[WeTrekology] Bí Quyết Để Leo Núi Cùng Trẻ

Ngày cập nhật 15/07/2024 01:43 PM - 8.287 lượt xem

Kể từ ngày chào đón thành viên nhí của gia đình, bạn đã bắt đầu hân hoan chờ đón từng phút giây tuyệt vời: nụ cười đầu tiên, tiếng bập bẹ đầu tiên, bước chân đầu tiên của con. Với những ba mẹ thích hoạt động ngoài trời, còn có một mốc nữa cần phải ghi nhớ: chuyến leo núi đầu tiên cùng con.  

Không có một câu trả lời nào là đúng về khi nào chuyến leo núi này sẽ diễn ra, dù vậy chắc chắn bạn muốn chuyến đi này diễn ra càng sớm càng tốt. Dạy dỗ một đứa trẻ sơ sinh đòi hỏi nhiều nỗ lực, và một chuyến đi cũng cần tương tự như thế. Nếu bạn là người leo núi giàu kinh nghiệm, bạn hẳn biết cách tự chuẩn bị trước chuyến đi. Còn bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho con trong chuyến leo núi đầu đời. Nếu chuyến đi diễn ra tốt đẹp, nó sẽ trở thành kỷ niệm không thể quên trong mỗi chuyến đi sau này:

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG

Đảm bảo trẻ được khô ráo, ấm áp và no bụng: Ngay cả khi khung cảnh đẹp tuyệt vời, trẻ vẫn sẽ cảm thấy khổ sở nếu những nhu cầu cơ bản nhất không được đáp ứng. Trẻ nhỏ đơn giản không chịu đựng giỏi như người lớn, dù cho có là đứa bé ngoan nhất và chẳng bao giờ nhõng nhẽo lúc bình thường. Khi trẻ được giữ khô ráo, ấm áp và no bụng, con sẽ là những nhà thám hiểm tài ba.   

Giữ con đủ mát và không bị khát: Đây thực ra là phẩn bổ sung của điều bên trên. Hãy chọn các loại chai hoặc túi nước và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Những chai nước này còn rất có ích khi bạn nấu ăn mà bên ngoài trời quá nóng. 

Kiểm tra danh sách trang bị nhiều lần: Những vật dụng gia đình thiết yếu như đồ ăn con thích chỉ là một phần. Cho tới khi con đủ lớn để có thể tự giải quyết các nhu cầu cá nhân thì nhiệm vụ của bạn là  đảm bảo con có đủ các trang bị thiết yếu bên mình.   

Kiểm tra thời tiết: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể khiến con khó chịu, sợ hãi hay thậm chí nguy hiểm. Vì thế hãy cho con mặc nhiều lớp và luôn sẵn sàng quay về nếu thời tiết trở nên quá xấu.   

Tự mình trở về tuổi thơ: Với con, điều quan trọng là quá trình khám phá chứ không phải nơi khám phá. Hãy luôn ghi nhớ điều này và cùng con thám hiểm từng kỳ quan tí hon một.   

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

LEO NÚI VỚI TRẺ SƠ SINH (0-12 tháng)

Đúng hơn nên gọi là “địu theo trẻ sơ sinh”, bởi điều đầu tiên bạn cần quyết định là địu theo con thế nào. Việc mang theo bé sơ sinh cũng  sẽ ảnh hưởng đến danh sách đồ đạc cần thiết cũng như điểm đến của bạn.

Chọn loại địu phù hợp

Bạn hoặc vợ/chồng bạn sẽ không thể một mình địu con trong suốt chuyến đi, vì thế cả quai địu và quai ba lô đều cần phải điều chỉnh dễ dàng cho phù hợp với cả hai người. Trẻ sơ sinh cho tới khi được 6 tháng tuổi cần được địu phía trước tới khi đủ lớn để chuyển qua địu sau lưng. 

Tham khảo thêm bài viết "Hướng dẫn lựa chọn địu trẻ em khi đi dã ngoại" tại WETREK.VN

Mẹo khi leo núi với trẻ sơ sinh

  • Để con làm quen với địu mới trước khi leo.
  • Nhịp bước thường sẽ khiến bé cảm thấy buồn ngủ, vì thế hãy bắt đầu đi khi trẻ ngủ để tránh gây ảnh hưởng lên chu kỳ ngủ của con.
  • Tập làm quen cho trẻ bằng một chuyến đi thật ngắn trong vài giờ. Chú ý thời tiết, nhiệt độ bởi trẻ vẫn chưa hoàn toàn chủ động điều chỉnh nhiệt độ cơ thể được. 
  • Đội mũ có vành rộng đủ để che cổ cho con.
  • Nếu con bạn đã uống được sữa ngoài thì dạng sữa bột mang theo sẽ nhẹ hơn rất nhiều. 
  • Mang theo 1 chai sạch riêng để đong thêm nước. 
  • Mang theo nhiều bỉm và túi đựng rác để bọc bỉm đã sử dụng được kín đáo. 

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

LEO NÚI VỚI TRẺ MỚI TẬP ĐI (1-3 TUỔI)

Lúc này bạn có thể tiến vào giai đoạn nửa địu nửa leo của con, vì thế luyện tính thích nghi là chìa khóa quan trọng. Trẻ mới tập đi luôn thích đi, vì thế hãy nghỉ nhanh nhiều lần dọc đường để con có thể khám phá những khu vực xung quanh. 

Mẹo khi leo núi với trẻ mới tập đi

  • Một chai nước vừa tay có họa tiết bắt mắt, màu sắc tươi sáng sẽ khiến trẻ thích uống nước hơn. 
  • Bạn không cần chuẩn bị giày cao cổ cho trẻ, chỉ cần giày thể thao là được. Hãy mang thêm tất bởi trẻ có thể gặp nhiều vũng nước trên đường và cần thay tất để giữ chân khô ráo, ấm áp. 
  • Các bé đều thích có đồ riêng cho mình, vì thế hãy sắm cho bé chiếc túi nhỏ để mang theo đồ cá nhân nhẹ nhàng như áo khoác. 
  • Luôn dự tính trong đầu quãng đường còn lại bởi ngay cả bé khỏe mạnh nhất cũng sẽ mệt và bạn sẽ cần bế/cõng bé trên quãng đường còn lại. 
  • Khi đang địu con trên lưng, hãy tìm cung đường phẳng, ít cây cối cản đường hoặc dễ dàng dẹp chướng ngại để đi. 
  • Hãy chấp nhận là con sẽ nghịch bẩn; chỉ thay đồ cho con khi bạn nhất định cần thay.

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

LEO NÚI VỚI TRẺ NHỎ (5-12 TUỔI)

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể hoàn toàn tự leo. Đã đến lúc bạn mở sách hướng dẫn và cùng con đọc các quy tắc an toàn. Nếu con bạn mới ở độ tuổi mẫu giáo (khoảng 3-5 tuổi), bé sẽ vẫn cần dùng đến địu cho tới khi được khoảng 18 kg. Sau đó con sẽ đủ lớn để tự leo một mình. 

Quy tắc an toàn cho trẻ 

  • Khi trẻ bắt đầu tự leo, có một quy tắc là con phải “luôn ở trong tầm mắt của ba mẹ”.
  • Khi con đã lớn hơn, quy tắc này có thể thay đổi thành “leo phía trước ba mẹ một khoảng, sau đó dừng lại và chờ ba mẹ đi tới.” Cùng với đó, “không bao giờ leo qua một biển báo mà không dừng lại”.
  • Bé phải mang theo còi cứu hộ (nhiều túi đồ có còi cứu hộ bên trong ổ khóa).
  • Bé cần biết cách xử lí tình huống khi chẳng may bị lạc: Dừng lại, đứng yên và thổi to còi thành từng hồi 3 lần.

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

Mẹo khi leo núi với trẻ nhỏ

  • Một lần nữa, hãy nghĩ về những thứ mà con thấy thích trên đường và khi tới nơi: ví dụ như nhảy đá hay leo lên các tảng đá.
  • Để con tham gia vào công việc lên kế hoạch và chuẩn bị: mọi thứ từ việc chọn lộ trình leo cho tới gói ghém đồ đạc.
  • Đây là độ tuổi thích hợp để đổi từ chai nước qua túi nước; bé đã đủ khỏe để mang theo túi nước lớn, và phần lớn các bé đều thích uống nước ngay khi cảm thấy khát.
  • Trẻ con rất nhanh chán, vì thế hãy thật sáng tạo để giữ mọi thứ xung quanh vui vẻ: tìm quả trên cây, đếm sóc, hát hò hay chế thơ, thi lia đá trên mặt nước. Truy tìm mật thư cũng là một lựa chọn thú vị giúp giữ sự tập trung ở trẻ. Hoặc chơi các trò ít cần công nghệ hơn kết hợp với truy tìm đồ vật. 
  • Với những trẻ chậm chạp, thể lực yếu: Hãy đưa ra thật nhiều điểm đích ngắn như cây to, tảng đá có rêu để con có thể nghỉ.
  • Đưa bạn của con đi cùng để nhân đôi niềm vui: một người bạn sẽ khiến con luôn hăng hái, vui vẻ và ít than phiền hơn.

bi-quyet-de-leo-nui-cung-tre-wetrek.vn

  • Dạy con Nguyên tắc Không để lại dấu trước khi đi và giao bài tập cho con theo dõi ba mẹ khi nào vi phạm các quy tắc nào.
  • Dạy con đọc bản đồ: Bắt đầu với bản đồ thường và đơn giản với các tuyến đường tự nhiên; khi lớn hơn hãy sắm cho con bản đồ địa hình của riêng mình.

Anbu

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc