Đánh úp Ngũ Chỉ Sơn Kỳ 1: Sự nhầm lẫn của báo chí, wikipedia và các nhóm phượt bụi

Ngày cập nhật 23/07/2024 09:33 AM - 4.199 lượt xem

Kỳ 1: Sự nhầm lẫn của báo chí, wikipedia và các nhóm phượt bụi

Tôi vẫn nhớ buổi sáng đẹp trời hôm ấy, lướt qua những trang web du lịch và lơ đãng lật giở vài topic diễn đàn phượt bụi quan sát xem đợt này anh em mê núi rừng đi đâu, làm gì, leo những ngọn núi nào,... chợt dừng lại trước những bức ảnh bí ẩnvề những vách núi dựng đứng, hoang vu ẩn mình cánh rừng già u tịch. Ánh nắngchiếu từ phía Tây xuyên qua những đám mây đang cố gắng tràn qua đỉnh càng làmtăng vẻ ma quái liêu trai của dãy núi.

Đánh úp Ngũ Chỉ Sơn Kỳ 1: Sự nhầm lẫn của báo chí, wikipedia và các nhóm phượt bụi

Ngũ Chỉ Sơn nhìn từ Tả Giàng Phình - ảnh từ internet

Tìm kiếm thông tin và soi vào bản đồ địa hình khu vực, được biết đó là những vách đá thuộc dãy Ngũ Chỉ Sơn, thuộc địa bàn xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát, Lào Cai. Tìm tiếp thông tin về Ngũ Chỉ Sơn trên cả tiếng Việt và tiếng Anh, cả web tìm kiếm trong và ngoài nước thì chỉ toàn nói về con đường Ngũ Chỉ Sơn đầu thị trấn Sapa, vài cái lễ hội dưới chân núi hay câu chuyện về cậu bé người Mông mơ ước mình chế tạo máy bay để chinh phục đỉnh núi huyền thoại. Đáng chú ý nhất là serie bài "Lên Tả Giàng Phình ngắmNgũ Chỉ Sơn", được hàng loạt các báo điện tử copy lăng xê rằng Ngũ Chỉ Sơnlà đỉnh núi cao thứ 2 ở Việt Nam với độ cao 3096m, chỉ sau Fanxipan. Bài báo cũng kể về truyền thuyết hình thành dãy núi, đó là câu chuyện vị thần ngườiH'Mong chiến đấu với Nhà Trời, mà đại diện là thần Sấm thần Sét hình thành nên dãy Ngũ Chỉ Sơn.

"Vị thần thân hình vạm vỡ, cao lớn,khỏe mạnh phi thường ấy đã đào đất đắp lên đồi thấp, núi cao. Ông lấy đất tạo thành biển rộng và ao, hồ, khéo léo tạo nên những suối, khe nối với sông con, sông cái, dẫn nước vào ao, vào hồ rồi chảy ra biển rộng.

Cuối cùng, ông dồn tất cả đất đá đắp một dãy núi thật cao. Dãy núi ấy được đắp cao dần, cao mãi, cao vượt tầng mây đen, mây trắng, cao đến tận tầng mâytím, mây xanh, chóp núi nhô đến tận xứ sở nhà Trời.

Nhà Trời thấy thế giận lắm, liền sai thần Sấm Sét đến đánh suốt mấy ngày đêm.Thần Sấm Sét gầm thét, chớp rạch sáng loè, đất trời rung chuyển. Dãy núi caongạo nghễ ấy bị sứt mẻ, còn lại năm ngọn núi cao ngất như năm ngón tay chĩathẳng lên trời như thách thức.

Thần Sấm Sét kiệt sức, đành phải bỏ về. Năm ngọn núi cứ đứng vững như thếc ho đến ngày nay. Người ta đặt tên cho núi là Ngũ Chỉ Sơn, tức là núi Năm NgónTay."

Kỳ thực, báo chí cũng như một số nhóm phượt đã nhầm lẫn giữa độ cao và cả địa giới của Ngũ Chỉ Sơn với đỉnh Pú Tả Lèng, một ngọn núi nằm giữa xã Tả Lèng và xã Hồ Thầu, thuộc địa phận Lai Châu, và cũng nằm trên địa giới hành chính giữa Lai Châu với Lào Cai. Ngay cả từ điển bách khoa nổi tiếng wikipedia cũng ghi danh núi Tả Giàng Phình với độ cao 3096m. 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tả_Giàng_Phình_(núi)

Về đỉnh Pú Tả Lèng, vài nhóm bạn tôi đã cất công chinh phục đỉnh bằng con đường từ Hồ Thầu.Chuyến đi này cũng đã được báo chí cũng như các diễn đàn du lịch nhắc tới nhiềunhư một kỳ tích của dân du lịch bụi. Nhưng những bí mật của đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vẫncòn đó, như đỉnh núi vẫn ngạo nghễ vươn lên trời cao trêu ngươi dân phượt và những kẻ phiêu lưu mạo hiểm.

Một ngày đầunăm 2013, giáp tết Quý Tỵ, tôi chia sẻ với Chuẩn, một người bạn làm du lịch về những thông tin của ngọn núi. Vốn là dân mê nhảy dù, ham thích độ cao, anh bạn tôi ngay lập tức nhận lời đồng hành tìm hiểu ngọn núi này. Chúng tôi đều là dân văn phòng, vốn leo núi chỉ là thú vui để thoát khỏi không khí ngột ngạt của đất Hà Nội bụi bặm và bon chen. Dựa trên bản đồ địa hình, tôi vạch ra cung đường chi tiết. Tôi lý luận rằng, nếu tiếp cận đỉnh núi từ phía Đông Bắc, nghĩa là đi từ xã Tả Giàng Phình, sẽ vấp phải những vách đá dựng đứng như những lần thất bại trước đây của nhóm Long Nhong hay những chuyến đi của gã lang thang, Lương Tuấn. Tuy nhiên nếu tiếp cận từ phía ngược lại, đi từ Bình Lư, thuộc Phong Thổ, Lai Châu thì sẽ có nhiều cơ hội hơn. Từ phía này, trông sống núi có vẻ thoải hơn,có nhiều hơn các phương án tiếp cận để lên đỉnh theo các mạch suối có thể trông thấy trên đường địa hình. Vẫn biết là từ bản đồ địa hình tới thực tế nó khác xanhau, chỉ cần 10m vách núi dựng đứng là có thể chặn đứng mọi kế hoạch hay nỗ lực của dân không chuyên, nhưng trong 2 phương án thì tiếp cận từ Bình Lư vẫn có nhiều khả năng lớn. Lập kế hoạch xong, Chuẩn về tập thể lực gấp, còn tôi chọn ngày lành tháng tốt, hai anh em lên đường.

Garnet Cường
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] 17 VẬT DỤNG THIẾT YẾU CHO CHUYẾN DU LỊCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ (ROAD TRIP)

[WeTrekology] 17 VẬT DỤNG THIẾT YẾU CHO CHUYẾN DU LỊCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ (ROAD TRIP)

Đã có một lần trong đời khi tôi không thực sự tận hưởng được chuyến du lịch bằng đường bộ (Roadtrip). Nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng, đó đơn giản là bởi vì tôi đã chưa làm tốt nó. Thay vì ném đồ đạc vào trong ô tô vào thời điểm áp chót, một sự chuẩn bị nho nhỏ - và một vài chiếc chìa khóa - có thể nâng giá trị của một chuyến đi thực dụng đơn giản thành một chuyến đi dễ chịu và đáng nhớ hơn. Đây là một vấn đề khi đặt cả sự thoải mái vào con đường và cảm giác phiêu lưu ở bất kì nơi nào bạn dừng lại.
[Infographic] Phượt là gì? Khái quát về Phượt

[Infographic] Phượt là gì? Khái quát về Phượt

Định nghĩa về phượt: là một hình thức du lịch thu hút nhiều bạn trẻ năng động, chủ động lên lịch trình, tự do khám phá hành trình.
Một số quy tắc khi đi du lịch ba lô: làm thế nào để không trở thành người bất lịch sự

Một số quy tắc khi đi du lịch ba lô: làm thế nào để không trở thành người bất lịch sự

Dưới đây là 24 mẹo đã được kiểm chứng từ những dân du lịch ba lô (backpackers) dày dặn kinh nghiệm, những người có thời cũng từng là những tay mơ.
[WeTrekology] Cách xử lý nước khi đi dã ngoại thám hiểm

[WeTrekology] Cách xử lý nước khi đi dã ngoại thám hiểm

Cho dù bạn là ai, ở đâu, làm gì, nước sạch vẫn là nhu cầu cơ bản cao nhất để tồn tại. Khi đi dã ngoại, nước sạch càng quan trọng hơn nữa. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nước khi đi dã ngoại thám hiểm để đảm bảo an toàn vệ sinh.
[WeTrekology] Luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm

[WeTrekology] Luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm

Nếu bạn chuẩn bị thực hiện một chuyến dã ngoại thám hiểm dài ngày, bạn cần đảm bảo sức khỏe của mình đủ tốt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập và cách luyện tập thể lực cho chuyến dã ngoại thám hiểm của mình.
[Infographic] Bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại

[Infographic] Bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại

Ba lô là thứ mà bạn không thể thiếu trên mỗi chuyến hành trình khám phá. Bài viết sau sẽ cho bạn biết bí quyết đóng gói hành trang dã ngoại của mình thật gọn ghẽ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc