[Leave No Trace] Nguyên tắc 1: Lên kế hoạch trước và chuẩn bị

Ngày cập nhật 22/07/2024 01:38 PM - 6.584 lượt xem

7 NGUYÊN TẮC LEAVE NO TRACE

  • Nguyên tắc 1 - Lên kế hoạch trước và chuẩn bị
  • Nguyên tắc 2 - Di chuyển, cắm trại trên bề mặt vững chắc
  • Nguyên tắc 3 - Xử lý chất thải đúng cách
  • Nguyên tắc 4 - Để lại những gì bạn thấy
  • Nguyên tắc 5 - Hạn chế tác động của lửa trại
  • Nguyên tắc 6 - Tôn trọng động vật hoang dã
  • Nguyên tắc 7 - Hãy chú ý đến những người tham quan khác

Nguyên tắc 1 của Leave No Trace là Lên kế hoạch trước và chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi không những giúp bạn có một chuyến đi an toàn và thú vị mà còn giảm thiểu được các thiệt hại cho môi trường tự nhiên.

leave-no-trace-khong-de-lai-dau-vet-nguyen-tac-1-len-ke-hoach-truoc-va-chuan-bi-wetrek.vn-1

LÊN KẾ HOẠCH TRƯỚC CHO CHUYẾN ĐI

Việc bạn ‘hờ hững’ với việc lên kế hoạch hay lên kế hoạch sơ sài cho chuyến đi đồng nghĩa với việc bạn – người đi cắm trại – phải đối mặt với nhiều khó khăn và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên và văn hóa nơi bạn đến. Những người lên kế hoạch sơ sài thường phải đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ, làm suy giảm nguồn tài nguyên và tự đẩy mình vào những mối nguy hiểm.

TẠI SAO LÊN KẾ HOẠCH CHO CHUYẾN ĐI LẠI QUAN TRỌNG?

Bạn có thể có thêm nhiều câu trả lời ngoài danh sách dưới đây:

  • Lên kế hoạch cho chuyến đi giúp bảo đảm an toàn cho cả nhóm và cho từng cá nhân.
  • Lên kế hoạch cho chuyến đi sẽ trang bị cho bạn những kiến thức để “Không để lại dấu vết” và giảm thiểu tác động đến thiên nhiên.
  • Lên kế hoạch cho chuyến đi góp phần tạo nên một chuyến đi an toàn và thú vị.
  • Lên kế hoạch cho chuyến đi làm tăng sự tự tin và cơ hội tìm hiểu và khám phá tự nhiên.

7 YẾU TỐ BẠN NÊN LƯU Ý KHI LẬP KẾ HOẠCH CHO CHUYẾN ĐI

  1. Xác định rõ mục tiêu (kỳ vọng) của chuyến đi
  2. Xác định kỹ năng và khả năng của những người tham gia chuyến đi đó
  3. Lựa chọn điểm đến phù hợp với mục tiêu, kỹ năng và khả năng của các thành viên
  4. Tìm hiểu kiến thức về khu vực mà bạn sẽ đến thăm từ các nhà quản lý khu vực, bản đồ, và sách báo.
  5. Lựa chọn thiết bị và trang phục thoải mái, an toàn và có tính chất “Không để lại dấu vết”.
  6. Lên kế hoạch về những hoạt động trong chuyến đi sao cho phù hợp với mục tiêu, kỹ năng và khả năng của các thành viên
  7. Đánh giá chuyến đi theo những ghi chú mà bạn muốn thay đổi trong chuyến đi kế tiếp.

NHỮNG YẾU TỐ KHÁC BẠN NÊN CHÚ Ý

  • Thời tiết
  • Địa hình
  • Quy định / Những điều cấm kỵ
  • Đường ranh giới riêng
  • Tốc độ leo núi trung bình của nhóm và lượng lương thực ước tính (Đồ ăn thừa tạo thành rác thải sẽ để lại dấu vết!)
  • Quy mô nhóm (Quy mô nhóm có đáp ứng được các quy định, mục đích của chuyến đi và tiêu chí “Không để lại dấu vết”?)
  • Đồ ăn là cũng một yếu tố cần lưu ý khi lập kế hoạch cho chuyến đi vì nó ảnh hưởng nhiều đến những tác động mà nhóm có thể gây ra đối với khu vực hoang dã.

Lợi ích của một kế hoạch phù hợp về đồ ăn:

  • Giảm thiểu lượng rác thải
  • Giảm thiểu trọng lượng hành lý, giúp rút ngắn thời gian leo núi và giảm mệt mỏi
  • Giảm sự phụ thuộc vào lửa trại để nấu ăn
  • Đồ ăn dạng “One pot” (tức là bữa ăn chỉ cần một nồi và 1 món duy nhất) và đồ đóng gói lại thực phẩm.

Việc lựa chọn đồ ăn dạng “One pot” và đồ ăn nhẹ sẽ giảm thiểu bao bì đóng gói và thời gian nấu ăn, cũng như giảm trọng lượng hành lý và lượng rác thải. Đồ ăn dạng“One pot” không cần nhiều dụng cụ nấu ăn và không cần lửa. Bạn có thể nấu tất cả các món ăn cho một nhóm lớn chỉ với hai chiếc bếp dã ngoại (backpack stove) và hai nồi nấu (Đặt cần bằng một chiếc nồi lớn lên hai bếp nếu bạn muốn nấu nhanh). Hãy nhớ rằng bếp dã ngoại sẽ không để lại “dấu vết”.

Nên bóc bao bì của đồ ăn và gói lại trong túi kín trước khi đặt vào ba lô. Túi kín sẽ bản đảm an toàn cho thực phẩm và giảm thiểu trọng lượng và rác thải. Bạn có thể lồng nhiều túi rỗng vào nhau và gói lại để sử dụng tại nhà. Phương pháp này có thể làm giảm lượng rác thải sau mỗi chuyến đi và không cần chôn rác.

Sau đây là một số ví dụ về hệ quả của việc lên kế hoạch sơ sài cho chuyến đi:

Một nhóm thiếu kinh nghiệm hoặc không thông thạo địa lý khu vực có thể gặp rủi ro khi đi qua những khu vực dễ bị lũ quét hoặc dọc theo những đường mòn trên đỉnh núi dễ bị sét đánh. Những nhóm đến vùng đất khô cằn thường mang không đủ nước hay không biết cách lọc sạch nước từ nguồn tự nhiên. Việc hỏi các nhà quản lý tại khu vực bạn đến, tìm hiểu bản đồ và các điều kiện thời tiết cũng có thể góp phần giảm thiểu rủi ro.

Một nhóm chuẩn bị sơ sài cho chuyến đi có thể lên một kế hoạch nấu ăn cần lửa trại nhưng khi đến một nơi cấm lửa hoặc nơi khan hiếm củi đốt thì họ mới vỡ lẽ. Những nhóm này thường nhóm lửa ở nơi cấm lửa trại khiến họ vi phạm quy định của khu vực và tác động đến thiên nhiên, chỉ đơn giản vì họ không lên kế hoạch về nhiều giải pháp nấu ăn thay thế. Cấm lửa và nguồn cung cấp gỗ khan hiếm là những dấu hiệu cho thấy khu vực đó đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những hoạt động giải trí gây nhiều tác động tiêu cực đến thiên nhiên.

Những nhóm không lên kế hoạch tốt cho chuyến đi có thể không di chuyển được nhanh chóng như mong đợi. Địa hình có thể quá dốc hoặc đường mòn quá gồ ghề. Những nhóm này thường phải cắm trại vào ban đêm một cách bất đắc dĩ, đôi khi ở một khu vực không an toàn. Việc lựa chọn điểm cắm trại sơ sài thường dẫn đến nhiều thiệt hại không đáng có về tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra,  nhóm có thể không đến được điểm đích như đã dự tính ban đầu.

[Leave No Trace] Nguyên tắc 2: Di chuyển, cắm trại trên bề mặt vững chắc

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

Bạn phải làm gì để biết khi nào đồ outdoor, thiết bị dã ngoại của bạn đã sắp hết tuổi thọ? Hướng dẫn này sẽ giúp bạn xác định cách bán lại, quyên góp, tái chế, giảm thiểu hoặc (như phương án cuối cùng) tiêu hủy đồ dùng yêu thích của bạn.
[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

Hố lửa thường là cách tốt nhất để nấu ăn trong các chuyến cắm trại. Đồ ăn không chỉ có thêm màu xém cháy và mùi thơm hun khói khi được nấu bằng than, củi, mà còn không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ để nấu. Nấu ăn trực tiếp trên lửa tạo cảm giác rất tuyệt vời và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều, từ pizza cho tới mỳ Ý và thịt viên.
[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

Một căn bếp gọn gàng là bí mật của một chuyến cắm trại vui vẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ cho các dụng cụ nấu nướng khi cắm trại và các nguyên liệu dễ tiếp cận cũng dễ dàng khi bạn ở nơi cắm trại.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

Những chiếc lều nóc xe, được dựng bên trên những thanh trục trên cao, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê cắm trại trong thời gian trở lại đây.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc