Dù leo núi đá trong nhà hay ngoài trời, khi bạn chuyển từ leo với neo sang leo tự do, mỗi cú ngã hoặc trượt chân sẽ khiến bạn tụt xuống xa hơn - ít nhất là gấp đôi khoảng cách từ bạn đến điểm móc cuối cùng. Dù ngã là chuyện rất bình thường, học các ngã thật tốt sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải chấn thương của bạn.
Vì ngã là một phần không thể thiếu khi bạn cố gắng rèn luyện kỹ năng cho mình, vậy nên chế ngự cảm giác sợ hãi bị ngã cũng là chìa khóa giúp người leo đạt được tiến bộ. Khi càng có nhiều kinh nghiệm và thoải mái hơn, người leo càng dễ dàng tự phát triển các kỹ năng thay vì bị nỗi sợ áp đảo.
Cân nhắc trang bị: Vì các cú ngã có thể xảy ra bất cứ khi nào, nên người leo không cần trang bị nào quá đặc biệt ngoài các trang bị cơ bản để leo núi đá tự do. Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm tra lại mũ bảo hiểm, bởi nếu mũ đã bị nứt vỡ hoặc dùng trên 10 năm thì bạn nên thay mũ mới. Tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn chọn mũ bảo hiểm leo núi
Luyện tập cách ngã có thể chia làm 3 giai đoạn:
Sẽ rất rắc rối nếu dây bị rối khiến người leo vướng vào khi ngã. Đặc biệt nếu chân bạn bị mắc lại, cơ thể sẽ bị treo lộn ngược vô cùng nguy hiểm.
Dù người đỡ có nhiệm vụ theo dõi từng cử động của người leo, nhưng bạn hãy quy định 2 khẩu lệnh sau:
Người leo không thể kiểm soát tất cả các tình huống xảy đến khi leo, nhưng việc tập trung vào một số điểm chính sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu chắc chắn đường rơi an toàn, hãy thả lỏng, hít thở và cố gắng không căng thẳng, bởi căng thẳng chỉ khiến chấn động mạnh hơn.
Trong hầu hết các cú ngã, hãy làm theo các bước sau:
Khu vực không nên ngã: Khi bạn đang chọn lộ trình leo, hãy chú ý tới các khu vực không nên ngã. Đó là những vùng mà một cú ngã có thể gây hậu quả nghiêm trọng - có thể do chướng ngại trên đường rơi. Tiếp theo, hãy chắc rằng độ khó của những khu vực đó vừa sức của bạn. Nếu không, hãy chọn lộ trình leo khác.
Không nên thử một cú ngã quá nguy hiểm, nhưng tập luyện với các cú ngã ngắn từ độ an toàn cao có thể giúp loại bỏ nỗi sợ. Tuy nhiên, bạn phải kiểm tra độ cao tối thiểu để tránh trường hợp chạm đất trước khi dây giữ được bạn lại. Tốt nhất hãy chọn độ cao từ 9 mét trở lên với chiều dài dây thích hợp: đủ cao để dây thừng co giãn và hấp thu lực chấn động,
Thường thì bạn rất dễ hoảng sợ trước khi thực sự bị ngã. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt trước và trong khi leo núi đá:
DUKI Hoàng