[WeTrekology] Hướng Dẫn Sử Dụng, Bảo Quản, Chăm Sóc Giày Leo Núi

Ngày cập nhật 17/07/2024 02:05 PM - 8.954 lượt xem

Chúng ta luôn quan tâm tới những gì mà chúng ta yêu quý, và tại WETREK.VN, chúng tôi yêu quý những đôi giày leo núi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo hữu ích để chăm sóc giày. Sau đây là bốn thói quen mà bạn có thể áp dụng:

  • Lau chùi giày sau mỗi chuyến đi bằng một chiếc cọ và chút nước sạch.
  • Tháo phần đế trong của giày (insole) sau mỗi chuyến đi để giày khô hoàn toàn.
  • Không để giày tiếp xúc với nhiệt độ quá cao; cất giữ giày ở nhiệt độ trong phòng.
  • Khi nước không còn đọng thành hạt tròn trên mũ giày, hãy phủ chất dưỡng lớp chống thấm nước để lấy lại khả năng chống thấm nước cho giày.

Hãy đọc tiếp để có biết thêm thông tin cụ thể về việc làm sao có thể tăng tuổi thọ và chất lượng sử dụng giày.  

huong-dan-bao-quan-cham-soc-giay-leo-nui-wetrek.vn-3

  Khi giày dã ngoại còn mới:

  • Hãy giữ lại tờ hướng dẫn sử dụng và bảo quản. Luôn thực hiện theo lời khuyên về bảo quản giày của nhà sản xuất .
  • Giày mới mua hiếm khi cần những liệu pháp chăm sóc giày ở tiệm, vì hầu như tất cả các đôi giày đều đã được phủ một lớp phủ chống thấm nước (DWR) từ nhà sản xuất.
  • Xỏ giày và chạy thử trước khi bắt đầu những chuyến đi dài.
  • Nếu phần mũi giày da hơi cứng khó đi, hãy đánh một ít chất dưỡng ẩm (conditioner) để mũi giày mềm ra.

Sau mỗi chuyến đi: Lau giày sạch sẽ

MẸO LÀM SẠCH GIÀY

Hãy chịu khó lau chùi giày. Bạn cho rằng mình quá mệt sau một chuyến đi dài nên không còn đủ sức để lau chùi giày? Vậy thì đừng quên lau sạch người bạn đồng hành này vào hôm sau nhé. Tại sao ư?

  • Sau mỗi chuyến đi, bụi bẩn và cát có thể bám vào giày (có thể là giày da hoặc giày vải) và chà sát bề mặt giày như một lớp giấy nhám.
  • Bùn đất có thể hút độ ẩm của chất liệu da và trở nên khô cứng, khiến lớp da kém mềm dẻo và dễ bị hỏng.
  • Lớp lót giày tháo được (trong một số loại giày) hoặc phần đế trong có thể giặt bằng máy giặt. Nhớ xem lại tờ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thực hiện việc này. Hãy nhớ luôn tháo lớp lót giày (liner) hoặc phần đế trong (insole) và phơi ngoài trời.

Lưu ý: Không được giặt giày leo núi bằng máy giặt. Dùng một cái cọ (chổi) để nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn. Tốt nhất là nên dùng bộ dụng cụ chuyên dụng, một chiếc bàn chải rau củ hay bàn chải đánh răng. Để làm sạch giày hoàn toàn, hãy tháo dây giày ra trước khi lau giày. Có thể thêm một ít nước pha một ít xà phòng đặc dụng cho chất liệu da, hoặc thậm chí là nước rửa chén vào dụng cụ lau giày chuyên dụng để lau chùi giày.

  • Không dùng xà phòng bánh hoặc chất tẩy rửa vì những chất này thường chứa hoạt chất hút nước, chất tẩy rửa có thể chứa thành phần tẩy trắng, có thể để lại cặn.
  • Nấm mốc trên giày? Pha hỗn hợp nước, dấm với tỉ lệ 80% : 20%, sau đó dùng bàn chải chải sạch.
  • Nếu cần, có thể rửa sạch cả phần đế ngoài cùng. Máy làm sạch đế giày có tác dụng làm sạch đất cát và các loại chất bẩn cứng đầu khác bám trên giày của bạn. Nếu giày bị dính bùn, hãy nhúng phần đế ngoài cùng (không phải phần mũ giày) vào chậu nước trong vài giờ, sau đó dùng vòi xịt để làm sạch lớp bùn đó.

huong-dan-bao-quan-cham-soc-giay-leo-nui-wetrek.vn-1

MẸO PHƠI KHÔ GIÀY

  • Để giày khô ở nhiệt độ thường. Làm khô nhanh sẽ không tốt cho giày, đặc biệt là giày da.
  • Tháo phần đế trong (insole) ra và để khô tự nhiên.
  • Không để giày ẩm (ướt) gần nguồn nhiệt (lò sưởi, lửa trại, bếp củi, lò sưởi, dưới ánh nắng trực tiếp…) vì nhiệt độ cao sẽ:
    • Làm giảm hiệu quả của các chất keo dính trong giày.
    • Làm nóng phần mũ giày dẫn đến phần da bị co lại hoặc bị cong, và có thể ép chặt ngón chân khi bạn đi giày, và thậm chí là khiến bạn không thể xỏ vừa đôi giày yêu quý của mình nữa.
  • Phương pháp làm khô bạn nên áp dụng: Đặt giày trước một cái quạt ở nhiệt độ trong phòng (tháo đế trong ra và để hở phần lưỡi gà (tongue) – lớp đệm giữa phần mui giày và mu bàn chân).
  • Không có quạt? Lót 1 hoặc 2 tờ giấy báo vào trong giày vì giấy báo có khả năng hút ẩm đáng kinh ngạc. Đừng quên thay giấy báo sau mỗi giờ nhé.
  • Nếu muốn giày khô nhanh, hãy đặt giày lộn ngược.
  • Đặt giày ở nơi có nhiệt độ bình thường và ổn định. Không để giày ở gác xép, ga-ra, thân xe hoặc ở bất kỳ đâu kín gió.

Sau khi sử dụng: Lau sạch, làm mềm và dùng chất chống thấm

Chúng tôi cung cấp ba loại sản phẩm chăm sóc giày. Sau đây là hướng dẫn về cách sử dụng:

Chất làm sạch giày (Cleaner) Sử dụng chất làm sạch giày chuyên dụng (cleaner) để làm sạch giày trước khi xịt/đánh dưỡng chất chống thấm, hoặc bất kể khi nào bạn muốn lau sạch các chất bẩn cứng đầu trên giày chẳng hạn như bụi bẩn và bùn đất.

Hãy sử dụng chất làm sạch giày định kỳ. Bạn muốn đôi giày yêu dấu của mình luôn sạch sẽ sau mỗi chuyến đi mà chỉ cần các bước lau chùi thông thường? Nhưng khi giày của bạn bị dính bùn đất thì hiệu quả làm sạch sẽ rất cao nếu sử dụng chất làm sạch giày chuyên dụng.

Mẹo: Luôn lau chùi sạch sẽ giày trước khi xịt/đánh dưỡng chất chống thấm nước.

Chất dưỡng ẩm (conditioner)

Sử dụng chất dưỡng ẩm giày da khi lớp da bị khô hoặc có vết nứt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này khi cần làm khô nhanh đôi giày mới của mình.

Đừng quên sử dụng chất dưỡng ẩm một cách ‘khôn ngoan’. Chất liệu da tốt (cũng giống như da của chúng ta) hoạt động hiệu quả nhất khi có đủ độ ẩm. Tuy nhiên, giày của bạn sẽ rất mềm nếu dùng quá nhiều chất dưỡng ẩm, và sẽ giảm hiệu quả sử dụng trên những địa hình gồ ghề.

Không dùng dầu chồn (Mink oil) hoặc các loại tinh dầu tương tự khác vì chúng chỉ phù hợp với những loại giày logging và sẽ làm mềm lớp da của đôi giày leo núi yêu quý của bạn.

huong-dan-bao-quan-cham-soc-giay-leo-nui-wetrek.vn

Chất chống thấm

Sử dụng dưỡng chất chống thấm khi bạn thấy nước không đọng thành các giọt to trên bề mặt da. Mục đích của dưỡng chất chống thấm là để nước không thấm sâu vào giày mà chỉ bám vào lớp ngoài cùng. Nhớ sử dụng khi cần thiết. Việc sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào cách bạn sử dụng giày. Những người đi bộ đường trường ở những khu vực ẩm ướt thường xuyên phải dùng dưỡng chất chống thấm nhiều lần trong một năm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG THẤM CHO GIÀY

Hỏi: Giày của tôi trông có vẻ ẩm, vậy nó liệu có bị thấm nước không?

Đáp: Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời là KHÔNG. Nếu bạn thấy nước không đọng thành các giọt to trên phần mũ giày, nghĩa là lớp phủ chống thấm nước đã giảm hiệu quả do bụi bẩn, mài mòn và ánh nắng mặt trời, kết quả là giày của bạn bị ẩm và nặng. Tuy nhiên, trước khi nước thấm qua phần mũ giày thì giày của bạn đã bị ướt sũng.

Hỏi: Giày chống thấm Gore-Tex của tôi trông có vẻ ẩm, vậy nó có bị trục trặc gì không?

Đáp: Hoàn toàn không. giày Gore-Tex được phủ một lớp màng chống thấm/thoáng khí (màng Gore-Tex®), do đó nước sẽ không thể thấm vào phần trong, trừ trường hợp lớp màng này bị hỏng. Giải pháp cho giày ẩm, ngay cả khi có hay không có lớp màng chống thấm, đó là: Khôi phục lại khả năng chống thấm bằng cách xịt hoặc đánh dung dịch chống thấm đặc dụng cho giày.

Hỏi: Khi cần khôi phục lớp màng chống thấm của giày, tôi nên dùng sản phẩm chống thấm nào?

Đáp: Tùy thuộc vào chất liệu phần mũ giày của giày để lựa chọn sản phẩm chống thấm phù hợp.

Chất liệu: Một số nhãn hiệu cung cấp sản phẩm chống thấm cụ thể cho từng loại chất liệu giày:

  • Loại da full-grain (loại da cao cấp nhất)
  • Loại da split
  • Loại da nubuck
  • Loại da suede
  • Loại da tổng hợp hoặc loại kết hợp vải và da.

Hỏi: Sử dụng sản phẩm chống thấm như thế nào?

Đáp: 

  • Bước 1: Lau giày thật sạch bằng chất làm sạch giày chuyên dụng và bàn chải đánh giày.
  • Bước 2: Thực hiện theo các chỉ dẫn đi kèm sản phẩm. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo sử dụng các sản phẩm chống thấm khi giày bị ẩm hoặc ướt. Đối với các loại giày da thì càng ẩm càng tốt.

Hỏi: Giày đã đánh chất chống thấm có đàn hồi không?

Đáp: Trong quá trình giữ gìn giày, ‘đàn hồi’ tương đương với ‘mềm’. Chất dưỡng ẩm da giày dạng lỏng (Liquid Conditioner for Leather) được đặc chế cho những vùng da bị khô, nứt hay da cũ. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng xịt chất dưỡng ẩm da lên những phần bị cứng với giày mới, đặc biệt là phần mũi giày. Chắc chắn sản phẩm này sẽ dưỡng ẩm da, và đừng quên sử dụng nó một cách thông minh nhé. Sản phẩm chống thấm nước cũng chứa chất phụ gia da giày (tanning agents), loại phụ gia này sẽ giúp lớp da không bị khô, duy trì sự đàn hồi tự nhiên của da và chống lại sự tấn công của vi khuẩn, và tác dụng chính của nó là giúp lớp da không bị thấm nước.

Hỏi: Tôi có nên sử dụng nhiệt khi đánh/ bôi/ xịt chất chống thấm lên giày không?

Đáp: Không nên sử dụng nhiệt khi sử dụng các sản phẩm chống thấm dạng lỏng như Nikwax và Granger's. Nên để giày trong phòng có nhiệt độ bình thường trong và sau khi xịt chất chống thấm. Theo Cobbler Dave Page, sau khi xịt chất chống thấm, bạn nên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 15 phút. Hãng sản xuất sáp Sno-Seal cho hay: nên làm ấm giày trước khi đánh sáp chống thấm. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nhiệt để sấy khô.

Hỏi: Thời hạn sử dụng các sản phẩm chống thấm là bao lâu?

Đáp: Theo các nhà sản xuất, bạn nên sử dụng sản phẩm chống thấm trong vòng 4 năm kể từ ngày mua, mặc dù các sản phẩm chống thấm đều vẫn có tác dụng tốt sau khoảng thời gian này (4 năm).  

Ethan Nguyen  

>> Chọn ngay cho mình một đôi giày leo núi tiêu chuẩn tại WETREK.VN.

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc