Tỷ phú Ray Dalio là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong giới tài chính. Ông đã bị cuốn hút bởi tài chính từ năm 12 tuổi. Ðó cũng là khoảng thời gian ông mua tấm cổ phiếu đầu tiên trong cuộc đời mình. Ông đã thành lập Bridgewater Associates vào năm 1975 và phát triển công ty này trở thành quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới.
Raymond Dalio sinh năm 1949, ở một thành phố nhỏ mang tên Jackson Heights, Queens, New York. Cha ông là một nhạc sĩ thường chơi clarinet và saxophone tại các câu lạc bộ jazz ở Manhattan để kiếm từng đồng tiền sinh hoạt nhỏ lẻ và mẹ ông thì chỉ là một người phụnữởnhàchămlonộitrợ–giađình.
Dalio bắt đầu đầu tư ở tuổi 12. Ông mua cổ phần của Northeast Airlines với giá 300 đô la và khoản đầu tư của ông tăng lên ba lần sau khi hãng sáp nhập với một công ty khác. Khi hoàn thành chương trình học phổ thông, với kết quả tốt ông được nhận thẳng vào khoa tài chính của Ðại học Long Island và bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Trường Kinh doanh Harvard.
Tỷ phú Ray Dalio. Nguồn ảnh: Internet.
Sau này khi đã tốt nghiệp, công việc đầu tiên khi ra trường của ông là làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán New York. Năm 1974, ông làm nhà môi giới độc lập tại Shearson Hayden Stone. Ông chính thức lập ra công ty quản lý đầu tư Bridgewater Associates chỉ 1 năm sau đó. Sau 44 năm hoạt động cho tới năm 2019, Bridgewater Associates trở thành một trong quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới với 160 tỷ USD tài sản đang được quản lý.
Ông cũng chính là một trong những nhân vật đã tiên đoán trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2008, Dalio đã xuất bản một bài luận mang tên “How the Economic Machine Works: A Template for Understanding What is Happening Now” để giải thích mô hình của ông về khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới.
Trong năm 2011, ông tự xuất bản cuốn sách gồm 123 trang, gọi là Principles, mô tả logic và triết lý cá nhân của ông về đầu tư và quản lý doanh nghiệp dựa trên góc quan sát, phân tích và áp dụng thực tế.
Sau đó 3 năm, Dalio bắt đầu chia sẻ “bí mật đầu tư” và lý thuyết kinh tế trên YouTube qua video hoạt hình rất nổi tiếng kéo dài trong 30 phút được đặt tên là “How The Economic Machine Works”
Sự nghiệp của ông vốn nổi tiếng với câu nói: “Hãy đắm mình vào thị trường, hãy sai lầm một vài lần, bị thị trường cho lên bờ xuống ruộng và học cách làm mọi thứ một cách đầy khác biệt”. Ðối với người khác, sai lầm là một sự hổ thẹn. Nhưng với Dalio, ông nhận ra những sai lầm của bản thân là cả một sự tự hào. Chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng việc có hiểu biết không hoàn hảo là điều tất yếu, và sai lầm không có gì phải xấu hổ cả. Chúng ta chỉ nên xấu hổ khi biết mình sai mà không chịu sửa”.
Bên cạnh đó, quy tắc để thành công nằm ở chỗ nhà đầu tư cần rèn luyện thói quen phân tích tình hình: Nguyên nhân nào đã đem nỗi đau đến với bạn? Ông chia sẻ: “Nếu bạn có thể phát triển khả năng phản xạ nhanh nhạy trước những tổn thương về mặt tinh thần, nó sẽ giúp khả năng học hỏi của bạn tăng nhanh chóng và phát triển. Mọi sự sai lầm đều đem lại hậu quả. Nhưng khi bạn dám đối mặt, chịu trách nhiệm và tìm cách khắc phục hậu quả, tôi tin rằng sẽ chẳng còn trở ngại nào có thể ngăn bạn gặt hái thành công”.
Tỷ phú Ray Dalio là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong giới tài chính. Nguồn ảnh: Internet.
Vốn là một chuyên gia tài chính và hiện đang sở hữu khối tài sản ròng trị giá gần 19 tỷ USD, Dalio khẳng định mọi thành công của ông đều đến từ những trải nghiệm đau đớn nhất.
Quỹ đầu tư Bridgewater Associates mà ông thành lập, hiên đang là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, với số tiền quản lý lên tới 160 tỷ USD. Mặc dù cực kì thành công trong thời điểm hiện tại, nhưng công việc kinh doanh của Dalio trong những năm đầu không hề suôn sẻ. Dalio ra mắt Bridgewater Associates vào năm 1975 và đã tương đối thành công trong thời kì đầu. Nhưng, ông gần như mất hết tất cả tiền bạc vào năm 1982 sau khi đánh giá sai hướng của nền kinh tế toàn cầu.
Chia sẻ về quãng thời gian đầy đen tối đó, Ray Dalio nói: “Lúc đó tôi túng quẫn đến nỗi phải mượn bố 4.000 USD để trả tiền nhà”. Với một người đang trên đà thành công như Dalio khi ấy, có lẽ đó là điều đau khổ nhất cuộc đời. Nhưng hóa ra, ông lại coi đó là một cơ may. “Tôi hoàn toàn khốn khổ và tuyệt vọng. Nhưng thất bại cũng dạy cho tôi – một kẻ liều lĩnh và táo bạo phải biết khiêm nhường. Nó giúp tôi biết lắng nghe những quan điểm khác mình để nhìn nhận vấn đề sâu sắc, toàn diện hơn".
Trải nghiệm đau đớn đó đã khiến Dalio phát triển một chính sách được gọi là "sự minh bạch triệt để", mà ông đã áp dụng tại Bridgewater. Ông nói rằng chính sách này tạo ra một môi trường dân chủ, một nếp văn hóa làm việc mà trong đó những ý tưởng tốt nhất luôn thắng thế cho dù nó được đưa ra bởi ai.
Như vậy, thất bại đau đớn đã không quật ngã được Ray Dalio mà ngược lại nó giúp ông mạnh mẽ hơn và thành công như ngày hôm nay. Trên trang cá nhân của mình, Dalio viết: “Những thử thách trong cuộc sống chính là bài kiểm tra hoàn hảo nhất cho sức mạnh của con người. Nếu bạn chưa từng thất bại, bạn cũng sẽ chưa từng đẩy bản thân mình đến giới hạn. Và nếu không thúc đẩy giới hạn của mình, bạn sẽ không đạt được mức năng lượng tối đa”.
Dalio cũng thừa nhận rằng học cách nắm lấy nỗi đau không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn có thể làm được, chắc chắn bạn sẽ thành công, như chính ông từng nhận định: “Nếu bạn chọn thúc đẩy bản thân bằng quá trình vấp ngã đầy đau đớn, bạn sẽ không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện và sớm muộn cũng sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân”.
TH