Tìm kiếm cụm từ mấu bám trên mạng, bạn sẽ tìm thấy hàng loạt các kiểu dáng và màu sắc muôn hình vạn trạng. Còn khi đối diện với một vách đá, bạn sẽ phải tìm những vị trí có thể bám tay thật an toàn, tuy nhiên chúng lại nằm lẫn nhau trên bề mặt đá. Học cách gọi tên các mấu bám và cách phân biệt mỗi loại là kiến thức cơ bản người leo núi đá cần nắm. Bài viết này cung cấp cái nhìn toàn cảnh và quan trọng hơn, giải thích cách sử dụng từng loại mấu bám khi leo.
Hai điều chính cần nhớ để giúp bạn bám tay tốt hơn trên mọi loại địa hình:
Mấu bám thường khá to, có nhiều vị trí có thể giúp bạn bám tay quanh được. Đây là loại mấu bám được yêu thích bởi chúng dễ cầm nắm và giúp người leo thả lỏng được cơ khi bám.
Vách là kiểu mấu bám bạn thường thấy khi leo núi đá. Vách có thể chỉ là loại vách nông (chỉ đủ rộng để đặt ngón chân), một vết cắt dài trên tường (đủ chỗ cho mười đầu ngón tay bám) hoặc lớn hơn một chút (đủ lớn để đặt ức chân và giúp đẩy cơ thể lên trên).
Vách có thể xuất hiện theo nhiều hướng nên hãy chọn đúng vách phù hợp với phương leo của bạn.
Gờ bám là loại mấu bám có cạnh rất nhỏ, chỉ vừa đủ để đặt một phần ngón tay vào. Khi gặp mấu bám này, hãy áp sát cơ thể vào vách đá, bạn sẽ có góc độ tốt hơn để bám và bám được lâu hơn.
Bạn có thể bám gờ theo 2 cách:
Mép bám là những “dải đá” mà bạn phải bám với ngón cái ở một bên và 4 ngón tay còn lại một bên. Ngón cái giúp tăng sức mạnh nắm tay nên bạn có thể dùng nó bất cứ khi nào có thể.
Mấu trơn chỉ là một phần đá nhô lên nhưng không có góc nào thuận lơi cho tay bám. Mấu trơn có thể rất khó để sử dụng, nhưng nếu có kỹ thuật tốt, bạn vẫn xử lí được nó như thường:
Lỗ bám là các hốc nhỏ trên vách đá. Lỗ có thể rất nhỏ, chỉ vừa 1 ngón tay hoặc đủ rộng cho cả bàn tay. Tuy nhiên ngón giữa là ngón khỏe nhất, vì thế hãy sử dụng ngón giữa nếu lỗ chỉ đủ rộng cho 1-2 ngón tay.
Lỗ bám có thể kéo cơ thể theo nhiều hướng khác nhau nên bạn có thể áp dụng bất cứ kỹ thuật nào. Chỉ cần nhớ đừng để ngón tay căng quá mức là được.
Giống như tên gọi, hốc bám dưới là một vị trí mà bạn bám từ bên dưới, làm điểm tựa để kéo mình lên trên. Điểm mấu chốt là tìm một điểm đặt chân đủ cao để bạn dễ dàng duy trì sức căng của cơ thể khi leo lên mấu kế tiếp.
Khe nứt thường xuất hiện do một phần tách ra của vách đá, nằm giữa phần đá bị tách và vách đá gốc. Bạn có thể bám tay vào khe nứt tương tự như các kẽ đá, nhưng thường thì cách dễ nhất là ôm cả bàn tay vào phần khe nứt và để cơ thể nghỉ ngơi.
Mỏm bám là phần đá nhô ra mà bạn có thể bám trọn vẹn bằng cả bàn tay. Đây là mấu bám tốt vì rất dễ bám. Đôi lúc bạn có thể quấn dây thừng quanh mỏm bám để làm dây an toàn cũng được.
Lục's Sen