[WeNews] 12 câu chuyện ám ảnh đằng sau các thi thể trên đỉnh Everest (Phần 2)

Ngày cập nhật 04/05/2024 02:24 PM - 7.389 lượt xem

Đằng Sau Tên Gọi Lãng Mạn

Dọc theo con đường Đông Bắc sườn núi, gần đỉnh Everest là Thung Lũng Cầu vồng. Trong khi cái tên có thể gợi lên niềm hạnh phúc và hy vọng, thì Rainbow Valley (Thung Lũng Cầu Vồng) về cơ bản là một hố lớn đầy xác chết. Cái tên này đến từ những chiếc áo khoác và dụng cụ leo núi màu sắc rực rỡ vẫn còn gắn liền với những thi thể rải rác trên phần núi đó.
 
Những người leo núi dọc theo tuyến đường này không thể không chú ý đến dải màu rõ ràng khi họ đi qua đoạn đường đặc biệt này. Trong suốt nhiều năm, những người leo núi đã rút kinh nghiệm đẩy các thi thể qua sườn núi vào Thung lũng Cầu vồng hoặc cắt dây thừng của xác chết để ít nguy hiểm hơn cho những người dấn thân vào con đường mòn.
 

12 câu chuyện ám ảnh đằng sau các thi thể trên đỉnh Everest

Bảng màu đa sắc của Thung Lũng cầu vồng

Theo luật pháp của Nepal, Everest là chốn thiêng liêng và bất kỳ thi thể nào cũng phải được loại bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, vấn đề nan giải nằm ở chỗ gần như không thể lấy được thi thể từ Vùng Tử Thần, nên các thi thể phải ở lại và Thung Lũng Cầu Vồng sẽ chỉ tiếp tục tích lũy thêm màu sắc cho bảng màu của nó.
 
Hiểu thêm về Vùng Tử Thần tại đây

Bóng Ma Trượt Tuyết

Năm 2001, nhà trượt tuyết người Pháp Marco Siffredi trở thành người đầu tiên trượt tuyết thành công từ núi Everest xuống qua đường North Col. Thế nhưng Siffredi chưa thấy thỏa mãn với điều này, ông muốn làm được cái gì đó to lớn hơn. Và đó là trượt tuyết từ Hornbein Couloir. Hornbein Couloir là một khe nông hẹp và cao đáng chú ý ở phía tây trên mặt phía bắc của đỉnh Everest, kéo dài từ độ cao khoảng 8.000 đến 8.500 m, thấp hơn 350 mét so với đỉnh núi.
 
Siffredi trở lại vào năm 2002 đúng lúc Hornbein đỉnh điểm nhiều tuyết với mong muốn trượt xuống từ nơi dốc nhất trên Everest. Với sự giúp đỡ của người bạn bản địa, Phurba Tashi, Siffredi sớm leo lên đỉnh con dốc và bắt đầu kế hoạch của mình. Nhưng chuyện đó đã dẫn đến sự bất đồng giữa hai người, khi Tashi muốn cả hai lên cao hơn, còn Siffredi muốn điều ngược lại.
 
"Mệt quá. Mệt quá. Nhiều tuyết quá. Phải leo nhiều quá." Siffredi trả lời.
 
Dù đã quá trễ, và các đám mây đang dần bao phủ đỉnh núi, nhưng Siffredi vẫn kiên quyết làm theo kế hoạch, bỏ ngoài tai toàn bộ lời khuyên của dân cư địa phương để thực hiện tham vọng trở thành huyền thoại trong làng leo núi. Và thực sự, cái chết của ông cũng gây rùng mình nhất trên đỉnh Everest.
 

12 câu chuyện ám ảnh đằng sau các thi thể trên đỉnh Everest

 Lần cuối người ta nhìn thấy Siffredi trên Everest
 
Khi những người dân rời trại xuống núi, họ nhìn thấy một người đang nhổm dậy rồi trượt xuống núi dọc theo đường North Col. Điều này rất kì lạ bởi Siffredi không ở gần đường North Col và ông là nhà leo núi duy nhất trên Everest vào thời điểm này trong năm. Khi tiến hành điều tra khu vực này, người ta không tìm ra thêm bất kì một ai ở đây.
 
Có lẽ Marco Siffredi vẫn đang đi dọc ngọn Hornbein, cưỡi gió trên lưng cùng nụ cười hạnh phúc, nụ cười của người chinh phục thành công.

Lạc trên đỉnh Everest với Map Street View

Vào tháng 4 năm 2015, một trận động đất mạnh 7,8 độ richte đã làm rung chuyển Nepal, gần như san phẳng cả đất nước này và lấy đi tính mạng của hàng ngàn người dân cũng như khách du lịch. Dan Fredinburg, chuyên viên bảo mật của Google X cũng là một trong những người xấu số bỏ mạng ở đây.

Tại Google, Fredinburg là một trong những nhà phát triển Google Adventure Team, một dự án ghi chép về các dãy núi, các tầng đại dương,… tương tự như cơ chế hoạt động của Google Maps ở các thành phố. Bên cạnh công việc  lập trình viên, Fredinburg còn là một nhà leo núi kì cựu, từng chinh phục thành công 7 trong số 8 đỉnh núi cao nhất thế giới. Tưởng chừng không gì có thể khuất phục được anh, nhưng đỉnh Everest đã phủ nhận lại điều đó.

12 câu chuyện ám ảnh đằng sau các thi thể trên đỉnh Everest

Trên hành trình leo lên nóc nhà của thế giới, chàng trai cùng ba người bạn của mình được cho là đã sử dụng chế độ Street View để lưu lại những khoảnh khắc có một không hai này trong đời. Thế nhưng, một vụ lở tuyết - di chứng từ trận động đất lịch sử đã chôn vùi họ cùng ảnh chụp trên núi mãi mãi. Google sau đó đã hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác cứu trợ và không ngừng cập nhật các hình ảnh từ vệ tinh, nhưng dường như, kết quả vẫn là con số 0.

10) Chinh Phục Đủ 7 Ngọn Núi Cao Nhất Và Bỏ Mạng Ở Ngọn Núi Cuối Cùng

Trận bão tuyết mùa xuân năm 1996 được coi là một trong những chương đen tối nhất của đỉnh Everest . Trận bão tuyết đã tàn phá ngọn núi và cướp đi mạng sống của nhiều nhà leo núi lành nghề. Đó là một trong những thảm họa khét tiếng nhất trong khu vực, và những câu chuyện về những giờ cuối cùng bị tra tấn của đội thám hiểm của Rob Hall đã đi vào lịch sử.
 
Yasuko Namba là một người leo núi lành nghề, bà leo đỉnh Everest để hoàn thành thử thách cuối cùng là chinh phục Bảy đỉnh. Nhà leo núi Nhật Bản vừa đạt đến đỉnh cao sự nghiệp và bảo vệ danh hiệu người phụ nữ lớn tuổi nhất đã chinh phục 7 nóc nhà thế giới. Khi người phụ nữ 47 tuổi đang trên đường trở về mặt đất để tận hưởng vinh quang, trận bão tuyết năm 96 đổ bộ lên đội của bà.
 
Namba cùng đồng nghiệp leo núi của bà, Beck Weathers, và một số hướng dẫn viên bị mắc kẹt ở South Col. Namba cùng đồng nghiệp của mình đã phải trải qua một trong những ác mộng của các nhà leo núi - hiện tượng whiteout. Khi gặp phải hiện tượng này, không ai có thể nhìn rõ bất cứ điều gì trước mắt và định vị được vị trí của mình. Do thể trạng nhỏ bé và chỉ nặng 44kg, Namba bị hạ thân nhiệt và nhiễm lạnh nghiêm trọng. Điều này khiến cho bà trở nên yếu đi và không thể kêu cứu cũng như tìm kiếm sự trợ giúp.
  
Ngay sau đó, sự giúp đỡ đến từ Trại IV được đưa ra và họ bắt đầu sơ tán những người leo núi bị mắc kẹt. Một hướng dẫn viên cho rằng Namba đã chết, họ bỏ qua bà và Weathers. Một nhóm tìm kiếm được gửi đi vào ngày hôm sau đã phát hiện ra Namba và Weathers trong tình trạng khủng khiếp và chắc chắn họ sẽ không đến được căn cứ. Sau khi bị bỏ rơi hai lần liên tiếp trong vòng 14 giờ, Weathers tự mình bò vào Trại IV.

Namba chết trong cô đơn.

12 câu chuyện ám ảnh đằng sau các thi thể trên đỉnh Everest

Yasuko Namba chết vì kiệt sức và phơi nhiễm, một mình.

Cuộc Hội Ngộ Đau Lòng Nơi Nóc Nhà Thế Giới

Sau khi chinh phục được bốn trong số bảy đỉnh núi cao nhất thế giới, Peter Kinloch lên đường chinh phục Everest. Tuy nhiên, anh đã không thể ăn mừng cho chiến thắng của mình do trên đường đi xuống, Kinloch mất khả năng phối hợp và mù đột ngột do xuất huyết võng mạc trên cao. Các hướng dẫn viên bản địa Sherpas nhận thấy sự mất phối hợp của Kinloch và sau khi anh thừa nhận rằng mình không còn nhìn thấy được nữa, họ đã cố gắng giúp đỡ chàng trai 28 tuổi xuống núi. Thay thế oxy và thuốc trong hơn 10 giờ với hy vọng giữ Peter ổn định cho đến khi họ đến trại nhưng không may họ cũng bắt đầu bị hạ thân nhiệt và bỏng lạnh. Họ đã đưa ra quyết định khó khăn là phải bỏ Kinloch lại phía sau.
 Kinloch với những đam mê chinh phục đỉnh cao
 
Nhiều tháng sau, Rodney Hogg, bạn của Kinloch, khi đang trong hành trình chinh phục Everest, đã phát hiện Peter trên một gờ đá, cơ thể anh ta được bảo vệ hoàn hảo bởi băng. Hogg nói "Lúc tôi nhìn thấy cậu ấy, ngay lập tức tôi biết đó là Peter. Bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt của cậu, giống như cậu đang ngủ thôi vậy."
 
Cha mẹ anh đã xin Rodney lấy máy ảnh của Peter nếu nhìn thấy xác Peter. Tuy nhiên vì leo xuống chỗ người đã khuất rất nguy hiểm, Hogg chỉ có thể dành thời gian bày tỏ sự tôn trọng với bạn mình trước khi tiếp tục.

Bỏ Mạng Ở Everest Dù Đã Vươn Tới Những Vì Sao

Karl Gordon Henize là một nhà khoa học, giáo sư và phi hành gia NASA ,từng phục vụ trên tàu con thoi Challenger vào năm 1985. Năm sau đó, Henize trở thành nhà khoa học hàng đầu trong ngành Khoa học Vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, nơi ông thường đi tiên phong trong nghiên cứu cải tiến các nhiệm vụ NASA và học tập. Khi còn nhỏ, một trong những anh hùng thời niên thiếu của Karl là Sir Edmund Hillary, người đầu tiên lên đỉnh Everest. Điều này đã tạo cho ông tình yêu mãnh liệt với leo núi.
 
Năm 1993, Henize rời khỏi NASA và tham gia chuyến thám hiểm đến Everest với một nhóm nghiên cứu Anh. Ông hy vọng được thử nghiệm thiết bị của NASA về phóng xạ ở các độ cao khác nhau, từ đó nghiên cứu ảnh hưởng trên mô cơ thể con người trong các nhiệm vụ ngoài không gian dài ngày.

 

Henize sau được chôn ở trên sông băng Changste.
 
Trong ngày thứ hai của mình tại trại căn cứ cao cấp ở độ cao 6705m, Henize bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bệnh do độ cao và phổi của ông bắt đầu lấp đầy huyết tương. Henize đã không xuống núi đúng lúc và chết ở độ cao 5486m bởi phù phổi. 
 
Nhà phi hành vĩ đại ấy đã nằm mãi ở nơi cao nhất thế giới, nép dưới những ngôi sao ông đã dành cả cuộc đời để khám phá.
 
(Bài viết tổng hợp từ các nguồn Wikipedia, Discovery, Ranker.com -  Huyền Sang)
Tham khảo những vật dụng cần thiếtkinh nghiệm leo núi - cắm trại tại WETREK.VN
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

[WeNews] Chuyện lạ có thật - Người đàn ông sống sót sau 10 ngày bị lạc ở dãy núi Santa Cruz

Lukas McClish, người dân Boulder Creek, California, đã bắt đầu cuộc đi bộ trên một con đường quen thuộc trước khi đi làm vào ngày 11 tháng 6. Mười ngày sau và sau một nỗ lực tìm kiếm lớn lao, anh đã được cứu khi ai đó nghe thấy tiếng kêu cứu của anh.
1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

1001 chuyện ly kỳ có thật khi đi leo núi cắm trại theo lời kể từ những người trong cuộc

WeTrek tổng hợp những câu chuyện kỳ quái có thật khi đi leo núi cắm theo lời kể từ những người trong cuộc. Đó là thực tế hay chỉ là ảo giác? Những lời khuyên để có một chuyến đi an toàn cho bạn và gia đình, bạn bè cũng sẽ được bật mí dưới đây.
‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

‘Tam giác quỷ’ ở Tây Bắc Việt Nam, nơi những chiếc máy bay một đi không trở lại…

Tại huyện Bắc Yên, Sơn La, có một khu vực mà nhiều năm trước không hiểu vì sao lâu lâu lại có một chiếc máy bay lao xuống nổ tan tành.
Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Giới thiệu về thương hiệu SCARPA

Scarpa là một thương hiệu giày thể thao uy tín có có nguồn gốc tại Ý, nổi tiếng với chất lượng giày cao cấp, có khả năng thõa mãn nhu cầu của các vận động viên, những người yêu thích leo núi, và môn thể thao mạo hiểm ngoài trời. Đặc biệt là về loại giày cho môn thể thao núi như giày leo núi, giày leo đá, giày dã ngoại và một số sản phẩm cho các hoạt động ngoài trời.
Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Hướng dẫn cách xây dựng nền lều trại: Bí quyết và những điều cần biết

Những điều cần biết khi xây dựng nền lều trại cho chuyến cắm trại tiếp theo của bạn!
Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Không cần nhân phẩm vẫn có thể săn mây thành công bằng ứng dụng Windy.com

Săn mây trên đỉnh núi là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu thích du lịch và khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể săn mây thành công, bạn cần phải biết cách đọc và theo dõi thông tin thời tiết một cách chính xác. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng Windy.com, một trong những ứng dụng thời tiết được yêu thích nhất hiện nay. Với Windy.com, bạn có thể dễ dàng đoán trước được sự xuất hiện của mây, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc