Gậy leo núi là trang bị tối thiểu của những người leo núi, đi bộ đường dài, đi du lịch dã ngoại. Lý do đơn giản bởi vì chúng giúp bạn tăng khả năng thăng bằng, hỗ trợ trên mọi loại địa hình.
Gậy leo núi sẽ không làm giảm tổng năng lượng mà bạn tiêu hao bởi bạn sẽ phải dùng tay nhiều hơn so với khi bạn leo núi không dùng gậy. Tuy nhiên, gậy giúp bạn phân bổ việc sử dụng năng lượng, giúp khả năng leo núi của bạn bền bỉ hơn.
CÁC LOẠI GẬY LEO NÚI
Gậy leo núi (trekking poles): Được bán theo cặp, sử dụng đồng thời, gậy leo núi giúp tăng khả năng thăng bằng, giảm áp lực lên đầu gối khi bạn leo núi hay đi bộ đường dài. Phần lớn có thể điều chỉnh độ dài, một số số có kèm lò xo chống shock bên trong để giảm lực va chạm.
Gậy đi bộ đường dài (hiking staffs): Đôi khi được gọi là gậy đi bộ, gậy đi du lịch dã ngoại, là gậy đơn, sử dụng hiện quả khi đi trên đia hình tương đối bằng phẳng, với hành lý nhẹ hoặc không hành lý mang theo. Gậy đi bộ đường dài có thể điều chỉnh độ dài, một số có bộ phận chống shock. Chúng cũng có thể được gắn kèm một đế gắn máy quay phía dưới tay cầm để sử dụng như một chân máy.
ĐẶC TÍNH CỦA GẬY LEO NÚI
Có thể điều chỉnh: Phần lớn gậy leo núi có thể điều chỉnh độ dài để tăng khả năng thăng bằng trên những loại địa hình khác nhau. Chúng có thể điều chỉnh được từ 24 đến 55 inch (61 đến 140cm). Thông thường bạn sẽ cần chỉnh gậy ngắn lại khi lên dốc và dài ra khi xuống dốc.
Gậy chống shock: Loại gậy này có lò xo bên trong để hấp thụ lực va chạm khi bạn đi xuống dốc. Với phần lớn gậy, tính năng này có thể khoá lại khi không cần thiết, ví dụ như lúc bạn đi lên dốc. Tính năng chống shock được khuyên sử dụng nếu bạn có cổ chân, đầu gối hoặc hông yếu hoặc bị đau. Gậy chống shock có giá nhỉnh hơn.
Gậy tiêu chuẩn: Loại này không có tính năng chống shock, nhẹ và rẻ hơn. Mặc dù loại này không hấp thụ lực va chạm khi xuống dốc, chúng vẫn cung cấp độ thăng bằng và sự hỗ trợ tương đương.
Siêu nhẹ: Loại gậy siêu nhẹ có trọng lượng khi văng gậy thấp hơn, khiến chúng có thể di chuyển nhanh và dễ dàng hơn, đông nghĩa bớt mệt mỏi hơn khi phải đi quãng đường dài. Gậy leo núi siêu nhẹ dễ mang vác. Chất liệu làm cán gậy là chìa khoá quyết định tổng trọng lượng gậy.
Giá gắn máy quay: Một số gậy leo núi có kèm theo một giá gắn máy quay trên gậy, dưới tay cầm, cho phép sử dụng gậy leo núi như một chân máy quay.
>> Tham khảo các mẫu
gậy leo núi tại WETREK.VN
CƠ CHẾ KHOÁ CỦA GẬY LEO NÚI
Gậy leo núi có 2 hoặc 3 bộ phận có thể khớp vào nhau cho phép điều chỉnh độ dài. Sự điều chỉnh này giúp gậy có thể thích ứng với chiều cao của bạn cũng như bề mặt địa hình. Cơ chế khoá được sử dụng để chốt chặt gậy ở độ dài bạn mong muốn và giữ cho chúng khỏi bị trượt khi sử dụng.
Phần lớn gậy leo núi sử dụng một trong 4 cơ chế khoá sau:
-
Khoá đòn bẩy ngoài (External lever lock): Cơ chế dạng đòn bẩy kẹp, dễ dàng điều chỉnh ngay cả khi đẹo găng tay.
-
Khoá bấm (Push-button lock): Gậy với cơ chế khoá dạng này sẽ bắt gắn và chốt chặt gậy chỉ với một lần kéo. Nhấn vào nút bấm để thả khoá và gấp gậy.
-
Khoá xoắn (Twist lock): Kết cấu giống như đinh ốc, rất bền và chắc chắn.
-
Khoá kết hợp (Combination lock): Một số gậy sử dụng kiểu khoá kết hợp các cơ chế khoá khác nhâu để đạt được sự cân bằng về độ bền, trọng lượng nhẹ và dễ sử dụng. Ví dụ, một cây gậy có thể sử dụng khoá dạng đòn bẩy cho phần trên cán và khoá dạng xoáy cho phần dưới cán gậy.
VẬT LIỆU CHẾ TẠO CÁN GẬY LEO NÚI
Vật liệu chế tạo cán gậy là chìa khoá quyết định tổng trọng lượng gậy leo núi.
-
Nhôm: là sự lựa chọn bền và tiết kiệm. Gậy nhôm nặng từ 18 đến 22 oz mỗi cặp (500 đến 625g). Trọng lượng thực (và giá) có thể dao động một chút phụ thuộc vào độ dày của gậy, khoảng từ 12 đến 16mm. Dưới áp lực cao, thép có thể bị cong nhưng hiếm khi gãy.
-
Sợi các-bon: là một lựa chọn tốn kém hơn nhưng có trọng lượng nhé hơn, những gậy loại này thường nặng từ 13 đến 18 oz (370 đến 500g). Chúng tốt trong việc giảm thiểu chấn dộng, nhưng dưới áp lực cao, gậy bằng sợi các-bon có nguy cơ nứt, gãy cao hơn gậy bằng nhôm. Nếu bạn leo núi ở địa hình gồ ghế, xa hẻo lánh thì đây là điều nên chú ý.
CHẤT LIỆU CHẾ TẠO TAY CẦM GẬY LEO NÚI
-
Gỗ Cork: Chống ẩm từ mồ hôi tay, giảm thiểu chấn động, được làm phù hợp nhất với hình dạng bàn tay.
-
Mút xốp: Chất liệu này hút ẩm mồ hôi tay, là vật liệu mềm mại nhất.
-
Cao su: Bảo vệ tay khỏi lạnh, va chạm và chấn động, tốt nhất cho các hoạt động dưới thời tiết lạnh. Tuy nhiên, cao su dễ làm trầy và rộp da nếu tay nhiều mồ hôi, bởi vậy ít phù hợp khi leo núi trong thời tiết ấm.
GẬY LEO NÚI CHO NỮ
Gậy leo núi cho nữ giới thường ngắn hơn và có tay cầm nhỏ hơn, thích hợp với những người có bàn tay nhỏ. Chúng cũng nhẹ hơn và dễ mang vác hơn.
MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Đai cổ tay: Phần lớn gậy leo núi cho phép bạn điều chỉnh độ dài của đai cổ tay để sao cho vừa vặn. Những mẫu mã có đai cổ tay với miếng đệm lót có thể giúp tránh trầy xước.
Phụ kiện đi tuyết: Gậy leo núi thường kèm theo phụ kiện đi tuyết nhỏ, có thể tháo lắp. Phụ kiện này dùng để thay thế đầu gậy khi đi trên bề mặt nhiều tuyết hoặc bùn
Đầu gậy: Đầu gậy bằng thép hoặc hợp chất cacbua thường được dùng để mang lại khả năng bám đường cho gậy, ngay cả trên băng. Đầu gậy bọc cao su giúp tăng tuổi thọ của đầu gậy, bảo vệ các thiết bị của bạn khi cất gậy trong túi. Chúng cũng phù hợp khi sử dụng ở những khu vực nhạy cảm, giúp giảm thiểu tác động của gậy lên mặt đất. Đầu gậy bằng cao su góc cách (thường được bán riêng) sử dụng cho đường nhựa hay các bề mặt cứng khác.
>> Mua ngay
Gậy Leo Núi
Ethan Nguyen