Khi mang giày dép quá chật hoặc có chất liệu quá cứng và phải đi lại nhiều sẽ làm cho chân bạn bị phồng rộp lên. Vết phồng rộp ban đầu khiến vùng da ở chân của bạn bị đau rát, sau đó hết đau nhưng lại có nước ở bên trong. Có 2 trường hợp xảy ra: nhẹ chỉ gây khó chịu, còn nặng có thể khiến bạn không đi lại được. Nếu không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo các bước mà WETREK.VN hướng dẫn dưới đây để chân của bạn nhanh chóng lành lại nhé!
Bước 1: Làm sạch vùng da bị phồng rộp và khu vực xung quanh bằng dung dịch sát khuẩn. (ví dụ: bằng nước muối)
Bước 2: Sử dụng kim hoặc cây kim đã tiệt trùng, xuyên qua da vỉ và nhẹ nhàng xả chất lỏng đi. Tùy thuộc vào kích thước, bạn sẽ xuyên qua 2 hoặc 3 nơi để xả phần nước bên trong.
Bước 3: Dùng lực nhẹ nhàng để giải phóng càng nhiều chất lỏng càng tốt.
Bước 4: Nếu trường hợp vết thương quá đau hoặc không ngừng chảy chất lỏng trong thời gian dài. Bạn có thể cắt một tấm sốp nhỏ thành hình chiếc nhẫn để bảo vệ vết phồng nếu như không mang theo băng gạc.
Bước 5: Vào cuối mỗi ngày hãy để chân của bạn được khô thoáng hết mức có thể.
Làm sao để hạn chế chân bị phồng rộp da khi đi trekking?
1. Dùng băng gạc để băng vết phồng
Các vết phồng trên bàn chân nên được băng lại để bớt kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Che vết phồng bằng gạc mềm hoặc băng lỏng. Nếu vết phồng quá đau, bạn có thể cắt một lỗ tròn trên gạc như hình chiếc bánh donut và đắp xung quanh vết phồng để tránh ép trực tiếp lên chỗ đau.
Băng gạc cần được thay hàng ngày. Luôn rửa tay trước khi chạm vào băng gạc và vùng da xung quanh vết phồng.
2. Chọn một đôi vớ chất lượng
Đôi khi bạn thường cảm thấy không cần thiết để mua một đôi vớ chất lượng để đi trekking, đôi nào cũng được miễn có là được. Tuy nhiên, trong quá trình đi bạn sẽ nhận ra rằng điều đó hoàn toàn sai và bạn sẽ tin nếu lựa chọn được một đôi vớ chất lượng chuyên dành cho việc trekking sẽ tuyệt vời như thế nào.
3. Học cách thắt buộc dây giày đúng cách
Hãy biết cách thắt dây giày đúng cách giúp bạn có sự thoải máy và ổn định trong suốt quá trình trekking mà không bị tuột đế và hạn chế bị phồng rộp da một cách đáng kể.
4. Dùng băng cá nhân hoặc bông gòn để bảo vệ ngón chân
Trong suốt quá trình trekking chắc hẳn các đầu ngón chân bạn sẽ có lúc bị đau nhức nhói hoặc tê cứng mỗi khi tháo giày ra. Vì thế để bảo vệ đôi chân khỏi mọi tổn thương thì đây là một mẹo hữu ích bạn nên thử.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và an toàn!
(Theo Đan Chi tổng hợp)