[WeTrekology] Cách Xoay Sở Khi Đi Dã Ngoại (Du Lịch Ba Lô) Ngày Mưa

Ngày cập nhật 15/07/2024 02:17 PM - 6.642 lượt xem

Trong chúng ta ai cũng sẽ ít nhất một lần gặp cơn mưa bất chợt. Nếu bạn là dân đi dã ngoại đúng nghĩa thì bạn sẽ thấy được vẻ đẹp sau cơn mưa mang lại: tươi mới hơn, trong lành hơn và tao nhã hơn. Tuy vậy, những cơn mưa rào có thể là thử thách nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chuẩn bị được tốt trước chuyến đi:

cach-xoay-so-khi-di-da-ngoai-ngay-mua-WeTrek

LÊN ĐỒ

Mưa ở mỗi nơi mỗi khác nên hãy chuẩn bị tinh thần điều chỉnh danh sách trang bị mang theo. Hãy quan tâm đến trang phục, cả quần áo lẫn giày dép. Bạn chắc chắn sẽ muốn chuẩn bị sẵn sàng tất cả mũ mã lều trại khi mưa đến.

Chiến lược chọn trang phục

  • Loại bỏ hoàn toàn đồ cotton. Điều này đặc biệt cần lưu ý với đồ mặc lớp lót vì vải cotton giữ ẩm, khiến mồ hôi lâu khô. Điều này đồng nghĩa với khi bị ướt, người mặc sẽ bị lạnh và hạ nhiệt nhanh. Hãy chọn đồ len, nylon hoặc polyester thay thế.
  • Chọn áo mưa chất lượng. Một chiếc áo mưa mỏng không thể bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các kiểu mưa. Do các hãng sản xuất áo mưa luôn cải tiến công nghệ sản xuất thường xuyên nên chạy theo xu hướng không phải là lựa chọn khôn ngoan. Hãy đọc thêm trong bài viết Cách lựa chọn áo mưa để biết thêm chi tiết.
  • Bảo dưỡng lớp chống thấm (DWR) của áo mưa. Nếu bạn thấy cần thay thế chiếc áo mưa hiện tại, đầu tiên hãy kiểm tra tình trạng của lớp vật liệu áo bằng cách quan sát xem giọt mưa có tạo hạt và lăn xuống không. Nếu không, rất đáng mừng là bạn có thể đem áo mưa đi bảo dưỡng lớp chống thấm và dùng bình thường.
  • Tự đánh giá giày của bạn. Các chức năng chống thấm của giày hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng hãy nhớ giữ chân ấm và khô trước tiên; các loại giày không chống nước sẽ sử dụng tốt trong điều kiện thời tiết mát mẻ và loại này cũng ráo nước nhanh hơn nếu bạn dùng ở vùng địa hình bùn đất, mương rạch. Dù là lựa chọn nào trong 2, bạn hãy luôn dùng giày có đế nhiều rãnh khi đi trong vùng địa hình bùn đất và siêu ma sát để tránh trơn trượt.
  • Mang thêm giày dự phòng. Bạn nên mang theo đủ giày để bảo vệ đôi chân khi đi các địa hình bùn đất lẫn núi cao. Như thế bạn có thể thay giày nếu giày bị ướt.
  • Mang theo quần dài đi mưa. Nếu ngại mặc quần đi mưa vì sợ bí khí thì hãy mang theo ít nhất chiếc quần dài bó để mặc cùng khi đi tất (giúp giữ tất, bảo vệ chân khỏi bị nước mưa rơi vào. Hãy nhớ mang thêm một đôi quần dài sạch để thay khi cần.
  • Mang theo mũ đi mưa. Cũng trong danh mục không-nên-dùng-đồ-cotton, đừng mang theo mũ vải cotton mà hãy tìm các loại mũ rộng vành để che chắn mặt (và kính) khỏi nước mưa.
  • Mang theo quần áo sạch. Quần áo sạch là 1 trong 10 trang bị thiết yếu khi đi dã ngoại. Đừng mang quá ít quần áo theo, đặc biệt nếu bạn đi dã ngoại thời tiết có mưa. Hãy mang theo dư dả quần áo để mặc giữ ấm và khô ráo cơ thể khi đi ngủ.
  • Mang theo đồ sơ cứu. Độ ẩm cao khiến chân dễ bị phồng rộp hơn khi di chuyển nhiều. Vì thế, hãy mang theo bộ đồ sơ cứu khi đi dã ngoại bên cạnh đồ đạc cá nhân.

Tăng cường bảo vệ  

Dù có nhiều loại túi làm từ vật liệu chống nước nhưng những đường diềm của chúng thì không làm từ chỉ chống nước. Thêm vào đó, những điểm tiếp cận như nắp chai lọ hoặc phần nắp mở của túi chứa đồ cũng khiến cho nguy cơ rò nước tăng cao. Ngay cả túi có đường khóa làm từ vật liệu chống nước hoặc được đựng trong túi kín cũng có thể bị rò nước. Có các phương pháp tăng cường bảo vệ cho túi đồ sau:

  • Gói vào trong gói áo mưa. Một số loại túi có túi đựng ngoài hoặc bạn có thể mua túi đựng ngoài vừa với túi đồ mang theo. Nếu đủ kiên nhẫn, bạn có thể chế chiếc túi đựng rác thành gói chống nước tiện dụng chỉ bằng cách cắt đi phần quai đeo.
  • Túi lót. Bạn có thể dùng túi đựng rác hoặc mua một gói lót đặc biệt hoặc dùng nhiều lớp túi bóng để bọc những đồ quan trọng. Dù cho lớp vải của túi đồ chính và các túi phụ đều có nguy cơ bị ướt khiến cho trang bị mang theo trở nên nặng hơn nhưng ít nhất những trang bị quan trọng của bạn sẽ được giữ khô ráo bên trong.
  • Túi hong khô siêu nhẹ. Những chiếc túi siêu nhẹ này có thể được dùng như túi bóng. Thêm vào đó, dù bạn không dùng túi bọc ngoài hay túi lót trong thì bạn cũng nên dùng túi hong để đựng các đồ dễ bị ướt. Nên dùng 1 túi hong đựng đồ ngủ và lều, đặc biệt nếu bạn dùng túi ngủ lông vũ. Bạn cũng nên trữ đồ ăn trong túi hong để ngăn hơi ẩm thấm vào đồ ăn. Thêm nữa túi cũng có quai để treo lên cao, ngăn gấu và động vật gặm nhấm chạm vào túi.
  • Túi chống nước. Bạn có thể trữ đồ như điện thoại, máy ảnh vào trong túi chống nước hoặc túi hong. Thêm vào đó, túi chống nước có thiết kế đẹp cũng là điểm nhấn cho bộ trang phục của bạn. 

CÁC NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG

Cach-xoay-so-khi-di-da-ngoai-ngay-mua-cac-nguy-co-tren-duong-WeTrek

Giông bão có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và cản trở chuyến đi. Nếu biết trước để phòng tránh, bạn có thể hạn chế các trường hợp không mong muốn trên đường.

  • Đường trơn. Ngay cả khi bạn mang đôi giày có ma sát tốt, bạn vẫn cần trang bị thêm đế chống trượt khi đi địa hình bùn trơn, đá nhẵn và bề mặt mưa xói mòn.
  • Gậy leo rất có ích trong những ngày mưa.
  • Nước suối dâng. Nước sẽ dâng và xiết hơn, đòi hỏi người leo phải cẩn trọng hơn khi băng suối. Hãy mở đai an toàn chỗ thắt lưng của balo khi băng suối để phòng khi trượt ngã hoặc gặp tình trạng cần chạy nhanh, bạn có thể dễ dàng vứt bớt đồ và đứng dậy tiếp tục di chuyển.
  • Nước xiết. Nếu bạn đi đến vùng nhiều kênh rạch, hãy kiểm tra dự báo trước khi đi và luôn thận trọng tìm kiếm trước các vùng đất cao để trú khi cần.
  • Tình trạng mất nhiệt. Hãy học cách nhận biết trạng thái mất nhiệt của cơ thể, bao gồm run rẩy và ý thức mơ hồ, bởi nó có thể xảy ra với bạn khi gặp thời tiết mưa lạnh. Hãy mặc áo len và đồ vải sợi tổng hợp để giữ nhiệt khi thân nhiệt hạ. Thay đồ khi bạn không cần di chuyển dưới mưa tiếp.
  • Tình trạng mất nước. Cơ thể dễ bị mất nước khi đi dưới mưa một thời gian dài. Hãy uống nước và ăn thêm dù cho cơ thể không cảm thấy đói, khát; nếu trời mưa to mà bạn không thể dừng chân, hãy ăn và uống ngay trên đường. 

CHIẾN LƯỢC NƠI CẮM TRẠI

Cach-xoay-so-khi-di-da-ngoai-ngay-mua-meo-tai-noi-cam-trai-WeTrek

Lựa chọn địa điểm

  • Chọn điểm hạ trại cao và khô ráo. Chọn điểm khô ráo và cao giúp bạn tránh vấn đề do độ ẩm gây ra trong lều, ví dụ như hạ nhiệt.
  • Tìm điểm dưới gốc cây. Cây xanh giúp tạo ra một vùng tiểu khí hậu dễ chịu hơn dưới tán cây, giúp hạn chế sự ngưng tụ khi đêm xuống.
  • Tránh các điểm dưới gốc cây bị đổ. Vì rất có thể gió mạnh sẽ khiến cây đổ sập.
  • Tránh các điểm trũng, thấp. Mưa có thể chảy qua vùng trũng và tạo thành vũng.
  • Đặt cửa trại phương kín gió. Tránh mưa hắt.

Để biết thêm thông tin, xem trong bài WeTrekology - Hướng Dẫn Cách Dựng Lều Trại.   Mẹo căng lều   Khi mưa xuống, vận tốc mưa ảnh hưởng đến việc căng lều. Bên cạnh các mẹo căng lều thông thường, bài viết đề cập thêm các mẹo khác giúp bạn dễ dàng hoàn tất thủ tục căng lều: 

  • Luyện tập trước. Bạn có thời gian kiểm tra kỹ các bộ phận của lều và tập dượt trước, cải thiện tốc độ làm việc.
  • Dùng dấu chân. Khi đất mềm hơn do mưa, bạn sẽ dễ dàng tạo được dấu chân trên đất để đánh dấu.
  • Thận trọng với các loại cho phép căng bạt trước. Mặc dù nhiều loại lều có thể căng bạt trước nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian để hoàn tất hơn là khi dùng loại căng khung trước.
  • Hãy giữ 4 góc khi căng lều. Lều sẽ ít bị đọng nước hơn nếu bạn giữ 4 góc khi căng lều.
  • Căng hết cỡ và . dù điều bạn muốn là chui ngay vào lều tránh mưa khi căng xong nhưng lều cần phải được căng hết cỡ và đúng độ thì mới đảm bảo.
  • Thành thạo khi sử dụng lỗ thông hơi. Nếu bạt có lỗ thông hơi, hãy dùng nó để tránh tụ nước trong lều. Mở rộng lỗ thông hơi và kiểm tra thường xuyên để tránh mưa hắt. Mở lỗ thông hơi theo từng cặp đối nhau thay vì mở hết 1 lúc để không khí được lưu thông.

SẤY KHÔ

Cach-xoay-so-khi-di-da-ngoai-ngay-mua-SAY-KHO-WeTrek

Khi thời tiết dường như mưa mãi không ngừng thì việc sấu khô trở nên vô cùng cần thiết. 

  • Chuẩn bị trước bộ đồ khô. Giữ đồ trong túi khô ráo và không mở trừ khi bước vào lều. Quần áo khô giúp cơ thể lẫn tinh thần thoải mái hơn.
  • Thay quần áo khô hàng ngày. Cứ mỗi buổi bạn có thể thay quần hoặc tất mới hoặc đồ mặc lớp lót để giữ cơ thể thoải mái và tránh mất nhiệt.
  • Đóng hết các khe hở trên quần áo. Giữ đồ mặc trên người khô ráo quan trọng hơn việc tiết kiệm thời gian mà làm ẩu. Hãy dừng lại ngay khi trời có nắng để phơi khô đồ đạc. (Dùng dây thừng làm dây phơi đồ.) Trải hết đồ ra để hong khô trước khi trời có thể mưa trở lại, đặc biệt nếu bạn có nhiều đồ ướt.
  • Sấy khô đồ khi về nhà. Ngay sau khi về nhà, hãy sấy đồ cho khô. Nếu không, đồ của bạn có thể bị ẩm mốc và hư hỏng. Luôn luôn sấy thật khô đồ trước khi cất đi.

 WETREKOLOGY

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

Bạn phải làm gì để biết khi nào đồ outdoor, thiết bị dã ngoại của bạn đã sắp hết tuổi thọ? Hướng dẫn này sẽ giúp bạn xác định cách bán lại, quyên góp, tái chế, giảm thiểu hoặc (như phương án cuối cùng) tiêu hủy đồ dùng yêu thích của bạn.
[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

Hố lửa thường là cách tốt nhất để nấu ăn trong các chuyến cắm trại. Đồ ăn không chỉ có thêm màu xém cháy và mùi thơm hun khói khi được nấu bằng than, củi, mà còn không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ để nấu. Nấu ăn trực tiếp trên lửa tạo cảm giác rất tuyệt vời và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều, từ pizza cho tới mỳ Ý và thịt viên.
[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

Một căn bếp gọn gàng là bí mật của một chuyến cắm trại vui vẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ cho các dụng cụ nấu nướng khi cắm trại và các nguyên liệu dễ tiếp cận cũng dễ dàng khi bạn ở nơi cắm trại.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

Những chiếc lều nóc xe, được dựng bên trên những thanh trục trên cao, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê cắm trại trong thời gian trở lại đây.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc