Tất tần tật những điều cần biết nếu muốn chinh phục “nóc nhà Đông Dương”

Ngày đăng 09/08/2020 10:27 PM - 16.233 lượt xem
Fansipan, hay  tiếng địa phương gọi là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Leo Fan luôn là một thử thách mà bất cứ ai đều muốn chinh phục. Tháng 3 này, khi hoa đỗ quyên nở rộ và tiết trời không lạnh giá khắc nghiệt thì còn chần chừ gì mà không thực hiện một chuyến chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” để đời?
 
Leo Phan chưa bao giờ là một hành trình dành cho những người thiếu kiên trì và bền bỉ. Chặng đường leo Phan bẩn, mệt và hiểm nguy thật đấy nhưng chứa đựng đầy xúc cảm, trải nghiệm thú vị có một không hai. Tuy nhiên, đứng trước một hành trình khó nhằn như vậy, việc tiên quyết cho sự thành công của chuyến đi nằm chính ở khâu chuẩn bị của bạn.  WETREK.VN tổng hợp những kinh nghiệm chi tiết nhất về hành trình leo Phan cho những bạn nào luôn sôi sục một mong ước đặt chân lên đỉnh cao hùng vĩ kia.

Leo Fan chưa bao giờ là một hành trình dành cho những người thiếu kiên trì và bền bỉ. Chặng đường leo Fan mệt và hiểm nguy thật đấy nhưng chứa đựng đầy xúc cảm, trải nghiệm thú vị có một không hai. Tuy nhiên, đứng trước một hành trình khó nhằn như vậy, việc tiên quyết cho sự thành công của chuyến đi nằm chính ở khâu chuẩn bị của bạn. 
 
WETREK.VN tổng hợp những kinh nghiệm chi tiết nhất về hành trình leo Phan cho những bạn nào luôn sôi sục một mong ước đặt chân lên đỉnh cao hùng vĩ kia. 
 
1. Nên leo Fan vào thời điểm nào trong năm?
 

Leo Fan là hành trình bạn có thể thực hiện vào thời điểm nào trong năm cũng được. Tuy nhiên, có hai tháng đáng cân nhắc nhất để leo Fan là tháng 3 và tháng 11. Giữa tháng 3 là mùa hoa đỗ quyên nở, leo Fan đúng dịp này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng “vương quốc hoa đỗ quyên” đẹp mê người với đủ sắc màu  vàng, trắng, hồng, đỏ, tím. Đỗ quyên tháng 3 như bao trùm đất trời SaPa, từ rừng hoa nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn cho đến những cây đỗ quyên đại thụ nở hoa trên dãy Hoàng Liên hùng vĩ. 
 
Ngoài ra bạn có thể đi vào tháng 11, đó là lúc tiết trời không còn nóng nực, chuyển sang se lạnh mà không khắc nghiệt, trời quang, không mây mù, không mưa ... Vì vậy, việc leo Fan cũng trở nên dễ chịu hơn cũng như dễ dàng săn được các biển mây và ảnh nắng rực rỡ trên đỉnh.
 
Ngoài ra, cho dù bạn lựa chọn lo Fan vào tháng nào trong năm, cũng nên xem trước dự báo thời tiết của khu vực Tây Bắc và SaPa để có những chuẩn bị phù hợp nhất. 
 
2. Cần chuẩn bị gì cho chuyến leo Fan?
 
Sức khỏe
 
Leo núi không phải là một loại hình hoạt động dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều ở sức khỏe của người tham gia. Vì vậy, cho dù bạn là người bình thường lười hoạt động hay thường xuyên luyện tập, thì cũng hãy dành ra khoảng 1 tuần trước hành trình leo Fan của mình để rèn luyện cơ thể bằng những hoạt động thể thao đơn giản như đi bộ, chạy bộ, tập Yoga,… hay một vài bài tập đơn giản cho các cơ. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể đầu tư leo núi giả, leo núi trong nhà để rèn luyện trước chuyến đi. 
 
Ngoài việc luyện tập, bạn cũng nên chú ý ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C, uống đủ nước, hạn chế bia rượu và ngủ đủ giấc trong thời gian trước chuyến đi. 
 
Đồ dùng trang bị
 
Tat-tan-tat-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-neu-muon-chinh-phuc-noc-nha-dong-duong-wetrek.vn

Tiêu chí chung là: Gọn nhẹ giữ ấm khi lạnh, thoát khí nóng, chống trầy xước, dễ cử động, thấm mồ hôi, chống nước, chống vắt, côn trùng.
 
- Balo: Nên chọn loại có dây đeo mềm, chắc chắn, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước, chất liệu chống thấm, có giá trợ lực tốt hỗ trợ sức cho các bạn đi leo núi rất nhiều. Nếu balo không có chống thấm, nên có tấm trùm balo chống nước phía ngoài.
 
Nên mang theo khoảng 5kg trong balo để tiện cho việc di chuyển. Trước khi sắp xếp đồ vào balo, bạn nên kiếm 1 túi nilon to và dày nhét vào trước rồi mới cho đồ đạc vào bên trong túi nilon phòng trời mưa.


 
Mẹo sắp xếp đồ thông minh là đồ dùng thường xuyên dùng để ngăn ngoài, phía trên balo; đồ dùng chưa cần đến để phía dưới. 
Khi đi quai balo nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người về sau rất khó chịu.
 
- Giày leo núi: Nên chọn loài giày leo núi chuyên dụng, giày nặng, cao cổ (cao hơn mắt cá chân một chút) để giữ chắc khớp tránh bong gân, có gai bám bằng cao su (bám đá tốt hơn nhựa mềm), có hệ thống thoáng khí tốt và tránh nước. Bạn cũng nên chú ý chọn cỡ giày vừa với cỡ chân mình, hoặc rộng hơn cỡ chân một số, không được để kích chân. 
 
- Tất: Mang theo 3-4 đôi là được, chọn loại tất dày tốt, cao cổ trùm lên quần, vừa là để giữ ấm, chống vắt, vừa là để ngăn tình trạng chân phồng rộp do cọ sát với giày. 
 
- Gậy leo núi: Nên chọn mua gậy chuyên dụng, có lò xo đàn hồi, điều chỉnh được độ dài ngắn khác nhau tuỳ theo chiều cao của bạn, thu ngắn lại dắt sau balô được khi không cần thiết.
 
- Găng tay: Vì đường chinh phục đỉnh Fan là đường đèo, bạn cũng sẽ phải leo qua vách đá, vì vậy một đôi găng tay là vô cùng cần thiết. Nên chọn loại găng tay bảo hộ có gai cao su, loại này mỏng rất thoải mái và tự tin khi bán vào thân cây, tre nứa, sườn núi và cả khi chụp ảnh.
 
- Quần áo: Tùy vào thời điểm bạn đi mà cân nhắc mang theo quần áo. Nếu bạn đi vào từ tháng 5 đến tháng 9, tiết trời khá nóng, nên ưu tiên áo phông (chất liệu cotton) quần rộng ống (bộ rằn ri) và 1 chiếc áo gió để mặc khi đêm xuống (nhiệt độ sẽ giảm đôi chút). Chú ý thời gian này là mùa mưa nên bạn cần chuẩn bị một, hai bộ áo mưa giấy hoặc chọn mua bộ quần áo chống nước để đỡ phải mang nhiều đồ. Nếu bạn đi từ tháng 10 đến tháng 1, không khí đã bắt đầu lạnh, chưa kể những lúc rét đậm vào tháng 12 nên quần áo ấm là thứ ưu tiên khi mang đi. Nên chuẩn bị nhiều áo mỏng dài tay (3-4 cái) loại cotton và một áo khoác gió, nên chuẩn bị thêm quần tất (cho nữ), quần đông xuân (chon am) để mặc bên trong một quần leo núi rộng. Và vì trời lạnh nên đừng quên mang theo miếng giữ nhiệt, giúp bạn không phải mặc nhiều quần áo khó di chuyển mà vẫn giữ ấm được. Còn từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết cũng như nhiệt độ vào khoảng thời gian này rất khó xác định trước trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, sát ngày đi, bạn cần xem trước dự báo thời tiết gần nhất để có được sự chuẩn bị kỹ càng và tốt nhất.
 
Một vài lưu ý khác như nên quần áo nên là loại chống thấm nước, chọn quần dài vừa phải, nên mặc quần có đũng thoải mái, đầu gối thoải mái để di chuyển. Cạp quần rộng vừa, không quá chật không quá rộng. Bạn nên mang theo 2 bộ, một bộ mặc trên người một bộ để thay. 
 
- Mũ đội đầu: Nên chọn loại mũ tai bèo gọn nhẹ, có quai và vành mũ rộng vì khi lên đến độ cao 2.500m gió sẽ tương đối mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo một mũ len trùm kín đầu và tai để giữ ấm khi đi ngủ. 
 
- Khăn: 1 khăn mỏng quấn cổ khi đi nóng, 1 khăn len khi tối lạnh để tránh bị cảm. 
 
- Đèn pin (loại tích điện tốt), dao gấp đa năng, bật lửa, dây thừng, ống nhòm, …
 
- Lều bạt, túi ngủ, đền lều để qua đêm (nếu bạn đi tự túc không theo tour)
 
- Thuốc:  Mang theo một số thuốc uống mà cá nhân thường dùng cho bệnh tật của mình (nếu có), ngoài ra như thuốc cảm cúm, đường ruột… gọn nhẹ. Ngoài ra, cần mang theo một tuýp Salonpast để xoa bóp tránh chuột rút, 1 túi đồ cứu thương cho cả nhóm.  
 
-Đồ chống muỗi, chống vắt
 
- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, kem chống nẻ.
 
- Máy ảnh, máy quay, điện thoại, sạc dự phòng 
 
- Đồ ăn, nước uống: 
 
Mang theo đồ ăn vặt yêu thích nhưng phải gọn nhẹ. Đặc biệt cần là đồ ăn cung cấp năng lượng nhanh: chocolate, phomai con bò cười, kẹo ngọt, phomát sợi
 
Mỗi người khoảng 3 – 4 chai nước lọc nhỏ. Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó di chuyển và rễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn. Ngoài ra, có thể mang theo sữa để cung cấp năng lượng, café tan, trà gừng (nếu có đem theo cốc nhựa để pha uống).
 
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về đồ dùng leo Fan TẠI ĐÂY
 
Trên hết, hành trang cần thiết nhất cho các bạn trong hành trình chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” chính là tinh thần vững vàng, ý chí kiên định, chắc chắn kết hợp với thể lực tốt bởi lẽ chặng đường chinh phục rất mệt mỏi và khó khăn, và chắc chắn sẽ có những lúc bạn muốn bỏ cuộc. 
 
3. Nên chọn đường nào để leo Fan?
 
Tat-tan-tat-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-neu-muon-chinh-phuc-noc-nha-dong-duong-wetrek.vn

Đường leo Fansipan thông thường có 3 tuyến với nhiều dạng địa hình và độ dài khác nhau. Tùy từng thời điểm mà Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho phép bạn leo tuyến nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa vào sức khỏe và mong muốn để lựa chọn tuyến đường phù hợp nhất. Ba tuyến đường như sau: 
 
- Con đường xuất phát từ thung lũng Cát Cát, cách thị trấn SaPa khoảng 3km, ở độ cao 1.245 mét, kết thúc ở Sín Chải hoặc Trạm Tôn (mất 8h để lên 2150m + 8h để lên 2680 + 2h để lên đến đỉnh): Đây là tuyến dài nhất và dốc nhất. Tuy là tuyến khó nhằn nhất nhưng lại được đánh giá là tuyến tuyến leo Fan thú vị nhất bởi cảnh quan và địa hình đa dạng nhất trong cả 3 tuyến cộng với hành trình đi từ điểm đầu đến điểm cuối không hề bi lặp lại một đoạn nào. 
 
Tuyến này sẽ phù hợp với các bạn có thời gian và sức khỏe đáp ứng trung bình mỗi ngày leo khoảng 8 tiếng đồng hồ. 
 
- Con đường xuất phát từ Sín Chải ở độ cao 1.260 mét, cách trung tâm thị trấn Sapa 5km (mất 3h để lên 2200m + 4h để lên 2800m + 2h để lên đến đỉnh): Đường này lên dốc rất cao, cao ngược lên....nhất là chặng 1 từ Bản Sín Chải lên độ cao 2.200m chỗ nghỉ qua đêm. Phong cảnh tương đối đa dạng, qua nhiều đỉnh đồi bạt ngàn tre trúc vàng óng!
 
Tuyến này sẽ phù hợp với các bạn có thể lực tốt nhưng không có nhiều thời gian vì so với tuyến Cát Cát thì thời gian chinh phục ngắn hơn 1 ngày. 
 
- Con đường xuất phát từ Trạm Tôn ở độ cao 1.900 mét (mất 6h để lên 2200m + 4h để lên 2800m + 2h để lên đến đỉnh): Cung đường này là dễ chịu nhất,  ít vắt và ít dốc, nhưng cảnh không đa dạng lắm so với 2 tuyến kể trên. 
 
Tuyến này sẽ phù hợp với những bạn bị hạn chế về thời gian và có mức độ thể lực trung bình do thời gian chinh phục ngắn và đòi hỏi về thể lực không cao như hai tuyến trên.  
 
Lưu ý chung cho 2 đường Sín Chải và Trạm Tôn: Sau khi lên đến lán 2800m, các bạn sẽ phải leo lên tiếp độ cao 2900m rồi ... tụt xuống độ cao 2600m... từ đây các bạn lại phải leo ngược lên độ cao 3000m với những vách đá dựng đứng. Khi lên đến đây các bạn sẽ phải vượt qua hơn 100m cuối cùng với toàn bùn lầy ẩm ướt bẩn nhất trong toàn chặng đường. Tuy nhiên, vượt qua quãng đường bùn lầy lội này là bạn đã thành công chinh phục đỉnh Fansipan rồi đó. 
 
4. Các vị trí ăn trưa, ăn tối và nghỉ đêm ở đâu?
 
Tat-tan-tat-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-neu-muon-chinh-phuc-noc-nha-dong-duong-wetrek.vn

- Với hai tuyến Sín Chải, Trạm Tôn thì các bạn đều phải đi qua các lán 2200m và 2800m (Chỉ có 2 điểm này là có lán trại, bể nước, bếp, nồi niêu bát đũa, đồ uống...) Nếu đi đường Sín Chải thì bạn nên nghỉ ăn trưa ở độ cao 2000m và nghỉ đêm ở độ cao 2200m. Còn nếu đi đường Trạm Tôn thì bạn có thể ăn trưa ở 2200m và lên thẳng 2800m để ăn tối và nghỉ đêm.
Lưu ý: Ở điểm nghỉ chân độ cao 2800m hiện nay đã có nguồn nước tương đối sạch và nhà vệ sinh sạch sẽ. 
 
- Đường Cát Cát không có lán trại như 2 đường kia, buổi trưa đầu tiên các bạn có thể ăn tại độ cao 1500m hoặc 1720m. Đêm đầu các bạn sẽ phải dừng chân ở rừng Thảo quả ở độ cao 2150m, trưa hôm sau đi tiếp lên đến độ cao 2900 (Tại độ cao này khung cảnh rất đẹp) . Sau khi tụt xuống khe cạn và đi trong rừng Thảo quả thì đêm thứ 2 các bạn sẽ dừng chân tại độ cao 2680m, trưa hôm sau sẽ lên đến đỉnh Fan
 
5. Leo Fan có cần đăng ký không? 
 
Tat-tan-tat-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-neu-muon-chinh-phuc-noc-nha-dong-duong-wetrek.vn

Để được leo Fanxipan, bạn cần có giấy phép vào rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn, giấy do Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn cấp. Giấy này có thể lấy trong buổi sáng khi bạn bắt đầu đi Fanxipan. Khi xin phép, khoản lệ phí bạn phải thanh toán bao gồm:
 
Phí vệ sinh: 5.000vnđ/ngày
 
Phí kiểm lâm: 150.000 vnđ/ngày
 
Phí leo núi: 30.000 vnđ/ngày
 
Bảo hiểm: 5.000 vnđ/ngày
 
6. Một số lưu ý khác
 
Tat-tan-tat-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-neu-muon-chinh-phuc-noc-nha-dong-duong-wetrek.vn

- Nên thuê porter - những người dẫn đường, mang vác đồ đạc, dựng lều trại và lo ăn nghỉ cho bạn trên núi. Thường cứ 2 người thì cần 1 porter. Porter chủ yếu là người Mông tại các bản như lân cận Sapa. Các Porter hầu hết là những người vui vẻ và nấu ăn tốt. Trong quá trình trên núi, nên để 1 nửa porter tới điểm nghỉ trước để chuẩn bị trại (nếu dùng trại) và lán (nếu dùng lán có sẵn) và nấu cơm. Và cũng đừng ngại ngần hỏi họ những gì bạn nhìn thấy, thắc mắc. 
 
- Không tách đoàn: Tuyệt đối tuân thủ người dẫn đoàn và bắt kịp tốc độ đoàn, không tự ý tách riêng, lùi lại hay tiến nhanh lên trước. Đoàn đi cũng cần chú ý những người có thể lực kém hơn để tránh bỏ rớt đồng đội. 
 
- Lạc đường: Nếu lạc đường bạn hãy  quay lại theo đường cũ đã đi, nếu không xác định được phương hướng thì nên đứng nguyên tại chỗ đợi người đến tìm. Một kinh nghiệm chinh phục Phan xi Păng cần chú ý nữa là hãy mang theo dây ruy băng để đánh dấu những nơi bạn đã đi qua, vừa tránh lạc đường vừa giúp đội cứu hộ tìm bạn dễ hơn.
 
- Chú ý những cung đường nguy hiểm: Chắc chắn trên đường chinh phục Fansipan bạn sẽ gặp phải những con dốc thẳng đứng, trơn trượt, những con suối gồ ghề đá, những con đường chông chênh giữa trời. Lúc này bạn cần phải bình tĩnh, cần trọng di chuyển, đặt chân thật vững và dùng cả 2 tay bám vào đá, cây hoặc bất cứ vật gì có thể bám vào gần đó để di chuyển bạn nhé. Đặc biệt hãy nhớ di chuyển lên theo hình chữ Z, di chuyển xuống khom lưng, gập gối và ướm độ chắc chắn của những vật bạn định bám vào nhé.
 
- Luôn mang theo những đồ cần thiết bên mình: Điện thoại và sạc dự phòng, đèn pin, dao đa năng, đồ ăn vặt, dây ruy băng, nước uống. Mục đích là đề phòng bạn bị lạc. Ngoài ra, khi mang đồ leo núi bạn chỉ nên mang những đồ thật sự cần thiết, đừng mang quá nhiều nếu không bạn sẽ bị mất sức rất nhanh đó.
 
- Bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường: Nghiêm chỉnh thực hiện một số nội quy của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân bạn cho vào thùng đựng rác. Không khắc lên đá, lên cây trên dọc đường đi. Không tự ý chặt cây, đốt lửa trong rừng đặc biệt vào mùa khô.

MUA TRỌN BỘ ĐỒ LEO NÚI - CẮM TRẠI TẠI WETREK.VN
(WeTrek tổng hợp)
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeNews] Hà Giang xinh đẹp với mùa hoa nở trên cao nguyên đá

[WeNews] Hà Giang xinh đẹp với mùa hoa nở trên cao nguyên đá

HÀ GIANG Khắp vùng núi đá là sắc hoa gạo đỏ, cam rực rỡ, màu vàng của cải mèo và hồng, trắng của đào, mận trước hiên nhà người Mông.
Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay

Không khó để tưởng tượng điều sẽ xảy ra khi một tấn đặt lên đầu ngón tay của bạn, phải không?
Tôi ở nhà khi Tổ quốc cần: Tất cả những gì bạn cần biết để cách ly xã hội (social distancing) một cách hiệu quả và an toàn

"Tôi ở nhà khi Tổ quốc cần": Tất cả những gì bạn cần biết để cách ly xã hội (social distancing) một cách hiệu quả và an toàn

Không phải ai cũng có đủ kiến thức về y tế, sức khỏe và dịch tễ để đương đầu với đại dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới. Nếu bạn không thực sự biết mình cần phải làm gì, hãy ở yên tại nơi mình đang sống, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và nên ở trong nhà nếu có thể.
Núi Trầm đẹp nhất khi nào?

Núi Trầm đẹp nhất khi nào?

Mỗi mùa xuân đến, Núi Trầm hiện lên với bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp ngỡ như xứ sở thần tiên. Vì vậy, từ tháng 1 đến tháng 4 là khoảng thời gian tốt nhất để các bạn trẻ cắm trại Núi Trầm. Thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực giữa không gian trắng xóa, mờ ảo của sương sớm. Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành cũng góp phần tạo nên nét đẹp độc đáo của cao nguyên đá khổng lồ này.
Robinson trên đảo hoang: Sống ở nơi an toàn nhất trái đất, không Covid-19, được Mẹ thiên nhiên vỗ về.

"Robinson trên đảo hoang": Sống ở nơi an toàn nhất trái đất, không Covid-19, được Mẹ thiên nhiên vỗ về.

Mỗi đêm, ông Morandi ngủ trong một ngôi nhà bằng đá cũ và thức dậy vào buổi sáng được vây quanh bởi Mẹ thiên nhiên. Trong hơn 30 năm, Mauro Morandi là cư dân duy nhất của một hòn đảo xinh đẹp bên bờ biển Địa Trung Hải. Trong vài tuần qua, "túp lều ẩn sĩ" của ông là một địa điểm cách ly thích hợp để theo dõi cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu. Morandi, một giáo viên về hưu, đã đến đảo Budelli, ngoài khơi Sardinia, một cách tình cờ khi cố gắng đi thuyền từ Italia đến Polynesia 31 năm trước. Ông yêu những vùng nước trong vắt, rạn san hô và hoàng hôn tuyệt đẹp nơi đây nên đã quyết định ở lại. Ông tiếp quản hòn đảo từ người trông coi trước đó và nay ở tuổi 81, ông vẫn ở đó, còn được mệnh danh là Robinson Crusoe của Italia.
Bác sĩ chỉ cách làm khẩu trang bằng khăn giấy phòng virus corona gây sốt mạng

Bác sĩ chỉ cách làm khẩu trang bằng khăn giấy phòng virus corona gây 'sốt' mạng

Những ngày gần đây, một video clip của tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Hội vi sinh lâm sàn TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM làm chiếc khẩu trang bằng khăn giấy và dây thun đã gây 'sốt' cộng đồng mạng.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc