10 sự thật thú vị về leo núi có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 29/08/2019 02:52 PM - 3.762 lượt xem
Leo núi là một môn thể thao sử thi chứa đầy những câu chuyện dựng tóc gáy về những cuộc phiêu lưu điên rồ và liều lĩnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số sự thật leo núi thú vị mà bạn có thể chưa biết.
 
1. Người ta tin rằng, K2 là ngọn núi chuyên nguyền rủa phụ nữ

 
Người phụ nữ đầu tiên lên đỉnh K2, đỉnh cao thứ hai trên thế giới, là Wanda Rutkiewicz. Nhà leo núi người Ba Lan này đã chinh phục Ngọn Núi Man Rợ vào năm 1986. Ngay sau chuyến thám hiểm thành công này, cô đã chết khi cố gắng lên đỉnh Kangchenjunga.
 
Điều tương tự cũng xảy ra đối với bốn người phụ nữ tiếp theo lên đỉnh K2 - tất cả họ đều chết trên đường xuống khỏi đỉnh hoặc trên chuyến leo núi tiếp theo. Điều này khiến nhiều người tin rằng K2 có một lời nguyền chết chóc với bất kỳ người phụ nữ nào trèo lên nó.
 
Tuy nhiên lời nguyền đã bị phá vỡ, khi sau đó lien tiếp nhiều nhà leo núi nữ vẫn còn sống để kể câu chuyện về K2 và một loạt các cuộc chinh phục thành công khác. Edurne Pasaban sinh ra ở Tây Ban Nha là người phụ nữ đầu tiên lên đỉnh K2 sau khi lời nguyền bị phá vỡ - cô vẫn còn sống đến hôm nay và vẫn tích cực tiếp tục hành trình chinh phục các đỉnh cao của mình.
 
 
2. Người đàn ông ngồi xe lăn leo lên đỉnh Kilimanjaro hai lần


 
Bernard Goosen người Nam Phi đã leo lên Kilimanjaro hai lần trên chiếc xe lăn. Lần chinh phục đầu tiên của ông, vào năm 2003, mất 9 ngày và lần thứ hai, bốn năm sau, chỉ mất 6 ngày. Goosen được sinh ra với chứng bại não và sử dụng một chiếc xe lăn đã được cải tiến để phù hợp cho việc leo lên núi.
 
Núi Kilimanjaro là đỉnh cao nhất ở châu Phi với 5895m. Do đỉnh tương đối thấp, bạn không cần phải có bất kỳ thiết bị hay kinh nghiệm đặc biệt nào để lên tới đỉnh.
 
Về cơ bản, Kilimanjaro là một đường mòn hiking khó khăn với những người có khả năng mắc bệnh say độ cao. Điều này đã thu hút nhiều người cố gắng lên đỉnh, trong số đó là một số hồ sơ tuyệt vời:
 
  • Người trẻ nhất từng chinh phục đỉnh Kilimanjaro là một đứa trẻ 7 tuổi, Keats Boyd, người Mỹ. 
 
  • Người già nhất từng lên đỉnh núi này là Angela Vorobeva, 86 tuổi.
 
  • Kyle Maynard, một người đàn ông bẩm sinh không có chân tay, đã thành công đạt đến đỉnh năm 2012 mà không cần sự trợ giúp của chân giả.
 
  • Karl Elgoff, một vận động viên leo núi người Thụy Sĩ, đã leo lên Kilimanjaro nhanh nhất chỉ trong 4 giờ 56 phút.
 
 
3. Everest là nghĩa địa cao nhất thế giới

 
Ước tính có khoảng 300 thi thể hiện đang ở trên đỉnh Everest, khiến nó trở thành ngôi mộ lộ thiên cao nhất thế giới.
 
Tỷ lệ tử vong trên đỉnh Everest là 5%, điều đó có nghĩa là, trong những năm qua, tổng cộng gần 300 người đã chết trên núi.
 
Máy bay trực thăng chỉ có thể bay trên độ cao 6000 mét trong khi Everest cao gần 9000m, mang một cơ thể xuống núi đòi hỏi từ 6 đến 10 Sherpas, đây là một hoạt động tốn kém và gây nguy hiểm đến tính mạng của những người liên quan. Tất cả những điều đó khiến việc đưa những thi thể này ra khỏi núi là gần như không thể, vì vậy hầu hết chúng đều bị bỏ lại trên núi.


4. Matterhorn là một trong những đỉnh núi có tỉ lệ thương tật cao nhất dù leo rất dễ dàng 


 
Matterhorn là một đỉnh núi nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Mặc dù trên thực tế, đỉnh núi này không yêu cầu nhiều kỹ thuật leo, nhưng hàng năm vẫn ghi nhận một tỷ lệ thương tật khá cao.
 
Nguyên nhân là do lượng người đi bộ lên xuống núi rất đông. Khách du lịch lên các sườn dốc làm sạt lở khiến những tảng đá đổ xuống những người leo núi thấp hơn trên tuyến đường.
 
 
5. Everest không phải đỉnh núi cao nhất thế giới

 
Có rất nhiều cách để xác định chiều cao của một ngọn núi: Có thể đo chiều cao từ chân lên đến đỉnh núi; khoảng cách của chúng đến tâm trái đất hoặc độ cao của chúng so với mặt nước biển. Chính những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn trong việc xác định liệu Everest có phải là ngọn núi cao nhất thế giới hay không.
 
Núi Everest ở Nepal là ứng cử viên nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều hơn cả. Đây là ngọn núi được cho là cao nhất trên trái đất với chiều cao được tính từ mực nước biển lên đến đỉnh núi. Đứng sừng sững ở 8839m so với mực nước biển, Everest đã đạt đến độ cao cao nhất ở góc nhìn này.
 
Nhưng Mauna Kea, ngọn núi lửa đã lâu không hoạt động ở đảo Hawaii, lại có chân núi nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương. Nếu đo từ chân núi Mauna Kea lên đến đỉnh thì độ cao của nó lại ở ngưỡng đáng kinh ngạc là 10.347m. Trong khi, nó chỉ cao khoảng 4.025m so với mực nước biển.
 
Việc quyết định đâu là ngọn núi cao nhất thế giới có lẽ sẽ còn gây nhầm lẫn hơn nếu chúng ta xem xét cả núi Chimborazo ở Ecuador. Đỉnh của Chimborazo nằm ở độ cao 6.310m, hiển nhiên là thấp hơn Everest. Tuy vậy, vì trái đất không phải là một khối cầu hoàn hảo và Chimborazo nằm rất gần với đường xích đạo nên nó gần như chiếm một khoảng diện tích rộng nhất của trái đất. Có thể nói, Chimborazo là ngọn núi cao nhất tính từ trung tâm trái đất và cao không kém hơn 19.312m tính từ lõi trái đất so với Everest. 
 
Vậy đâu mới thực sự là đỉnh núi cao nhất thế giới? Câu trả lời lại nằm ở cách nhìn nhận của mỗi người. Mỗi cách nhìn nhận khác nhau lại cho ra một giải đáp khác nhau. 
 
Vậy nếu như bạn muốn chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới, có lẽ, để chắc chắn, bạn nên cân nhắc cả ba ngọn núi trên.
 
 
6. Người đầu tiên chinh phục Everest vần là bí ẩn


 
Năm 1953, Edmund Hillary (New Zealand) là người đầu tiên chính thức lên đỉnh Everest. Hướng dẫn viên bản địa người Sherpa trên đỉnh Nepal đã làm điều này với anh ta là Tenzing Norgay. 
 
Mặc dù vậy, họ là người thám hiểm chính thức đầu tiên để thực hiện chiến công hoành tráng này. Năm 1924, George Mallory và Andrew Irvine đã cố gắng lên đỉnh Everest trong chuyến thám hiểm chính thức đầu tiên. Họ đã bỏ mạng lại ngon núi, nhưng không rõ liệu họ chết trên đường lên hay xuống núi.
 
Năm 1999, thi thể Mallory được người ta tìm thấy trên núi. Người ta nghi ngờ rằng Irvine mang theo máy ảnh trong chuyến thám hiểm này, nhưng xác của anh vẫn chưa được tìm thấy. Có lẽ, nếu xác của anh ta được tìm thấy cùng với máy ảnh, lịch sử leo núi sẽ phải viết lại.
 
 
7. Annapurna là ngọn núi chết chóc nhất thế giới
 

 
Với tỷ lệ tử vong lên tới 32%, Annapurna là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới. 61 người đã chết trên núi trong khi chỉ có 191 người thành công chinh phục đỉnh.
 
 
8. Người ta kết hôn trên đỉnh Everest 


 
Trong khi hầu hết những người cố gắng lên đỉnh Everest đều vui mừng khi được lên đỉnh và trở về căn cứ một cách toàn mạng, một số người có tham vọng hơn một chút. Năm 2005, Pem Dorjee và Moni Mulepati trở thành hai người đầu tiên kết hôn tại đỉnh núi Everest. Thiết lập một tiêu chuẩn hoàn toàn mới về kết hôn.
 

9. Bạn dấn thân vào Vùng Tử Thần ở độ cao 8000m

 
Ở độ cao trên 8000 mét, chỉ có khoảng một phần ba lượng oxy so với mực nước biển. Lượng oxy này không đủ cho con người để thở, đó là lý do tại sao họ gọi đây là khu vực chết.
 
Những người leo núi thông thường đều phải mang theo bình oxy để tiếp tục leo núi và tiết kiệm sức lực từ lời nói đến tiếng cười ở độ cao này.
 
Nếu không có đủ oxy, người leo núi có thể ngất, thậm chí tử vong trong những điều kiện khắc nghiệt đó. Hầu hết những cái chết trên đỉnh Everest đều ở trong Vùng Tử Thần.
 
>>> Đọc thêm về Vùng Tử Thần tại “12 câu chuyện ám ảnh đằng các cái chết trên đỉnh Everest”

 
10. Định nghĩa của “núi” hiện nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi


 
Các nhà khoa học hiện vẫn đang tranh cãi về việc định nghĩa một ngọn núi là gì. Người Anh và người Mỹ tuyên bố rằng một ngọn núi nên cao hơn mực nước biển ít nhất 300 mét, trong khi các đồng nghiệp của họ ở châu Âu nói rằng những ngọn núi này cao hơn mực nước biển ít nhất 900 mét. Thật không may, điều này không được sự đồng thuận đến từ cư dân ở các vùng đất có các ngọn núi dưới 900m nhưng đã được điểm mặt đặt tên gắn liền với lịch sử văn hóa trăm nghìn năm của dân tộc họ. 
Năm 1936, Roderick Peattie, một nhà tự nhiên học người Anh, cho rằng không nên giới hạn các ngọn núi theo định nghĩa hẹp ở trên. Thay vào đó, những ngọn núi được phân biệt bởi tác động mà chúng tạo ra cho chúng ta khi chúng ta nhìn thấy chúng, để cho trí tưởng tượng của chúng ta được phép điên dồ và dụ dỗ chúng ta phiêu lưu. Nghe có vẻ giống với những ngọn núi mà chúng ta biết và yêu thích!

 
Huyền Sang
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Scarpa là một thương hiệu giày thể thao uy tín có có nguồn gốc tại Ý, nổi tiếng với chất lượng giày cao cấp, có khả năng thõa mãn nhu cầu của các vận động viên, những người yêu thích leo núi, và môn thể thao mạo hiểm ngoài trời. Đặc biệt là về loại giày cho môn thể thao núi như giày leo núi, giày leo đá, giày dã ngoại và một số sản phẩm cho các hoạt động ngoài trời.
Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Những điều cần biết khi xây dựng nền lều trại cho chuyến cắm trại tiếp theo của bạn!
Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Săn mây trên đỉnh núi là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch và khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể săn mây thành công, bạn cần phải biết cách đọc và theo dõi thông tin thời tiết một cách chính xác. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng Windy.com, một trong những ứng dụng thời tiết được yêu thích nhất hiện nay. Với Windy.com, bạn có thể dễ dàng đoán trước được sự xuất hiện của mây, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
Review giày leo núi cổ cao Humtto Trekking Sneakers 210696A-2

Review giày leo núi cổ cao Humtto Trekking Sneakers 210696A-2

Giày leo núi là một trong những vật dụng không thể thiếu của bất kỳ phượt thủ nào. Tuy nhiên, để tìm kiếm một đôi giày phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình là một điều không hề dễ dàng.
Lý do nên đầu tư vào một chiếc lều chất lượng cao

Lý do nên đầu tư vào một chiếc lều chất lượng cao

Khi bạn đi cắm trại, Lều là một trong những vật dụng cơ bản nhất và quan trọng nhất. Lều không chỉ cung cấp nơi trú ẩn và bảo vệ khỏi thời tiết xấu, mà còn giúp tạo ra một không gian riêng tư và thoải mái để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ của mình.
Viết cho tuổi mới 44 của tôi bằng chuyến leo núi Ky Quan San lần đầu tiên

Viết cho tuổi mới 44 của tôi bằng chuyến leo núi Ky Quan San lần đầu tiên

Trước chuyến đi không suy nghĩ quá nhiều vì độ cao độ khó của đỉnh núi . Thứ chuẩn bị kỹ càng nhất là tinh thần và niềm tin vào chữ Duyên. 2 năm trước đã từng chuẩn bị đầy đủ để leo núi mà vì muôn vàn lý do để trì hoãn. Lần này cơ hội tới, chỉ nghĩ sẽ đi, tuỳ sức và luôn trong tâm thế chắc chắn sẽ không là cản trở cho bất kì ai trong đoàn - 14 người, chỉ quen 1 em còn lại 13 người mới gặp lần đầu.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc