[WeTrekology] Bí Quyết Đi Bộ Leo Núi Cùng Trẻ Nhỏ

Ngày cập nhật 19/07/2024 10:46 AM - 6.808 lượt xem

Bạn yêu thích đi bộ leo núi (hiking)? Nhà bạn có trẻ nhỏ? Vậy làm thế nào để thuyết phục trẻ tham gia loại hình hoạt động này cũng như các hoạt động giải trí ngoài trời khác. Khi tìm kiếm những bí mật trong việc khiến trẻ con trở thành những nhà leo núi giàu nhiệt huyết, chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều ý tưởng hay.

Sau đây là những mẹo phổ biến nhất:

  • Mang theo thật nhiều đồ ăn nhẹ.
  • Khi bắt đầu, hãy đi những đoạn đường ngắn và đảm bảo di chuyển bằng với tốc độ của trẻ.
  • Cho phép trẻ mời một người bạn đi cùng (người lớn sẽ trở nên nhàm chán, có bạn cùng trang lứa đi cùng sẽ tốt hơn).
  • Để trẻ cùng tham gia lập kế hoạch leo núi
  • Tạo niềm vui thích: chơi các trò chơi, đi tìm kho báu
  • Hãy mang theo thật nhiều đồ ăn nhẹ và dừng lại thường xuyên để trẻ ăn đỡ đói. 

Những mẹo dưới đây là tổng hợp các kinh nghiệm, chia sẻ từ những người đã có những chuyến đi thành công cùng con mình.

di-bo-leo-nui-cung-tre-wetrek_vn-1

LÊN KẾ HOẠCH

Tìm nơi gần nhà. Bạn có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát được chuyện ngủ nghỉ, ăn uống hay một vấn đề nào đó phát sinh nếu đi đến một nơi gần nhà trong những lần đầu đi cùng trẻ. 

Không nhất thiết phải là trong rừng. Bạn có thể thực hiện chuyến đi trong thành phố và thăm thú những di tích lịch sử hoặc đi lang thang từ nơi này sang nơi khác và dạy trẻ về những nơi đã đi qua.

Hãy tìm hiểu sở thích, những vấn đề mà trẻ quan tâm như đồ chơi, trò chơi điện tử, sách hoặc phim ảnh, nhưng điều khiến trẻ xao lãng để hướng kế hoạch của bạn hướng vào những chủ đề đó trẻ quan tâm, tìm giải pháp cho các vấn đề khiến trẻ thấy chán nản và mất tập trung. 

Ví dụ như khi đến những đoạn đường khó đi hay quá mệt khiến trẻ không muốn tiếp tục nữa, bạn có thể nói chuyện với trẻ, đưa ra cho trẻ những câu hỏi về vấn đề mà trẻ quan tâm. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu say sưa chia sẻ, tranh luận sôi nổi về vấn đề đó và nhanh chóng quên đi những mệt mỏi chán nản.

Một phụ huynh chia sẻ: Con trai tôi 6 tuổi và những sở thích của con thay đổi từ chuyến đi đầu tiên cho đến những lần sau đó. Sự chú ý của con tôi luôn bị thách thức bởi các thiết bị điện tử, kể cả người lớn cũng vậy. Vì vậy, đối với mỗi chuyến đi, tôi thường lên kế hoạch trước. Tôi phát hiện ra mình nên cùng con chơi trò Tìm kho báu dọc đường, chọn chỗ để nghỉ ngơi, ăn uống, ghế qua hồ bơi, hoặc men theo một dòng sông đến nơi có cảnh vật xung quanh đẹp đẽ.

Một ông bố khác cho biết: Chúng tôi có hai cậu con trai, đứa lớn 8 tuổi, đứa bé hơn 5 tuổi. Tôi và vợ thường dẫn con đi cùng trong các chuyến đi bộ leo núi. Trước mỗi chuyến đi, tôi sẽ thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ, không phải là về hoạt động đó hay địa lý mà là tìm hiểu chi tiết về những đồ chơi, trò chơi điện tử, truyện, phim ảnh mà con yêu thích. Và trong chuyến hành trình, một thời điểm nào đó trên đường đi, một trong hai đứa không muốn tiếp tục đi nữa, tôi có thể hỏi con: Có phải ở cấp 5 hay cấp 6 trong trò chơi mà con đang chơi, con có sức mạnh để dùng kiếm ma thuật từ con rồng không?” Thông thường, tôi sẽ nhận lại câu trở lời là một màn độc thoại tầm 15 phút chi tiết về từng cấp độ hoặc một cuộc tranh luận sôi nổi về độ chính xác. Như vậy, trẻ sẽ hoàn toàn quên rằng mình đang muốn bỏ cuộc. 

CHỌN ĐIỂM ĐẾN

Luôn tìm điểm đến thật thú vị ở cuối hành trình - một thác nước, một con sông hay một thứ gì đó thật đặc biệt.Những điểm đến liên quan đến nước luôn là động lực thúc đẩy sự khám phá tuyệt vời cho trẻ. 

Một phụ huynh cho biết: Ba đứa con của tôi đều đang trong độ tuổi thiếu niên, nhưng cảnh vật không phải là điều thu hút khi chúng còn là trẻ con. Trái lại, một hốc cây có thể chui vào hay một cái hang lại cực kì kích thích chúng. 

nui-cung-tre-wetrek_vn-4

Chúng tôi đã từng lên kế hoạch một kì nghỉ kéo dài 2 tuần vào mùa hè khi hai con tôi, một đứa lên 4 tuổi và một đứa lên 7 tuổi. Chủ đề của chuyến đi là đi bộ đến thác nước. Chúng tôi đã mang theo một cuốn sách hướng dẫn và sắp xếp các điểm dừng trên đường đi. Khi đến gần thác nước, bọn trẻ có thể chơi ở bất cứ chỗ nào miễn là đảm bảo an toàn. Và sẽ luôn có một bữa trưa đầy đủ trong ba lô cho các con. Trong kì nghỉ đó, chúng tôi đã có những chuyến đi bộ leo núi, và cả bạn trẻ của tôi đều đã vượt qua chúng. 

Hãy để con bạn dạo chơi bên ngoài mỗi ngày và để chúng nhìn ngắm những thứ nhỏ nhặt như một cây nấm, một con kiến, một cái cây. Bạn không nhất thiết phải thực hiện một chuyến đi bộ đường dài để thấy được những thứ đẹp đẽ đó, hãy tìm ở trong vườn, ở một trang trại hay một công viên ở địa phương.

nui-cung-tre-wetrek_vn-3

CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN ĐI 

Đừng gọi chuyến đi cùng trẻ là “chuyến đi bộ đường dài” vì sẽ khiến trẻ nghĩ rằng đây là chuyến đi dài và gian khổ. Hãy gọi đó là “cuộc phiêu lưu”, ví dụ như “ Ai muốn tham gia cuộc phiêu lưu ngày hôm nay?”.

Hãy để trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị. Cho trẻ xem bản đồ, chọn quần áo phù hợp, giúp trẻ chọn đồ ăn và những đồ chơi, không phải đồ điện tử để đem theo. Đưa cho trẻ ba lô đựng đồ riêng của mình với đầy đủ còi cứu sinh, áo mưa, la bàn, bộ sơ cứu mini với băng gạc nhiều màu sắc. Chỉ cho trẻ cách sử dụng trang bị của mình trong trường hợp khẩn cấp và thực hành trên đường đi. 

Hãy nhờ trẻ giúp bạn việc chuẩn bị đồ ăn nhẹ và đổ đầy các chai nước. Chú trọng chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho chuyến đi trước khi ra khỏi nhà. Luôn mang theo những thứ cho chuyến đi dài những vẫn khiến trẻ thoải mái: quần áo khô, giày, áo ấm, chai đầy nước và những món ăn vặt yêu thích của trẻ. Vào những ngày nóng nực, hãy mang theo những chai nước có đầu phun sương. Một lớp sương mỏng sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, tươi mát. 

nui-cung-tre-wetrek_vn-7

ĐỒ ĂN NHẸ

Mẹo số một là mang thật nhiều đồ ăn nhẹ cho trẻ. Đi bộ leo núi yêu cầu phải sử dụng nhiều năng lượng và trẻ em thì cần phải bổ sung thường xuyên hơn người lớn. Các loại hạt, pho mát, hoa quả khô, kẹo dẻo, kẹo M&M là những món yêu thích của trẻ con. Phải thừa nhận rằng một buổi mua sắm đồ ăn vặt của cả gia đình nhỏ tạo nên sự nhiệt tình đối với chuyến đi hơn cho cả nhà. Cho trẻ ăn gì đó vào giờ nghỉ trưa, mang theo bếp để đun thức uống mà bạn yêu thích. 

Nắm rõ tốc độ của trẻ, dừng lại thường xuyên. Bạn phải chấp nhận: 1) Không đến thác nước hoặc điểm đến khác, 2) Không tập thể dục ngoài trời (Nếu đó là động lực của bạn), và 3) Thay đổi kế hoạch không do dự.

Đừng thúc giục trẻ nếu không bạn sẽ khiến con mất hứng. Bạn cần phải hòa hợp với trẻ trong suốt thời gian này và nhớ rằng chúng chỉ có một đôi chân nhỏ bé thôi. 

Đừng quá sốt ruột cũng đừng nao núng. Chọn một cái cây hoặc một hòn đá đích và đi tới đó. Sau đó chọn tiếp một điểm đích khác.

Có nghĩa là hãy kết nối và làm trẻ thấy thích thú với các hoạt động. Một khi trẻ thấy chán tức là bạn thất bại. Hãy chấp nhận theo lẽ tự nhiên và cho phép trẻ xao lãng nhưng hãy thuyết phục trẻ bất kể khi nào gây được sự chú ý của chúng. Để trẻ điều khiển mọi hoạt động, đừng bắt chúng làm theo khuôn mẫu mà bạn mong muốn. Nếu chuyến đi bộ đường dài kéo dài 30 phút thì thật là tuyệt vời. Nếu nó kéo dài 10 phút hãy đảm bảo đó là 10 phút vui vẻ thoải mái. 

TẬP TRUNG VÀO NIỀM VUI CỦA TRẺ

Không có một lịch trình cố định nào cho những lần đầu tiên đi bộ leo núi hay đi trượt tuyết cùng trẻ. Mục tiêu là làm cho trẻ thấy vui và muốn tiếp tục tham gia vào chuyến đi lần sau. Cho phép trẻ đi bao xa theo ý muốn và trẻ thực hiện được mới thôi. Mang đến những bất ngờ cho trẻ ngay trong ba lô leo núi của bạn. Qua thời gian, bạn có thể khiến trẻ tự thấy thích thú với chuyến đi.

Đừng quên chụp ảnh ở đầu chặng đường để giữ lại những khoảnh khắc tại những địa điểm trẻ đã ghé qua.

Dẫn trẻ đi vào ban đêm. Đưa cho trẻ đèn đội đầu, trẻ chúng sẽ đi được khá xa. 

Một phụ huynh chia sẻ: Đi bộ leo núi đối với gia đình chúng tôi thực sự chỉ là một cái cớ để ăn trong rừng. Hai đứa con gái của tôi, đứa lớn 8 tuổi và đứa nhỏ 6, cô con gái nhỏ của tôi không hứng thú với chuyến đi lắm nhưng lại thích hát nên chúng tôi đã hát dọc đường.

nui-cung-tre-wetrek_vn-8

GIỮ CHO TRẺ THÍCH THÚ

Một phụ huynh cho biết: Khi đi bộ leo núi với hai con nhỏ, 4 tuổi và 7 tuổi, tôi đã cho trẻ luôn thích thú, như một chìa khóa cho chuyến đi. Do đó, chúng tôi cùng chơi trò chơi mọi lúc trên đường đi. Một trong những việc yêu thích của trẻ là lập một danh sách các đồ vật và cố gắng tìm chúng khi đi bộ leo núi. Một trò chơi khác nữa là chọn một chữ cái và sau đó cố gắng để tìm ra nhiều nhất có thể các từ bắt đầu bằng chữ cái đó. Bạn cũng có thể chơi tương tự với động vật, cố gắng để xem bao nhiêu loại động vật khác nhau có thể tìm thấy trên đường đi. Đi tìm kho báu cũng là trò chơi khiến trẻ vô cùng thích thú. 

Một bà mẹ khác thì chia sẻ: Trong chuyến đi bộ leo núi đầu tiên với đứa con trai 4 tuổi của mình, con chỉ muốn nằm đó giữa con đường mòn và đi ngủ. Vì vậy, chồng tôi thường xuyên đặt một chiếc lá trên đường đi với những quả dâu rừng ở trên và con trai tôi đã đi lượm từ quả dâu rừng này đến quả dâu rừng khác như trò truy tìm kho báu. Cho những quả dâu đó vào miệng hoặc giữ những quả dâu đó cho đến tận khi đã ra đến chỗ xe ô tô. Cách đó giúp bạn có cơ hội tuyệt vời để dạy cho con cái gì ăn được, cái gì không ăn được. Con tôi đã rất vui và vẫn còn nhớ những kỷ niệm đó cho tận bây giờ. 

HÃY ĐỂ TRẺ LÀ CHÍNH MÌNH

Mang đồ chơi như mũ cướp biển, miếng dán và ống nhòm, bạn có thể cho trẻ đi lang thang xung quanh, dừng lại và quan sát những con rệp, động vật, leo lên tảng đá. Mang theo bất cứ thứ gì tạo niềm vui, khiến việc đi bộ với trẻ giống như đang chơi đùa. 

Chỉ ra những đối thượng thú vị: Hòn đá, cây cối, muông thú, bọ rệp, lá cây. Hãy để con nhảy từ một gốc cây hay trèo lên một tảng đá để cuộc hành trình của bạn cùng còn mới mẻ và nhiều niềm vui. 

Có phụ huynh chia sẻ rằng: Con của tôi rất hiếu động. Thậm chí khi ở nhà trẻ và trường học, chúng rất nhanh chán. Chúng thích những chuyến đi bộ leo núi có nhiều không gian để chạy nhảy, leo lên đá, trèo lên cây, bơi lội, đào đất, xây pháo đài và tương tác với những đứa trẻ khác. Các con thích hét to, ban đầu, tôi đưa con đến những nơi có thể làm vậy. Khi chúng lớn hơn, các trải nghiệm ngoài trời nhiều hơn, chúng cũng học được cách trân trọng sự yên tĩnh của môi trường bên ngoài. 

nui-cung-tre-wetrek_vn-2

TRANG BỊ KHIẾN TRẺ CON VUI VẺ HƠN

Thậm chí kể cả khi trẻ chỉ mới ba tuổi (hoặc nhỏ hơn) thì hãy cứ đưa cho chúng thứ gì đó để mang theo. Bạn có thể tìm những ba lô nhỏ và để trẻ mang một chiếc sandwich hoặc một ít hoa quả hay một cái áo khoác. Điều này làm trẻ cảm thấy như mình là một phần quan trọng của chuyến đi và quan trọng nhất là chúng thích điều đó.

Trẻ con hoàn toàn thích những đồ dùng thú vị và được giống như bố mẹ. Đưa cho trẻ đèn đội đầu, túi đựng đồ, túi đựng nước  hoặc bình nước.

Một phụ huynh chia sẻ rằng: Một cặp ống hòm, kính lúp và những cuốn sách là cách thú vị để có một chuyến đi bộ đường dài có tính tương tác với trẻ. Con trai tôi bắt đầu có chuyến đi bộ leo núi với tôi khi còn rất nhỏ và khi lên 3 tuổi, con đã tự mình thực hiện một chuyến hành trình. Giờ đây khi lên 5, con thường hỏi tôi khi nào thì chúng tôi lại đi bộ leo núi nữa. 

Mang một quyển sách nhận biết hoặc thẻ nhận biết về những loài hoa, chim, cây cối hay thực vật khác. Đưa cho trẻ máy ảnh và chơi trò nhận dạng và chụp nhiều nhất có thể những loài hoa/chim/cây/thực vật khác trên đường đi. Trẻ thường rất hào hứng với trò nhận biết các sự vật và chụp ảnh mà thậm chí còn không nhận ra được là chúng đang thực hiện chuyến đi bộ leo núi. Bạn thậm chí có thể trao thưởng cho người tìm được nhiều vật ở cuối hành trình.

MẸO ĐỐI VỚI TRẺ MỚI BIẾT ĐI

Trong những lần đầu đi bộ leo núi với trẻ mới biết đi, bạn có thể chỉ đi được khoảng 20 phút nhưng bạn có thể đi lang thang xung quanh và kiểm tra các tảng đá trong bán kính 50 bước chân trong khoảng 2 giờ. 

Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi thường thích đi loanh quanh hơn là đi bộ leo núi nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần trước. Bạn có thể chỉ đi được một đoạn ngắn và dành nhiều thời gian quan sát những hòn đá, bụi bẩn, bụi cây và những cái que củi.

Em bé của bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy mệt trong chuyến đi, do đó hãy mặc túi địu em bé để cõng bé khi cần. Khi đó bé sẽ buồn ngủ trên địu và cho phép tôi nới rộng quãng đường và thời gian của hành trình. Thường xuyên địu con khi làm việc vặt quanh nhà như hút bụi để giúp trẻ làm quen. 

Đừng ngại phải dừng lại và cho trẻ ra khỏi địu để được tự sờ và cảm nhận thế giới ngoài trời và cũng là để thả lỏng cơ chân cho bé.   

Khi sử dụng địu em bé, dành một khoảng thời gian ngắn để kiểm tra chắc chắn rằng con bạn thoải mái với nó. Một vấn đề bạn cần chú ý là thay tã cho bé, vì một chiếc tã bẩn là rất khó chịu đối với bé. Quần của trẻ chắc chắn sẽ được kéo lên trên mắt cá chân hoặc đầu gối, do đó, để lộ chân trần, bạn nên chắc chắn đã trang bị cho bé một lớp đồ bên trong khi nhiệt độ khoảng từ 13 độ C hoặc lạnh hơn. 

nui-cung-tre-wetrek_vn-9

VỚI TRẺ Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN

Một phụ huynh chia sẻ rằng: Tôi đã đi bộ leo núi với con trai 11 tuổi của mình trong một chuyến dã ngoại 5 ngày. Bi quyết để thành công là con trai tôi chỉ mang theo khối lượng đồ đạc chỉ bằng khoảng 14% trọng lượng của mình, bao gồm cả ba lô. Mang theo một chiếc áo khoác chống nước tốt, quần áo khô để ngủ và đồ ăn. Trong suốt 3 ngày trời mưa nặng hạt, nhưng con tôi không hề phàn nàn. Chuyến đi đã rất thành công.

Đối với độ tuổi từ 8 đến 14, hãy để trẻ mang đồ chơi, tai nghe hoặc những đồ chơi điện tử theo để giúp chúng thích nghi với môi trường ở ngoài trời. Trẻ sẽ tự quyết định tiến độ và cách thức riêng của mình. 

Một phụ huynh khác cũng cho biết: Tôi thường dẫn theo hai con mình 11 tuổi và 14 tuổi khi đi bộ leo núi và đi trượt tuyết và tôi nghĩ rằng việc kết hợp giữa sự vui vẻ và tính giáo dục là rất quan trọng. Tìm bản đồ ở nơi bạn đến và xem cùng trẻ trước khi đi cũng như khi đi trên đường. Mang theo cuốn sách về môi trường hoang và lịch sử của khu vực bạn đến. Như vậy, con bạn sẽ cảm thấy được kết nối với chuyến đi hơn, học thêm được nhiều điều.

 nui-cung-tre-wetrek_vn-6

MẸO NHỎ TỪ CHUYÊN GIA

Trang bị còi cứu sinh cho trẻ trên 4 tuổi:

  • Thổi 3 tiếng có nghĩa là “Con bị lạc rồi”
  • Luyện tập với trẻ cần phải làm gì khi bị lạc. (Ở nguyên tại chỗ, thổi còi)
  • Móc còi vào một móc khóa nhỏ và đeo còi sau lưng ba lô của trẻ  hoặc ở quai thắt lưng. Dạy trẻ không được dùng những chiếc còi như một món đồ chơi.

Không đi giày hở mũi, tránh dùng tất cotton (Chúng lâu khô và dễ gây rộp da).

Trang bị kính râm, mũ rộng vành và kem chống nắng. Mang đủ nước.

Mang một bộ sơ cứu y tế cơ bản, lấy thêm băng gạc, khăn lau và băng thể thao.

MỘT SÔ MẸO KHÁC

Tạo sự nhiệt tình

Thể hiện cảm giác của của riêng bạn. Ghi chú những thay đổi bên ngoài và thể hiện sự hào hứng về nó. Một người yêu đi bộ leo núi có con gái 2 tuổi chia sẻ: Con rất thích thú với trượt tuyết chỉ bởi vì tôi cũng vậy. Khi chúng tôi ra ngoài và chơi vui vẻ, điều này làm con bé thậm chí còn muốn đi chơi thêm lần nữa. Mỗi ngày tôi chỉ cho con một thứ trong tự nhiên: “Nhìn kìa con, hoa tulip đang nở và bây giờ mới chỉ là tháng 2” “Con hãy nhìn đống tuyết trên núi này”

Càng sớm càng tốt

Hãy bắt đầu khi trẻ còn nhỏ. Khi trẻ sẽ lớn hơn cho phép chúng mang theo bạn bè. Khám phá những hoạt động ngoài trời sẽ trở thành thói quen. Nếu trẻ chỉ được tham gia vào các hoạt động ngoài trời khi trước đó luôn sống trong môi trường sống bó hẹp, khép kín và chỉ luôn tiếp xúc với những tiện nghi của cuộc sống đô thị thì chúng sẽ bắt đầu không thích cuộc sống hoang dã. 

Chia sẻ trách nhiệm với trẻ

Trước khi bắt đầu chuyến đi bộ đường dài, bạn hãy xem xét các lựa chọn và cân nhắc xem liệu con mình có muốn chọn lộ trình đó không.   

Khi cắm trại, trẻ thích được dựng lều. Hãy đề nghị con dọn dẹp khu đất xung quanh lều, mang lều ra và để cọc trên nền đất.

Dạy con quy tắc Không để lại dấu (Leave no Trace) từ ngày đầu tiên. 

Hãy cho trẻ đi cùng một người bạn nếu có thể.    

Để trẻ tự xác định tốc độ đi cho mình và luôn có những phần thưởng trên đường đi cho trẻ. Hãy đảm bảo trẻ được cung cấp đủ năng lượng, cho trẻ ăn trước khi bắt đầu đi bộ.

Phương Dung

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc