La bàn là thiết bị dùng để định vị, xác định phương hướng trong một không gian nhất định. Trên mặt la bàn sẽ cho thấy các hướng khác nhau Đông, Tây, Nam, Bắc,... Nhờ đó mà la bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động như đi biển, đi rừng, sa mạc,... Chính vì thế mà mà từ lâu la bàn đã trở thành một trong 10 Vật Dụng Outdoor Thiết Yếu.
Cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng
Trong bài viết này, WETREK sẽ chia sẻ với các bạn các vấn đề:
-
Tại sao không xem la bàn trên điện thoại di động hoặc GPS
-
Cấu tạo của la bàn (các bộ phận cơ bản)
-
Nắm rõ và điều chỉnh độ lệch từ thiên
-
Sử dụng la bàn để định hướng bản đồ.
-
Hiểu về góc phương vị và cách sử dụng la bàn
1. TẠI SAO KHÔNG XEM LA BÀN TRÊN ĐIỆN THOẠI HOẶC GPS
Chắc bạn đang nghĩ rằng: "Tại sao không xem la bàn trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị GPS mà phải bỏ tiền ra để mua la bàn?"
BỞI VÌ, Pin điện thoại rồi cũng sẽ hết, dù bạn có sạc dự phòng thì trong nhiều hoàn cảnh, điện thoại thông minh cũng có rất nhiều hạn chế. Thậm chí, la bàn trên điện thoại còn có nhiều sai sót khi sử dụng.
CÒN, la bàn từ sẽ hoạt động theo từ trường của Trái Đất. Trái Đất của chúng ta có bản chất như 1 chiếc nam châm khổng lồ, bao quanh nó là các đường sức từ hướng theo quy tắc có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam.
Xem các sản phẩm la bàn
Khi sử dụng la bàn, kim nam châm sẽ nằm dọc theo hướng đường sức từ trường của Trái Đất và xác định hướng cho chúng ta. Vì thế, xem la bàn từ khi đi rừng sẽ an toàn và hiệu quả hơn là sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị GPS.
La bàn có nhiều loại nên khi chọn la bàn các bạn nên tham khảo bài: Hướng dẫn chọn la bàn dã ngoại để chọn được loại la bàn phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình
2. CẤU TẠO CỦA LA BÀN (CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN)
Một la bàn tiêu chuẩn sẽ có những bộ phận sau:
Tấm đế: Có hình chữ nhật được làm bằng nhựa trong suốt để người dùng có thể nhìn được bản đồ nằm phía dưới. Tấm đế có ít nhất 1 cạnh thẳng để đo góc phương vị và sử dụng cùng bản đồ. La bàn tốt sẽ có các thước tỉ lệ bằng inch hoặc bằng centimet khắc vào mép thẳng của tấm đế.
Thước kẻ: Dùng với tỉ lệ xích trên bản đồ để đo khoảng cách.
Mũi tên chỉ đường: Đánh dấu vị trí bạn cần giữ kim la bàn khi định hướng hoặc đi theo một góc phương vị vừa đo được.
Niềng xoay: Còn được gọi là vòng phương vị, có thể xoay được và được đánh dấu 360 độ xung quanh.
Cấu tạo của la bàn - những bộ phận cơ bản của la bàn
Dòng chỉ số: Nằm ngay bên cạnh niềng xoay, bạn sẽ nhìn vào đây để biết được góc phương vị bằng bao nhiêu.
Kim nam châm: Hai đầu chỉ vào 2 cực từ, và thường được sơn 2 màu khác nhau.
Mũi tên định hướng: Dùng để định hướng niềng xoay, thường là một đường vẽ ôm khít kim nam chân bên dưới.
Đường kinh tuyến: Các đường song song quay cùng với niềng xoay; đặt các kinh tuyến này đúng theo hướng Bắc -Nam trên bản đồ để căn chỉnh giữa mũi tên định hướng và hướng Bắc.
Cấu tạo chi tiết của la bàn (kim nam châm, đường kinh tuyến,...)
3. CÁCH ĐỌC LA BÀN VÀ KÝ HIỆU TRÊN LA BÀN
La bàn là công cụ xác định phương hướng do đó trên mặt la bàn sẽ có các ký hiệu để người dùng định vị vị trí hiện tại của mình. Vậy nên, muốn sử dụng la bàn hiệu quả bạn cần hiểu rõ những ký hiệu trên la bàn. Những ký hiệu hướng trên la bàn được khắc bằng chữ in hoa, mỗi một ký hiệu sẽ tương đương với một phương hướng:
Các ký hiệu trên la bàn
|
Hướng tương đương với ký hiệu
|
N
|
Hướng Bắc
|
NE
|
Hướng Đông Bắc
|
NW
|
Hướng Tây Bắc
|
M
|
Hướng Tây
|
E
|
Hướng Đông
|
MS
|
Hướng Tây Nam
|
SE
|
Hướng Đông Nam
|
S
|
Hướng Nam |
Bảng ký hiệu hướng trên la bàn mà bạn cần biết
4. ĐIỀU CHỈNH ĐỘ LỆCH TỪ THIÊN
Độ từ thiên là góc tạo thành giữa hướng Bắc thực (bắc địa lý) và hướng Bắc từ (là hướng chỉ phương bắc của kim la bàn) hoặc góc tạo thành giữa phương Bắc Nam và kinh tuyến từ điểm đã cho trên mặt đất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ -1 độ ở Cao Bằng đến 0 độ ở Đà Nẵng và đạt +1 độ tại Cà Mau.
Tìm hướng Bắc trên bản đồ rất dễ (chỉ việc nhìn lên đỉnh trên bản đồ). Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, hướng Bắc từ trường (hướng mà đầu kim chỉ) và hướng Bắc thực sự có một góc chênh lệch, được gọi là “độ lệch từ thiên”. Tại Bắc Mỹ, độ lệch từ thiên dao động từ khoảng 20 độ Đông (ở Washington) cho tới 20 độ Tây (một số nơi vùng Maine). Vì một độ sai lệch có thể khiến bạn đi chệch cả chục mét trên mỗi kilomet, nên việc điều chỉnh độ lệch từ thiên rất quan trọng.
Cách xem la bàn - Điều chỉnh độ lệch từ thiên
Để điều chỉnh độ lệch từ thiên bạn cần tìm ra giá trị độ lệch từ thiên tại nơi bạn đứng. Bản đồ địa hình của mỗi vùng có thể cung cấp thông tin này, nhưng độ lệch từ thiên sẽ thay đổi chậm theo thời gian. Vì thế bạn nên kiểm tra thời gian bản đồ địa hình được vẽ, hoặc tốt hơn hãy tìm hiểu trước khi đi.
Tùy theo loại la bàn sẽ có cách điều chỉnh độ lệch từ thiên khác nhau (một số người sử dụng la bàn loại nhỏ và không có đầy đủ chức năng). Vậy nên, bạn cần tuân theo hướng dẫn để căn góc chính xác. Một khi đã tìm và căn được độ lệch từ thiên chính xác, bạn không phải căn lại trừ khi bạn đến một địa điểm hoàn toàn khác.
5. CÁCH ĐỊNH HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ BẰNG LA BÀN
Đọc và đối chiếu theo hình, nhìn khung cảnh xung quanh là kỹ năng cơ bản bạn cần học và luyện tập trước khi đi trekking, đi rừng. Và để làm được điều đó, đầu tiên bạn cần định hướng bản đồ và đọc la bàn hiệu quả
Một khi bạn đã xác định được độ lệch từ thiên, định hướng bản đồ sẽ rất đơn giản:
-
Đặt la bàn lên bản đồ, mũi tên chỉ đường hướng lên trên cùng của bản đồ (1)
-
Xoay niềng xoay để ký tự N (hướng Bắc) thẳng hàng với hướng của mũi tên chỉ đường. (2)
-
Xoay tấm đế cho tới khi một cạnh trùng với mép phải hoặc trái của bản đồ nhưng vẫn giữ mũi tên chỉ đường hướng lên trên (3)
-
Sau đó vừa giữ chắc bản đồ và la bàn, hãy xoay người cho tới khi 1 đầu của kim nam châm chỉ vào mũi tên định hướng. (4)
Xem chi tiết cách định vị la bàn ở bài viết: Cách định vị cơ bản với bản đồ và la bàn
Cách sử dụng la bàn với bản đồ
Giờ bạn đã định hướng được bản đồ và có thể xác định các địa điểm xung quanh nhờ vào đó. Dùng bàn đồ kết hợp với la bàn để kiểm tra, đối chiếc lại một số vị trí cho quen trước khi bắt đầu khởi hành. Luôn kiểm tra lại bản đồ trong suốt hành trình, vì giữ mình đi đúng hướng dễ hơn nhiều là tìm lại hướng khi đã lạc.
5.1. Sử dụng góc phương vị la bàn
Xác định “góc phương vị” là cách nhanh và chính xác nhất để xác định phương hướng. Ví dụ thay vì nói đi về hướng “Đông Bắc” để tìm điểm cắm trại, chúng ta có thể nói đi theo hướng 315 độ. Một điều quan trọng nữa cần nhớ, đó là góc phương vị có liên quan đến địa điểm khi xác định phương vị. Bạn sẽ không thể đến cùng 1 địa điểm dù đi theo cùng một phương vị nhưng xuất phát tại 2 vị trí khác nhau.
5.2. Đo góc phương vị dựa theo bản đồ
Bạn có thể sử dụng góc phương vị để xác định hướng cần đi bất kỳ lúc nào, miễn là bạn đã xác định được vị trí của mình ở đâu trên bản đồ:
-
Đặt la bàn lên bản đồ, sao cho cạnh thẳng của tấm đế nối vị trí của bạn (1a) và vị trí trên bàn đồ bạn muốn đến, giả sử đó là vị trí bạn dựng trại.
-
Đảm bảo mũi tên chỉ đường chỉ về phía trại (nói cách khác là đừng chỉ nó lên đầu hay chân bản đồ)
-
Bây giờ hãy xoay niềng xoay cho tới khi đường kinh tuyến của la bàn thẳng hàng với đường kẻ Bắc-Nam hoặc cạnh trái/ phải của bản đồ. (Đảm bảo ký tự N của la bàn trùng với phía Bắc của bản đồ).
-
Nhìn dòng chỉ số để đọc góc phương vị bạn đo được.
Cách xác định phương vị khi sử dụng la bàn
Sau khi bạn đã xác định được vị trí hiện tại và phương vị, bạn chỉ cần đi theo phương vị đó:
-
Cầm la bàn để mũi tên chỉ đường hướng ra ngoài.
-
Xoay người cho tới khi kim nam châm trùng với mũi tên định hướng. Mũi tên định hướng lúc này chỉ vào góc phương vị bạn đo được và giờ chỉ việc đi theo nó cho tới đích.
5.3. Đo góc phương vị dựa theo thực tế
Bạn có thể dùng góc phương vị để tìm nơi bạn đứng trên bản đồ. Ví dụ khi bạn muốn biết chính xác mình đang ở đâu khi đi trên đường mòn.
-
Tìm một điểm mốc đủ lớn để có thể xác định khu vực bạn đứng trên bản đồ.
-
Giữ la bàn phẳng với hướng mũi tên chỉ đường hướng về phía điểm mốc.
-
Xoay niềng xoay cho tới khi kim nam châm trùng với mũi tên chỉ hướng
-
Nhìn dòng chỉ số và đọc góc phương vị bạn tìm được.
Giờ hãy dùng góc phương vị đó cùng bản đồ để xác định vị trí:
-
Đặt la bàn trên bản đồ, sao cho 1 góc của tấm đế trùng với vị trí điểm mốc trên bàn đồ.
-
Vừa giữ mũi tên chỉ hướng nhìn chung chỉ theo hướng từ bạn đến cột mốc (6a), vừa xoay niềng xoay cho tới khi đường kinh tuyến trùng với hướng Bắc - Nam của bàn đồ (6b) và ký tự N trên niềng xoay trùng với phía Bắc trên bản đồ (6c).
-
Kẻ 1 đường thẳng trên bản đồ dọc theo cạnh thẳng của la bàn (7a). Điểm mà đường thẳng từ cột mốc cắt con đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của bạn (7b).
LƯU Ý: Bạn cũng có thể đo góc phương vị nhiều lần để tìm nơi bạn đứng trên bản đồ. Dù bạn đang không đứng ở một nơi không được ghi chú trên bản đồ, ví dụ như nằm ở khoảng giữa các con đường, bạn vẫn có thể tìm được vị trí mình đứng. Được gọi với cái tên “phép đo tam giác”, cách làm này đơn giản chỉ là làm theo các bước trên nhưng với 3 cột mốc, mỗi cột mốc tốt nhất nên cách nhau ít nhất 60 độ.
Nếu các đường bạn vẽ giao nhau tại 1 điểm duy nhất thì đó chính là nơi bạn đứng. Nhưng thường 3 đường kẻ này sẽ tạo thành 1 tam giác và nơi bạn đứng sẽ đâu đó bên trong hoặc gần tam giác này. Nếu các đường tạo thành 1 tam giác quá lớn, hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc lỗi nào khi vẽ không.
Cách dùng la bàn để định vị và xác định điểm mốc
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sử dụng la bàn cơ bản mà WETREK chia sẻ tới các bạn. Nhưng trên hết, để bạn có thể áp dụng những kiến thức trên và đảm bảo an toàn cho chính mình trong mỗi chuyến đi, trước tiên bạn phải có một chiếc la bàn thật tốt.
Xem các sản phẩm la bàn chính hãng
DUKI Hoàng