Leo khối đá là hình thức leo núi đơn giản nhất, chẳng cần dây leo, đai bảo hộ và đai lưng, độ cao cũng thấp hơn so với leo núi đá. Khi leo khối đá, bạn có thể sẽ thấy những người hoàn toàn mới, cũng như dân leo núi thể thao và leo núi truyền thống chuyên nghiệp với bộ đồ nghề của họ, hay thậm chí những người chỉ chuyên leo khối đá. Tuy nhiên không khó để hiểu tại sao nhiều người bị môn thể thao này hấp dẫn đến vậy.
Leo khối đá cũng có nhiều khó khăn tương tự như các hình thức leo núi khác. Tuy nhiên, có một số điều bạn sẽ hay gặp phải trong leo khối đá hơn:
Vách và phiến: Vách đá là một mặt đá phẳng nhẵn thẳng đứng, còn phiến lại là bề mặt đá phẳng nhưng nằm ngang. Ban cần kỹ năng leo khối đá thật tốt và thời gian luyện tập để vượt qua cả 2.
Mỏm đá nhô ra: Còn được gọi là các “mái”, là các mỏm đá nằm gần như song song so với mặt đất và lơ lửng trên đầu của bạn. Bạn cần phải có thể lực và sức mạnh cơ bắp thì mới vượt qua được thử thách này.
Leo ngang: Thường là một bài kiểm tra sức bền cho các nhà leo khối đá, vì bạn phải leo theo phương ngang trước khi tiếp tục tiến lên.
Khả năng vận sức: Đòi hòi sức chịu đựng tốt và nắm vững các kỹ năng, vì người leo khối đá có thể phải “ôm” cả một tảng đá làm chỗ bám để có thể leo lên tiếp.
Thử thách quá lớn: còn được gọi là highballs, thuật ngữ này chỉ có trong leo khối đá, ám chỉ những khối đá quá cao, quá lớn, có thể cao hơn 6 mét hoặc thậm chí hơn nữa. Tuy nhiên, dù độ khó và mức độ nguy hiểm khi leo rất cao, nhưng các khối đá như vậy thường được coi như mục tiêu cao nhất của người leo khối đá chuyên nghiệp.
Động tác leo: tất nhiên, những động tác cần thiết để bạn leo được lên tới nơi luôn là phần khó nhất, yêu cầu kiến thức và thời gian tập luyện rất nhiều.
Khi leo núi đá, bạn luôn phải bám chắc để không ngã. Và thay vì sử dụng dây bảo hộ, hãy tìm bạn đồng hành cũng như một tấm đệm đỡ:
Người hỗ trợ: Thay vì giữ người, công việc của họ là đảm bảo đầu và vai của bạn không bị đập xuống đất. Có nhiều người hỗ trợ lúc nào cũng tốt hơn.
Đệm đỡ: Những tấm đệm dày này có tác dụng làm miếng đệm cho bạn khi bị ngã. Chúng cần được đặt ngay dưới các khối đá, trong khu vực mà bạn có thể ngã. Thường sẽ cần nhiều hơn 1 tấm đệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhiều phòng tập leo khối đá còn trang bị sàn trải thảm cố định.
Cho dù có bảo hộ tốt và hỗ trợ đúng cách, các chấn thương vẫn có thể xảy ra. Những người leo khối đá chuyên nghiệp cũng có thể bị đau ở mắt cá chân, cánh tay, vai, gân ngón tay. Nhưng da là phần dễ bị thương nhất.
Bạn có thể giảm thiểu các vấn đề này bằng một số cách sau:
Hệ thống được sử dụng đánh giá độ khó của leo khối đá là thang V:
Thang độ khó V sẽ giúp bạn chọn những thử thách phù hợp, không quá sức với bản thân. Nếu bạn có kinh nghiệm leo núi với dây thừng ở mức khó, đừng quên thang đo V là một thang đo khác. Đừng ngại bắt đầu với mức VB, bạn sẽ làm quen tốt hơn và tiến bộ nhanh hơn nhiều.
DUKI Hoàng