[WeTrekology] Kiến thức cơ bản về leo núi đá tự do

Ngày cập nhật 12/07/2024 05:29 PM - 5.401 lượt xem

Leo núi đá tự do là một hoạt động đầy hứng khởi và thử thách, cho phép bạn lập nên một lộ trình trên mặt đá dốc đứng và hối thúc bạn cả về tinh thần và sức lực mà bạn không thể có được khi leo núi với neo trên đỉnh. Và để làm được điều này, ít nhất bạn phải thoải mái và thuần thục với việc mang theo trang bị, móc dây hai đầu, biết cách hãm dây cũng như đóng và nhổ chốt neo.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-tu-do-wetrek.vn

Đừng xem nhẹ leo núi đá tự do. Một cú ngã khi leo núi đá tự do sẽ xa hơn và đau hơn khi leo với neo trên đỉnh. Trước khi thử, hãy tìm đến hướng dẫn của các chuyên gia để có được những kỹ năng phù hợp và thực hành thật nhiều. Dưới đây là một số bước chính trong quá trình học leo tự do:

  • Luyện tập các kỹ thuật leo đúng cách với trang bị.
  • Sẵn sàng tinh thần.
  • Leo thử.
  • Bắt đầu với những bước đơn giản.
  • Học cách giải quyết rủi ro.

Leo núi đá tự do là gì?

Bạn đã từng nhìn thấy ai đó leo trên một vách đá và tự hỏi làm sao mà có thể leo lên trên đó được? Nếu không có con đường nào để đi bộ lên đỉnh, bạn buộc phải tự mình dùng dây leo lên để chinh phục ngọn núi đó.

Trong leo núi đá tự do, dây leo nối thẳng từ người đỡ đến người leo. Khi người leo leo lên vách đá, họ phải móc dây vào chốt vốn được đóng sẵn trên tường leo hoặc phải tự đóng thiết bị bảo hộ khi leo theo kiểu truyền thống. Điều này khác với leo cùng neo trên đỉnh, khi dây chạy từ vách đến neo trên cùng và quay trở lại người leo. 

Vào những lúc nguy hiểm nhất, người leo núi tự do phải di chuyển phía trên một then chốt hoặc dụng cụ bảo hộ để leo lên cao. Nếu ngã trước khi móc được dây vào chốt hoặc điểm neo tiếp theo, quãng đường bạn ngã ít nhất sẽ gấp đôi khoảng cách từ vị trí ngã đến then chốt cuối cùng: chẳng hạn một người leo lên cao cách then chốt thấp nhất khoảng 1 mét thì sẽ rơi xuống mất 2 mét, thậm chí xa hơn tùy vào độ chùng của dây.   

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-tu-do-wetrek.vn

Học leo núi đá tự do

Bước 1: Luyện tập đúng cách

Tham gia một khóa học từ các trung tâm uy tín hoặc từ một người bạn đáng tin cậy. Trước khi leo, bạn cần nắm vững cách bố trí trang bị (nếu bạn có ý định leo núi đá truyền thống), móc treo, neo dây, kiểm soát dây và đóng neo. 

Bước 2: Sẵn sàng tinh thần

Trước khi lên kế hoạch leo núi tự do, hãy tự hỏi rằng bạn đã sẵn sàng tinh thần chưa. Hãy vì những lời như “chỉ cần đi thôi mà” hay “cậu làm được” mà không cẩn thận tìm hiểu kinh nghiệm cũng như những kỹ năng kỹ thuật của bạn. Leo núi đá tự do bắt buộc bạn phải sử dụng thành thục trang bị, kiểm soát dây và giữ bình tĩnh khi leo - những điều bạn không phải làm khi leo với neo trên đỉnh.   

Chẳng cần phải xấu hổ khi thừa nhận rằng leo núi tự do rất đáng sợ. Nếu tinh thần của bạn chưa sẵn sàng, hãy tiếp tục luyện tập các kỹ năng và tận dụng hết các cơ hội đi theo người có kinh nghiệm để học hỏi kinh nghiệm. Bạn có thể quan sát các vị trí đặt trang bị, thực hành các kỹ thuật và từng bước sẵn sàng.  

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-tu-do-wetrek.vn

Bước 3: Leo thử

Một lựa chọn tốt cho những người lần đầu leo núi tự do là leo thử một lần theo kiểu tự do nhưng vẫn có 1 dây neo bảo hộ. Điều này cho phép bạn tập trung vào bố trí trang bị, móc chốt và kiểm soát dây khi leo,trong khi vẫn có dây neo trên đỉnh để giữ bạn an toàn. Tuy nhiên để luyện tập bằng cách này, bạn cần có 2 dây leo và hai người đỡ. 

Bước 4: Bắt đầu cẩn thận  

Khi bạn đã sẵn sàng để thử những bước leo đầu tiên, nhớ kỹ những điều sau:

  • Đừng ngại ngùng leo theo lộ trình dành cho những người hoàn toàn mới tập leo.
  • Đừng nghĩ bạn có thể leo với neo trên đỉnh đạt độ khó 5.10 thì có thể leo tự do ở cùng mức độ đó.
  • Học leo tự do ở phòng tập có thể là một nơi tốt để bắt đầu, nhưng cần biết rằng khi leo bên ngoài bạn sẽ cần phải có khả năng bố trí và vệ sinh neo - những điều bạn không cần làm khi tập trong nhà.
  • Bắt đầu chặng leo ở vị trí bạn cảm thấy hoàn toàn ổn định và có thể kiểm soát để có thể tập trung bố trí trang bị đúng cách, móc chốt và kiểm soát dây.

Những rủi ro khi leo núi đá tự do

Chắc chắn bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi leo tự do. Bị ngã là điều hoàn toàn có thể xảy ra, có khi không sao nhưng cũng có những lúc sẽ dẫn đến xây xước, cháy dây, gãy xương hoặc tệ hơn thế nữa.

Giảm thiểu rủi ro

Tuy không thể nào xóa bỏ hết rủi ro, nhưng bạn có thể từng bước giải quyết chúng:

  • Luyện tập đúng cách: Cả người leo và người đỡ phải được đào tạo đúng cách và bài bản.
  • Tìm một người đỡ tập trung: Người đỡ đóng vai trò hết sức quan trọng trong leo núi đá tự do. Chỉ leo với người bạn biết và thực sự tin tưởng là có kỹ thuật neo trong leo tự do.
  • Xem xét hậu quả: Cả người leo và người đỡ cần nghĩ về hậu quả nếu bị ngã ở bất kỳ điểm leo nào trong cả chặng leo. Quan sát xem liệu bạn có va phải mỏm đá nào hay thậm chí đập người xuống đất nếu rơi hay không.
  • Kiểm tra trang bị: Quan sát kỹ chốt và vị trí đặt trang bị để đảm bảo an toàn.
  • Đừng vung tay quá trán: Việc thử thách bản thân với những chặng leo tự do là hoàn toàn bình thường, sự thật thì đó là một phần trải nghiệm. Nhưng cũng cần phải chuẩn bị kỹ càng. Khi bắt đầu, hãy thận trọng và bắt đầu những chặng đơn giản.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-tu-do-wetrek.vn

Biết cách ngã

Tập ngã vào vị trí ít nguy hiểm nhất, cùng với việc đóng các điểm chốt chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng của mình và tự tin hơn. Việc thường xuyên bị ngã trong khi tìm đường leo ở các chặng  khó trong leo núi đá thể thao là hoàn toàn bình thường. Thoải mái khi bị ngã đồng nghĩa với việc bạn tin vào trang bị bảo hộ cũng như người đỡ của bạn, giúp bạn leo tốt hơn.

Những người leo núi đá truyền thống luôn dùng những cách "truyền thống" như nêm chèn hoặc neo để tránh bị ngã, nhưng nếu bạn đặt nêm chèn và neo bám đúng cách thì cũng an toàn như một điểm chốt chắc chắn.

Thử ngã trong tình huống đã lường trước cũng là một bài thực hành cho người đỡ trong leo núi đá tự do; cho phép người đỡ tập kiểm soát độ chùng của dây cũng như đỡ được cú ngã.

Trang bị cho leo núi đá tự do

Trang bị bạn của bạn sẽ được chuẩn bị dựa trên bộ trang bị sử dụng khi leo với neo trên đỉnh.

Ngoài những vật dụng phải có như dây thừng, đai bảo hộ, giày và mũ bảo hiểm, người leo núi đá tự do cần mang theo trang bị chuyên dụng cho  leo núi đá thể thao hoặc leo núi đá truyền thống. Nếu bạn leo tự do trong phòng tập, hỏi nhân viên ở đấy xem bạn được cấp những trang bị gì. Hầu hết các phòng tập đều có móc dây hai đầu gắn trên chặng leo cũng như móc treo hai đầu được gắn trên đỉnh. Một số phòng tập còn cấp sẵn cả dây thừng.  

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-da-tu-do-wetrek.vn

Với leo núi đá thể thao:

  • Móc dây hai đầu: Số lượng phụ thuộc vào số lượng chốt trên đường leo.
  • Trang bị để đóng neo.

Với leo núi đá truyền thống:

  • Một bộ trang bị bảo hộ đầy đủ (nêm chèn, neo).
  • Móc dây hai đầu (số lượng tùy thuộc vào độ dài của chặng leo).
  • Trang bị đóng neo.

Dù là leo núi đá thể thao hay leo núi đá truyền thống, người leo núi tự do cũng phải có đầy đủ trang bị và kiến thức để đóng và nhổ chốt. Loại hình leo núi cũng như loại neo sử dụng sẽ quyết định những trang bị bạn cần mang theo; có thể chỉ là một vài móc dây hai đầu hoặc một bộ trang bị đầy đủ.  

Anbu

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc