin bằng dây thép mỏng hoặc giấy bạc (như giấy bọc kẹo cao su) để tạo ra tia lửa điện có thể đốt cháy bó bùi nhùi và chuẩn bị sẵn củi đốt.

Kĩ năng sinh tồn #4: Mồi lửa và nhóm lửa

Việc nhóm lửa dựa trên bốn thành phần chính: hỗn hợp xơ, khô (bông gòn phủ vaseline hoặc son dưỡng môi là một lựa chọn tuyệt vời) và gỗ có kích cỡ từ bé đến gỗ lớn. Sử dụng một khúc gỗ có kích thước bằng cẳng tay làm nền đỡ và chắn gió để nhóm lửa. Khi lớp bùi nhùi được đốt, hãy xếp các mồi lửa nhỏ hơn vào khúc gỗ lớn hơn, giống như một cái tựa để oxy đi qua. Khi ngọn lửa lớn dần cần có các mồi lửa kích thước lớn hơn, cho đến khi ngọn lửa đủ lớn để có thể đốt cháy các khúc gỗ lớn vào.

Kỹ năng sinh tồn # 5: Tìm nguồn nước sạch

Chúng ta sẽ bắt gặp hai loại nước trong tự nhiên: nước uống đã được lọc và loại nước có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa" Về cơ bản là bất cứ thứ gì tồn tại lâu dài trên mặt đất đều có nguy cơ cao là nước có vấn đề, như vũng nước và suối - lựa chọn tốt nhất là đun sôi nước, có hiệu quả 100% trong việc tiêu diệt mầm bệnh. Nhưng không phải lúc nào chúng ta đều có thể đun nước để uống ngay lập tức.

Mưa, tuyết và sương là nguồn nước sạch có thể dễ dàng thu thập và uống trực tiếp mà không cần lọc sạch. Với một vài chiếc khăn, có thể thu được đến 5L nước trong một giờ bằng cách quấn những chiếc khăn và để chúng ngoài sương. Nước cũng có thể ép lấy nước từ cây leo và một số loại xương rồng. Nếu có một cây phong thì hãy cắt một lỗ trên vỏ cây và để nước xi-rô chảy ra — thức uống năng lượng của thiên nhiên.

Kỹ năng sinh tồn # 6: Thu nước bằng túi thoát hơi nước

Giống như con người, thực vật “đổ mồ hôi” suốt cả ngày — đó là một quá trình gọi là thoát hơi nước. Để tận dụng nguồn nước sạch, tinh khiết này, bạn hãy đặt một chiếc túi ni lông trong suốt lên một cành lá và buộc chặt lại. Sau một ngày, nước sẽ ngưng tụ ở bên trong túi và sẵn sàng để uống.

Kỹ năng sinh tồn # 7: Xác định thực vật ăn được

Không cần phải tốn sức đốn hạ các cây lớn và cố gắng tìm kiếm quả từ những cây cao . Chỉ cần lấy những loại cây nhỏ có thể ăn được (giống như các sinh vật nhỏ như cá, ếch và thằn lằn vẫn ăn).

Việc phân biệt những thực vật có thể ăn được và những thực vật sẽ giết chết bạn là điều cần ghi nhớ. Mua một cuốn sách để làm quen với thực vật trong những môi trường khác nhau.

video dưới giới thiệu về một số thực vật có thể ăn được trong tự nhiên:

Kỹ năng sinh tồn # 8: Làm một cái xiên để săn động vật

Gigging (săn bằng giáo nhiều mũi) là cách đơn giản nhất để bắt bất cứ thứ gì từ rắn đến cá. Chặt một cành cây có đường kính khoảng 3cm, sau đó dùng dao (hoặc tảng đá nhọn) chẻ phần đầu thành bốn đoạn bằng nhau, dài 25cm. Đẩy một khúc gỗ nhỏ vào giữa các nhánh để tách chúng ra, sau đó mài thành các đầu nhọn. Bạn đã có một ngọn giáo bốn ngạnh dễ sử dụng. Săn động vật sẽ dễ dàng hơn nhiều so với một cây xiên chỉ có 1 đầu nhọn.

Kỹ năng sinh tồn # 9: Định hướng đường đi theo ngày

Nếu công cụ GPS (hoặc bản đồ và la bàn đơn giản) thì chúng ta vẫn có thể sử dụng mặt trời, mặt trăng và các chòm sao để tìm đường. Phương pháp rõ ràng nhất để có được điểm chung theo ngày là nhìn vào mặt trời, mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nhưng ta cũng suy ra hướng bắc và nam dựa vào mặt trời, chỉ cần hướng mặt về phía mặt trời, tay trái của chúng ta sẽ là hướng bắc và ngược lại.

Kỹ năng sinh tồn # 10: Sử dụng địa vật đặc biệt

Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng... thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh tìm được lối về.

  1. Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).
  2. Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
  3. Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
  4. Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
  5. Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
  6. Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao).
  7. Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
  8. Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
  9. Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.

 

Kỹ năng sinh tồn # 11: Thắt nút Bowline

Kỹ năng thắt nút có ích cho một loạt các tình huống sinh tồn — giăng bẫy, cố định nơi trú ẩn, hạ thiết bị hoặc leo vách đá. Lý tưởng nhất là bạn nên học làm các nút hitches, bends đến và loops. Nhưng nếu bạn chỉ học một loại nút thắt, hãy học nút bowline.

Sẽ dễ dàng hơn khi thắt một sợi dây thành 1 cái thòng lọng vòng qua một vật , phù hợp khi dây kéo vật có trọng lượng lớn: bạn càng kéo mạnh thì nút thắt càng chặt. Cách ghi nhớ khi buộc nút bowline là “con thỏ chui ra khỏi lỗ, đi quanh cái cây và quay lại trong lỗ”.

Kỹ năng sinh tồn # 12: Gửi tín hiệu sống sót

Đôi khi bị chấn thương và kiệt sức — hy vọng duy nhất của bạn để được cứu là làm những người cứu hộ có thể tìm thấy mình. Hai phương pháp, nếu được sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo rằng chắc chắn họ sẽ thấy bạn nếu đang trong tầm nhìn của họ

Sử dụng khói

Một nguyên tắc cần nhớ là làn khói trắng tỏa ra dày đặc trong những ngày trời đẹp, trong xanh rất dễ được quan sát. Cách tốt nhất để tạo ra chúng là bắt đầu nhóm củi khô trước, sau đó thêm dần những cành cây xanh tươi,còn ẩm ướt. Ngược lại vào ngày trời nhiều mây, sương mù, việc tạo ra khói đen,dày bằng cách đốt bất cứ thứ gì làm từ chất liệu cao su như lốp xe ô tô bị xịt, phao bơi, ủng…là lựa chọn thích hợp. Khi đốt cao su đồng nghĩa chúng ta đang thải các hóa chất độc hại ra ngoài không khí, do đó nên đốt số lượng vừa và phải lưu ý đến vấn đề hỏa hoạn.

Dùng gương

Dùng gương phát tín hiệu nhờ cứu nạn là cách tuyệt vời để báo hiệu cho các máy bay bay qua, khoảng cách phản chiếu ánh sáng có thể đạt lên đến hơn 80 km trong điều kiện thời tiết nắng đẹp, ít mây và thao tác phát tín hiệu được thực hiện một cách chính xác. Bạn đưa gương ra trước mắt, sao cho mắt và lỗ ngắm trên gương tạo thành đường thẳng. Sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ "V" rồi đưa lên phía trước sao cho đường ngắm xuyên qua đầu trên của chữ "V" (như hình vẽ), xoay mặt gương về phía mặt trời nhằm bắt được các tia sáng để phản chiếu đến mục tiêu, sau đó lắc gương lên và xuống để phi công hoặc người cứu hộ dễ dàng nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Những vật phản quang tốt như đồng hồ đeo tay, khóa thắt lưng, mắt kính hoặc thậm chí một đĩa CD đều có thể thay thế cho gương. Tín hiệu được phát từ một vị trí cao như trên đỉnh núi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều.

 

Ngoài việc sử dụng các phương pháp nêu trên, trong khi chờ lực lượng cứu hộ đến, người bị nạn nên đánh dấu đường thông báo cho họ biết hướng đi của bạn đang di chuyển bằng việc vẽ các mũi tên chỉ hướng trên mặt đất hoặc dán băng dính giấy lên thân cây, rồi viết lên đó các thông tin như mũi tên, số người cần cứu hộ, số người bị thương. Nếu không có sẵn băng dính hãy viết trực tiếp lên thân cây.

Hãy nhớ và áp dụng 12 quy tắc trên trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn của bản thân nhé!

Xem ngay vật dụng sinh tồn tại WETREK.VN 

 

 

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bí quyết duy trì động lực chạy bộ khi về già: Bí quyết từ Yuko Gordon - Vận động viên marathon 70 tuổi

Bạn có đam mê chạy bộ và muốn duy trì thói quen này ngay cả khi về già? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết từ vận động viên marathon 70 tuổi Yuko Gordon, giúp bạn có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục chinh phục đường chạy. Hãy cùng WeTrek khám phá những lời khuyên thú vị này nhé!
Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Kỹ năng sinh tồn từ A-Z cần biết để ứng phó với động đất

Cùng WeTrek tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân và mọi người trong trường hợp xảy ra động đất. Tìm hiểu cách ứng phó đúng cách và kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Thương hiệu Snowline Hàn Quốc - Từ thiết bị leo núi cho đến đồ cắm trại

Snowline là một thương hiệu Hàn Quốc chuyên về đồ leo núi và cắm trại đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trên thị trường. Với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cao trong từng dòng sản phẩm của Snowline, đây là một thương hiệu uy tín bạn không thể bỏ qua trong những chuyến đi dã ngoại ngoài trời của mình. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về thương hiệu đồ outdoor đến từ "xứ sở kim chi" này nhé!
Captain Stag - Chú hươu đầu đàn của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag - "Chú hươu đầu đàn" của thương hiệu cắm trại Nhật Bản

Captain Stag là thương hiệu lâu đời chuyên về các sản phẩm gia dụng phục vụ các hoạt động cắm trại và giải trí ngoài trời của Nhật Bản. Thương hiệu nối tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng gồm bếp nướng, lều, túi ngủ và các dụng cụ dã ngoại khác. Captain Stag cũng cung cấp nhiều loại phụ kiện ngoài trời đáp ứng đa dạng nhu cầu cho các hoạt động bên ngoài như đạp xe, leo núi, chèo thuyền. Hiện nay, các sản phẩm của Captain Stag đã có mặt tại thị trường Việt Nam, được nhập khẩu và bán chính hãng tại WeTrek. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin và nhận tư vấn qua website Wetrek.vn hoặc tới các cửa hàng của thương hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí đi nóc nhà Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Chi phí đi "nóc nhà" Yên Bái ngắm mùa hoa chi pâu đẹp lịm tim, đắm chìm giữa biển mây Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù - "nóc nhà" Yên Bái được mệnh danh là thiên đường cho giới trẻ ưa xê dịch thích đi săn mây, bắt gió Tây Bắc, ngắm hoa chi pâu. Bật mí chi phí đi trekking Tà Chì Nhù
[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

[WeTrekology] 8 mẹo sẽ cứu mạng bạn nếu bị lạc nơi hoang dã

Con người hiện đại đã quen với cuộc sống tiện nghi với công nghệ và bắt đầu quên đi ý nghĩa của việc tồn tại trong tự nhiên. Không có nhiều khả năng điều này xảy ra, nhưng bạn vẫn có thể bị lạc khi đi cắm trại với bạn bè chẳng hạn. Vì vậy, thật tốt khi biết một số thủ thuật đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu thấy mình cô đơn trong tự nhiên.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc