Kinh nghiệm Trekking đỉnh Tả Liên Sơn 2996 m

Ngày đăng 14/04/2024 09:00 PM - 1.857 lượt xem

 

 

Và bài viết dưới đây, WeTrek xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm Trekking đỉnh Tả Liên Sơn chi tiết nhất có thể. WeTrek đảm bảo rằng sau bài viết này bạn sẽ có đủ kinh nghiệm cơ bản để đi leo núi Tả Liên Sơn. Các bạn cùng theo dõi nhé!

1. Đỉnh Tả Liên Sơn ở đâu?

Tả Liên còn được biết với tên gọi là Cổ Trâu. Đây là ngọn núi nằm ở vùng biên giới, giáp ranh của Lào Cai và Lai Châu. Cụ thể, nó tọa lạc trên địa phận của xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 

Sở hữu độ cao 2.996m so với mực nước biển nên Tả Liên Sơn vinh dự đứng ở vị trí thứ 6 trong Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Không những vậy, ngọn núi này còn có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng với hệ sinh thái, thảm thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Vì lẽ đó mà càng ngày càng có nhiều trekker quyết tâm chinh phục được ngọn núi sừng sững, hiên ngang giữa đất trời này.

  • Địa điểm: Đỉnh Tả Liên Sơn
  • Vị trí:  xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 
  • Tọa độ: 22°27’46.10″N 103°33’21.60″E.
  • Độ cao: 2.996m
  • Thời gian leo: 3 ngày 2 đêm 
  • Địa hình: Rừng già nguyên sinh
  • Hoạt động: Trekking, Camping, Climbing
  • Độ khó: 4/5
  • Thời gian lý tưởng: tháng 9, 10

Lời khuyên từ WeTrek:
Trước khi đi Trekking đỉnh Tả Liên Sơn thì bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về Trekking, những trạng bị cần chuẩn bị khi đi trekking để có một chuyến chinh phục đỉnh núi Tả Liên Sơn thành công nhé.

2. Nên leo đỉnh Tả Liên Sơn vào thời gian nào?

Để đến với Tả Liên Sơn bạn sẽ được băng qua khu rừng nguyên sinh cùng với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Mỗi một mùa lại có một sắc thái rất riêng, lá phong đỏ rực cả một con đường, cùng cả màu xanh tươi mới của cây cối, rêu phong và dương xỉ. Bạn sẽ ngỡ ngàng như bước một khu rừng của cổ tích. 

Khoảng thời gian được cho là đẹp nhất và lý tưởng nhất để bắt đầu chuyến hành trình trekking Tả Liên Sơn là chừng độ cuối tháng 9, đầu tháng 10 – mùa phong chuyển màu cả khu rừng ấy như được khoác thêm màu áo mới. Thực vật rừng Tả Liên đa dạng, đặc trưng là nhiều cây phong và đến mùa chuyển màu rất rực rỡ. 

Mùa thay lá vào tầm tháng 10-11. Thêm nữa là hoa trà cũng rải rác khắp rừng. Hoa thơm, bé xíu mà tinh khôi.

Đỗ quyên mọc nhiều trên đỉnh, nở rộ vào tháng 2-3 đầu xuân. Rừng trúc lùn khá nhiều, đặc biệt là đoạn gần đỉnh. Giống trúc có măng nhỏ nhưng khá ngon, có thể nướng hoặc chế biến với thịt xào.

 

3. Cách di chuyển từ Hà Nội đến tả Liên Sơn

Để đến với Tả Liên bạn sẽ phải đi làm hai chặng đường : Tới Lai Châu sau đó tới Tả Liên hoặc tới Sapa => Tả Liên. Bắt buộc phải di chuyển đến xã Tả Lèng.

Chặng 1: Di chuyển từ Hà Nội – xã Tả Lèng, huyện Tam Đường 

Để có thể bắt đầu hành trình trekking dãy Tả Liên, bạn sẽ phải di chuyển tới xã Tả Lèng. Quãng đường từ Hà Nội đến Tả Lèng tầm 380km, bạn có thể sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển. 

Nếu muốn tiết kiệm sức lực cho việc leo núi thì đi xe khách giường nằm chính là sự lựa chọn an toàn và thuận tiện nhất. Bạn chỉ cần chạy ra bến xe Mỹ Đình. Mua vé xe khách chạy thẳng từ Hà Nội đến thành phố Lai Châu. Thời gian di chuyển là 7 tiếng đồng hồ. Và mức giá vé dao động từ 450K/ người.

Sau đó, từ thành phố Lai Châu, thuê xe ôm hoặc taxi vào xã Tả Lèng.

Chặng 2: Xã Tả Lèng – chân núi Tả Liên Sơn

Đoạn đường này dài tầm 10km, khá dốc và chênh vênh nên bạn cần tập trung cao độ, luôn giữ vững tay lái. Đặc biệt, vào những ngày mưa gió rét thì sẽ rất khó di chuyển. Vì vậy, trước khi đi trekking Tả Liên Sơn, bạn hãy kiểm tra thời tiết thật kỹ càng nhé!

Chặng 3: Chân núi Tả Liên Sơn – đỉnh núi

Cung đường trekking chinh phục núi Tả Liên này không quá khó khăn nếu đi theo đường mòn. Nhưng cũng chẳng dễ dàng. Bởi đoạn đường gần lên tới đỉnh núi, bắt buộc bạn phải leo dốc khá nhiều và cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần sơ sẩy, thiếu cẩn trọng một chút là có thể vượt qua ra khỏi mức an toàn. 

Đường leo núi Tả Liên đi trong rừng rậm rạp, cực kỳ mát mẻ. Vì thế, sẽ không bị nắng rát, Tuy nhiên, bạn phải chui qua khá nhiều hốc cây, hốc đá… Thậm chí phải vượt qua các bụi tre rậm rạp. Do đó, bạn nên chuẩn bị đồ đạc gọn gàng, trang phục phù hợp. Mục đích là để không bị tổn thương hay xây xước da. Do bị cây rừng, ngọn tre đâm vào.

4.  Lịch trình trekking dãy Tả Liên 3 ngày 2 đêm

Tùy vào thể lực, thời gian và điều kiện thời tiết mà bạn có thể rút ngắn thời gian trekking 3 ngày 2 đêm xuống chỉ còn 2 ngày. Nếu đi theo đường mòn thì đoạn đường leo núi Tả Liên cũng không hề có độ khó cao, tuy nhiên để giữ sức và có một chuyến đi an toàn, nhiều trải nghiệm hơn thì lịch trình 3 ngày 2 đêm là tương đối thích hợp và vừa sức.

Nguồn: Hùng Lê

Sau đây là lịch trình 3N2Đ WeTrek gợi ý cho bạn:

NGÀY 1:

Bắt đầu từ Bản Tả Lèng, bạn bắt đầu di chuyển và leo núi. Ngày đầu bạn đa phần sẽ đi đường mòn mà người dân họ đã tạo ra để đi rừng, mất tầm 4 tiếng là bạn đã có thể lên tới độ cao 1.900m. Sau đó bạn tiếp tục đi tới hang đá nơi người dân hay trú ngụ khi đi rừng, tại đây bạn có thể dừng chân, dựng lều trại để nghỉ ngơi qua đêm. 

Cung đường trekking Tả Liên khi bạn càng đi sâu và lên cao thì cánh rừng già càng trở nên đa dạng và huyền bí hơn. Trong rừng có nhiều cây cổ thụ xum xuê, xanh mát, những cây phong chen nhau vươn mình khi độ thu về lại tạo nên một khung cảnh sắc vàng cho cả khu rừng ấy. 

Khi qua đêm tại đây, bạn nên chuẩn bị những vật dụng thiết yếu để tránh côn trùng, bảo vệ sức khỏe và thể lực cho chuyến đi ngày hôm sau. 

NGÀY 2:

Bạn nên thức dậy lúc 5h sáng, ăn sáng và tiếp tục hành trình chinh phục điểm mốc 2.993m. Những đồ đạc có giá trị không cao bạn có thể để tại điểm nghỉ và chỉ mang theo nước uống, đồ ăn trưa. 

Ước tính thời gian lên tới đỉnh là 14h00, chạm mốc cao nhất của Tả Liên Sơn, checkin giữa biển mây trời, sau đó cả đoàn sẽ rời đi để xuống tới điểm dừng chân trước khi trời tối. 

NGÀY 3:

Sau 2 ngày 2 đêm chinh phục Tả Liên Sơn, thì ngày thứ 3 thức dậy bạn sẽ rời khỏi và trở về điểm Bản Tả Lèng, rồi đi xe máy ra điểm Thành phố Lai Châu hoặc thị trấn Sapa để lên xe về nhà. Chuyến đi đầy ý nghĩa được hoàn thành trọn vẹn và biết bao kỷ niệm khi được lạc vào khu rừng nguyên sinh cổ tích, huyền ảo.

Cuộc hành trình khiến bạn được chìm đắm trong những mùa hoa cỏ ngạt ngào tinh khôi, những bông hoa nhỏ xinh trong khu rừng đại ngàn, những lớp rêu phong bám phủ trên những vách đá, gốc cây cổ thụ. Những mùi thơm ngòn ngào của hoa lá cùng những tiếng hót trong veo của chim rừng tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động, bí ẩn và hấp dẫn. Bất kể du khách nào đi qua chốn ấy đều mang một nỗi nhớ vấn vương trong lòng.

5. Có gì trên đỉnh Tả Liên Sơn 2.996m?

5.1. Khám phá khu rừng “già” phủ xanh màu lá

Nếu đã sống quá lâu giữa thành phố chật hẹp chỉ toàn khói bụi, còi xe,… thì tới với nơi đây, bạn hoàn toàn có thể được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, bầu không khí tươi mát của cỏ cây, hoa lá.

Những cây cổ thụ chen nhau mọc, sinh sôi và thân phủ màu rêu bạc phếch theo từng năm tháng. Thực vật rừng Tả Liên thì vô cùng đa dạng, từ cây già, cây leo cho tới những loài dương xỉ nhỏ bé cũng tự tin mà khoe mình. Là bầu không khí mát lạnh khiến mỗi người lữ hành ngang qua không thể nào mà không nán lại tìm tòi, ngắm nghía lâu thêm chút nữa.

Bạn có biết, Tả Liên cũng chính là một khu rừng nguyên sinh của dãy Hoàng Liên Sơn. Do đó, khi đặt chân lên hành trình trekking Tả Liên Sơn, bạn sẽ như lạc vào một khu vườn cổ tích rợp bóng những cây cổ thụ đại ngàn. Cây nào cây ấy to lớn, gai góc như muốn vươn ra để ôm trọn cả khu rừng. Những loại cây này chẳng biết có từ bao giờ. Chúng cứ hoang dại mọc lớn lên giữa thiên nhiên đất trời với đủ hình dáng lạ kỳ, leo bám chằng chịt.

Điều đặc biệt ở đây là khu rừng không chỉ đơn điệu một màu. Vào mỗi mùa, khu vườn sẽ biến đổi thật ngoạn mục với những màu sắc sinh động. Nếu như tháng 4-6 là không gian “xanh” bất tận với những lá cây xanh mướt mát. Thì tháng 9-10, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màu đỏ rực rỡ của hàng loạt cây phong mọc san sát lưng chừng núi. Hay màu trắng của hoa trà, màu hồng của đỗ quyên… Những sắc màu ấy cứ hòa quyện vào nhau. Cùng với âm thanh vang vọng của tiếng suối êm đềm, tiếng chim kêu thánh thót… Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống. Điều đó khiến cho các trekker cứ bị “thôi miên” và luôn muốn chinh phục bằng được ngọn núi này. 
 

Ngoài ra, trekking Tả Liên, bạn sẽ còn bắt gặp vô vàn những thực vật khác “trú ngụ” tại ngôi nhà này. Như rêu phong bám kín từng xếp đá lớn, xếp tầng lên nhau. Chúng len lỏi vào từng tán cây và toát lên mùi ẩm ướt thật đặc trưng…

5.2. Chìm đắm trong những mùa hoa cỏ ngạt ngào tinh khôi

Bởi lẽ thảm thực vật ở đây đa dạng nên mùa nào bạn cũng có thể tìm kiếm những điều nhỏ xinh giữa khu rừng hoang vu rộng lớn.

Có khi là màu lá phong tràn trong đáy mắt một màu vàng cam, rực khắp các con đường. Cũng có khi phải dùng khứu giác mà cảm nhận độ thơm dịu, ngọt ngào của hoa trà giăng đầy khắp lối. Rồi dùng xúc giác mà cảm nhận cái chạm mình của thiên nhiên khi băng qua rừng trúc, từng lá trúc non chạm thật khẽ vào da thịt như muốn níu giữ đôi chân của những vị khách ngang qua chốn này.

5.3. Săn mây trắng bồng bềnh

Trekking Tả Liên Sơn – hành trình không chỉ khám phá khu rừng cổ tích mà còn là cơ hội để bạn được săn mây trắng bồng bềnh. Thời điểm được cho là thích hợp nhất để săn mây ở ngọn núi này chính là mùa thu, khoảng tháng 9 -10. Đứng trên đỉnh núi cao gần 3000m, ngắm nhìn những đám mây lững lờ trôi sẽ là một trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ mà bạn không nên bỏ qua.

5.4. Chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh “tình” 

Không những thế, khi đứng trên đỉnh núi Tả Liên Sơn, các bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh tỉnh Lai Châu nhỏ bé, khuất mờ dưới chân núi. Bên cạnh đó, bạn còn có thể chiêm ngưỡng được cả dãy Hoàng Liên Sơn hay Bạch Mộc Lương Tử chờn vờn trong biển mây trắng bồng bềnh.

Ngọn núi kiêu hãnh như sống lưng của loài trâu mộng ở Sơn La vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đang chờ đón bạn đến khám phá. Bạn còn lưỡng lự điều gì nữa mà không xách balo lên và đi trekking Tả Liên Sơn để ghi dấu ấn trên đỉnh núi ấy thôi nào! 

6. 10 thứ “PHẢI CÓ” khi đi trekking đỉnh Tả Liên Sơn

Khi trekking các đỉnh núi cao như Tả Liên Sơn, bạn cần chuẩn bị kỹ càng nhất những đồ dùng cá nhân, dụng cụ hỗ trợ leo núi và quan trọng nhất là sức khỏe thể chất, tinh thần. WeEx gợi ý những đồ dùng phải có khi leo đỉnh Tả Liên Sơn.

6.1. Quần áo leo núi chuyên dụng

Quần áo nên chọn đồ chất liệu thoải mái, tối màu, co giãn tốt, thấm mồ hôi, có các đường bo ở ống tay, ống chân, ở cổ tránh bị côn trùng bay vào người. Nếu đi vào mùa thu, đông nhất định phải sử dụng áo nhiều lớp có áo lót giữ nhiệt, áo khoác gió 2 lớp. Hãy luôn chắc chắn mọi bộ phận trên cơ thể đều được giữ ấm vì nhiệt độ trên đỉnh núi rất thấp và cực kỳ lạnh: quần mau khô , tất giữ nhiệt, khăn, mũ, bịt tai, găng tay,…

Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

6.2. Giày leo núi chuyên dụng

Giày leo núi là trang phục không thể thiếu đối với dân trekking. Tả Liên Sơn có địa hình núi cao, gồ ghề, sỏi đá nhiều vì vậy phải chọn cho mình đôi giày leo núi có mũi giày bọc cao su chống va đập, có độ bền cao, tránh gây chấn thương khi vận động. Đế giày trang bị hệ thống mấu gai dày đặc giúp chống trơn trượt, tăng độ bám dính. Nhớ mang theo ít nhất 2 đôi tất để thay khi bị ướt.

6.3. Balo leo núi

Một chiếc balo leo núi lý tưởng phải nhỏ gọn, nhẹ, chất vải bền và phải có khung nhôm trợ lực khiến người đeo không bị đau lưng, khó chịu trong suốt hành trình dài. Hai bên balo nên có túi vải lưới đựng nước và lấy nước dễ dàng

 

Bạn có thể xem Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất để tìm được balo phù hợp nhất với bản thân

6.4. Gậy leo núi

Khi trekking những đỉnh núi cao như Tả Liên Sơn, gậy leo núi là thứ nên trang bị. Vai trò của gậy leo núi giúp bạn cải thiện sức bền, và chịu một lực thay bạn khi lên dốc. Việc di chuyển trên những cung đường gồ ghề, khúc khuỷu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, gậy leo núi giúp điều chỉnh tư thế của người chơi về trạng thái đúng và điều chỉnh nhịp thở tốt hơn.

6.5. Lều trại

Một chiếc LỀU TRẠI thật chắc chắn. Đi Trekking Tả Liên Sơn bạn nhất định phải mua hoặc thuê lều trại để nghỉ qua đêm trên núi Lảo Thẩn. Các bạn có thể dùng lều cá nhân hoặc lều trại 4 người cho chuyến du lịch. Bên cạnh lều trại, bạn cũng cần chuẩn bị túi ngủ, tấm cách nhiệt, dụng cụ nấu ăn khi cắm trại vì nhiệt độ trên đỉnh núi Tả Liên Sơn về đêm rất thấp. 

 

Tham khảo: Hướng dẫn chăm sóc và bảo quản lều trại 

6.6. Đồ cá nhân

Hãy chuẩn bị cho bản thân đồ dùng cá nhân cần thiết nhất:

  • bộ đồ vệ sinh răng miệng 
  • kem chống nắng, khăn lau cá nhân, kính râm
  • thuốc 
  • bình nước cá nhân
  • 2-3 bộ áo mưa cá nhân phòng khi trời mưa bất chợt. 

Tuy nhiên, chỉ nên mang đủ, không nên mang quá nhiều vừa không cần thiết, vừa gây cồng kềnh cho cả chuyến đi.

6.7. Bộ đồ y tế

Đi trekking những đỉnh núi cao thì việc bị đau, thương tích là điều rất dễ xảy ra. Vậy nên, hãy chuẩn bị những loại thuốc cơ bản như: thuốc đau bụng, đau đầu, thuốc giảm đau, bông gạc y tế, thuốc sát trùng, tuýp Salonpas để xoa bóp tránh bị chuột rút và thuốc côn trùng. Tất cả đồ y tế nên cất gọn trong túi y tế để dễ tìm khi cần.

6.8. Đồ ăn bổ sung dinh dưỡng

Đường lên đỉnh Tả Liên Sơn khá xa. Bởi vậy bắt buộc phải có lương thực. 

  • Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khi mệt như bánh mì, các loại bánh kẹo, nước bù khoáng, thanh năng lượng tránh tụt huyết áp, tụt canxi đột ngột. Hoặc bạn có thể mang theo mì gói kèm xúc xích, thịt hun khói… thích hợp cho bữa sáng nhanh gọn mà vẫn đủ chất.
     
  • Thực phẩm để ăn no, ăn vào buổi tối, có thể là cơm lam kèm gà/thịt nướng. Bạn nên mang theo bao gồm thịt lợn, thịt bò nhiều đạm để bồi bổ và cũng dễ chế biến. Tất nhiên cũng không thể thiếu rau củ quả để đảm bảo chất xơ và tinh bột. Bạn có thể mua rau củ quả ngay tại chợ Y Tý để tránh ôi thiu, nhớ lựa chọn loại khó dập. Hoặc không có thể mang từ nhà đi nhưng nhớ chế biến trước hoặc ướp muối. 

Tuy nhiên, khi ăn xong cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ, không vứt vỏ bừa bãi trên đoạn đường, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng khung cảnh hùng vĩ của Tả Liên Sơn.

6.9. Phụ kiện leo núi

Ngoài những trang bị thiết yếu kể trên, phụ kiện leo núi khác cũng cần chuẩn bị như: la bàn bỏ túi , ống nhòm, đèn pin đeo trán, khóa đa năng,.... Những vật dụng này có thể khiến chuyến leo núi của bạn thêm an toàn và tiện lợi. 

 

 

 

 

Tham khảo ngay Phụ kiện leo núi 

6.10. Thể lực và tâm lý vững vàng

Một điều chắc chắn ai cũng biết cho việc trekking leo núi đó chính là sức khỏe. Đây không phải là trải nghiệm dành cho những người ít vận động, sức khỏe yếu. Ngoài ra những người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp… không nên tham gia. Bạn có thể tập luyện thể lực bằng những bài tập tại nhà như chạy bộ, plank, hít đất, bài tập cho từng nhóm cơ. Quan trọng hơn hết vẫn là tinh thần sẵn sàng để đương đầu với quãng đường khó khăn.

Tham khảo Tập luyện thể lực cho leo núi địa hình  

 

Những điều trên đã đủ cho bạn sẵn sàng và muốn lên đường chinh phục đỉnh Tả Liên Sơn chưa nào? Muốn tìm hiểu về bất cứ địa điểm leo núi nào hay có bất kỳ thắc mắc muốn giải đáp hãy ghé website chính thức WeTrek hoặc ghé  trực tiếp hệ thống cửa hàng WeTrek
1. 530 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
2. 150 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
3. 235 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.

Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

5 lầm tưởng thường gặp về dinh dưỡng cho người chạy bộ

Việc xác định đâu là kiến thức dinh dưỡng lỗi thời và đâu là điều nên làm theo có thể khá khó khăn, cho dù bạn là một vận động viên hay là một người hay chạy bộ và quan tâm tới chất lượng bữa ăn của mình. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng cho người chạy bộ (running nutrition) mà chúng ta cần loại bỏ, theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trong thể thao.
Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Suối Tía hồ Tuyền Lâm mùa lá vàng đẹp như tranh

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía.
16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

16 ngày phượt xe đạp qua ba nước dưới cái nóng 40 độ C

Nhằm khám phá giới hạn của bản thân, Trọng An và nhóm bạn ở Hà Nội đạp xe 16 ngày qua 3 nước Đông Nam Á dưới cái nóng có lúc lên tới 45 độ C hồi tháng 3.
Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Độc đáo mái nhà sàn hàng chục năm tuổi phủ kín rêu ở Hà Giang

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bản Xà Phìn (Hà Giang) mang nét độc đáo có một không hai với những ngôi nhà sàn mái rêu cổ kính.
Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh? Lời khuyên của chuyên gia

Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời cần phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hãy để WeTrek giải đáp cho bạn nhé!
Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Du khách leo nóc nhà, săn ảnh hoa sơn tra ‘view triệu đô’ ở Sơn La

Vượt qua nỗi sợ độ cao, chị Thủy Loan cẩn thận leo lên nóc nhà của một căn homestay ở bản Nậm Nghiệp rồi canh góc chụp để có những bức ảnh tuyệt đẹp với hoa sơn tra từ trên cao.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc