Danh sách các vấn đề về sức khỏe thường gặp khi tham gia hoạt động ngoài trời dưới đây sẽ bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa và khắc phục chúng. Mục đích của WETREK.VN là giúp bạn luôn khỏe mạnh khi hòa mình với thiên nhiên.
Nguyên nhân gây ra cháy nắng là khi da bạn tiếp xúc qua lâu với các tia cực tím (tia UV) từ ánh sáng mặt trời, đây là vấn đề phổ biến khi tham gia các hoạt động ngoài trời nhưng lại rất dễ phòng tránh.
Chống nắng: Tất cả những ai đi dã ngoại ngoài trời, đặc biệt là những người da trắng, nên dùng kem chống nắng cho chỉ số chống nắng SPF lớn hơn hoặc bằng 30. Hiệp Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD) và Tổ chức Ung thư da (Skin Cancer Foundation) khuyến cáo nên bôi kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Ngoài ra, hai tổ chức này cũng đưa ra thêm những lời khuyên sau:
Cách chữa trị: Nếu da bạn bị cháy nắng, hãy làm dịu vùng da bị cháy nắng bằng kem dưỡng da chiết xuất lô hội. Không để vùng da bị cháy nắng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao hoặc mặc quần áo chống nắng để tránh tình trạng cháy nắng nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng cháy nắng nghiêm trọng và bạn cảm thấy liên tục buồn nôn, ớn lạnh hoặc sốt, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Một vết phồng rộp, sản phẩm của sự ma sát do một vật cọ xát trên bề mặt da bởi chuyển động qua lại tại một vị trí da nhất định, có thể phá hỏng một chuyến leo núi tưởng chừng đang rất tuyệt vời.
Phòng chống: Phồng rộp dễ phòng chống hơn so với việc chữa trị. Hãy chắc chắn rằng bạn bắt đầu mọi hành trình với một đôi giày đã được chạy rà (cho mềm đế), và vừa vặn. Đi tất sạch sẽ và đúng kích cỡ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi hai đôi tất – một đôi tất mỏng loại nhẹ (lightweight wicking liner) và một đôi tất dày hơn có đệm lót (cushioning sock) để giảm nguy cơ cọ xát.
Lời khuyên: Khi đi trên đường, hãy giải quyết những vấn đề khó chịu với đôi chân ngay lập tức để ngăn không bị phồng rộp, trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu rát da, hãy đặt một miếng chất liệu bảo vệ nhỏ như - vải nhung, miếng chống giộp da 2nd Skin hoặc thậm chí là băng keo - trực tiếp lên vùng da bị phồng rộp để hạn chế cọ sát.
Cách chữa trị: Nếu biết da bạn thuộc loại dễ bị phồng rộp thì hãy cân nhắc việc đặt miếng vải nhung lên vùng da thường có nguy cơ bị phồng rộp trước khi bắt đầu hành trình.
Đau nhức cơ, đau đầu và đau khớp là các vấn đề phổ biến hay gặp trong các chuyến đi đòi hỏi cường độ cao hơn.
Phòng tránh: Mục đích chính của giãn cơ (stretching) trước khi bắt đầu tham gia các hoạt động đòi hỏi vận động là tăng nhiệt độ cơ thể và tăng lưu lượng máu giúp các cơ có thể bền bỉ hơn với các hoạt động cường độ cao (tăng sức dẻo dai và linh hoạt).
Lưu ý: Tránh các động tác với cường độ quá cao, đặc biệt là lúc ban đầu khi mới thực hiện.
Cách chữa trị: Hầu hết các vấn đề nhức mỏi cơ đều giảm sau khi nghỉ ngơi và massage nhẹ nhàng. Nếu đau đầu, hãy uống thuốc giảm đau - aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen – và nghỉ ngơi một chút. Đau khớp thường gây ra do lạm dụng quá mức, và nghỉ ngơi vẫn là cách ‘điều trị’ tối ưu nhất. Nâng cao khớp bị đau có thể làm dịu cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể uống glucosamine, một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sụn-khớp để giảm đau khớp.
Cây thường xuân độc, cây sồi độc và cây sơn thù du độc (Poison Ivy, Poison Oak and Sumac)
Bạn có thể gặp phải một hoặc nhiều loại cây phiền toái này ở nhiều khu vực trên chuyến đi.
Phòng tránh: Tìm hiểu cách nhận biết các loài cây độc thường mọc ở khu vực nơi bạn đến. Lá cây sồi độc và cây thường xuân độc mọc thành các chùm 3 lá, và hãy nhớ câu ngạn ngữ cổ “leaves of 3, let it be” (tạm dịch: Chùm 3 lá, đừng đụng vào chúng). Hãy cảnh giác khi chạm vào bất kỳ thứ gì trông lạ đối với bạn. Hãy nhớ rằng ngay trong những tháng mùa thì cây thường xuân độc và cây sồi độc vẫn tiết ra nhựa Urushiol – gây phát ban. Nếu chạm vào cành cây trơ trụi lá vào tháng Giêng thì da bạn vẫn có thể bị ngứa và phát ban. Bôi kem dưỡng da trước khi ra ngoài có thể hữu ích. Nếu đến một nơi xa lạ, một cuốn sách Hướng dẫn thực địa (field guide) nhỏ gọn sẽ giúp bạn nhận biết được các loài thực vật có độc.
Cách chữa trị: Hãy mang theo một hộp kem hydrocortisone nhỏ hoặc kem dưỡng da chống viêm, làm mềm da để giảm bớt sự khó chịu khi bị kích ứng da. Dịch từ mụn do phát ban sẽ không lan rộng. Tuy nhiên, nếu nhựa độc trên quần áo, giầy, da hay các dụng cụ khác chưa được làm sạch, bạn có thể làm mình hoặc những người khác bị nhiễm độc lại. Nguyên nhân nhiễm độc lan truyền là nhựa độc, chứ không phải là những vết phan ban. Một cuốn sách hướng dẫn sơ cứu sẽ cho bạn các lời khuyên để hạn chế việc lan rộng vùng da phát ban.
Muỗi, ruồi và côn trùng cắn khác là một phần tất yếu của tự nhiên. Nhưng may thay, những vết cắn do côn trùng thường không nguy hiểm đến sức khỏe.
Phòng tránh: Tìm hiểu về ‘kẻ thù’ của bạn và sẵn sàng đối phó. Nghĩa là xác định và tránh các khu vực và thời gian mà côn trùng làm ‘bá chủ’. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng gói đúng loại quần áo (sơ mi dài tay màu sáng, quần dài, áo chống côn trùng, mũ lưới chống côn trùng…) và sử dụng thuốc chống côn trùng nếu cần.
Thuốc chống côn trùng chứa DEET hay còn có tên gọi là diethyltoluamide (đọc kỹ trên thành phần của thuốc) là ‘khắc tinh’ của các loài muối, tuy nhiên, cũng có nhiều loại thuốc chống côn trùng nguồn gốc tự nhiên cho những người không thích sử dụng hóa chất tổng hợp. Không nên sử dụng DEET cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 1 tuổi. DEET không làm hư vải cotton, len hay nylon nhưng có thể làm hư vải tổng hợp và các bề mặt nhựa.
Quần áo được xử lý bằng permethrin – một loại hóa chất diệt côn trùng đã đăng ký với EPA được dùng trong các thập kỷ trước – cũng là một lựa chọn khác giúp bạn chống côn trùng hiệu quả. Bạn có thể tự xịt permethrin lên quần áo hoặc mặc quần áo đã được xử lý trước bằng permethrin.
Cách chữa trị: Các sản phẩm sơ cứu như sản phẩm kem trị côn trùng cắn After Bite (Mỹ) sẽ làm giảm sưng và ngứa do côn trùng cắn.
Lời khuyên: Một số người bị dị ứng với vết côn trùng đốt. Nếu bạn cũng vậy, hãy tự bảo vệ mình bằng cách tránh các tình huống rủi ro và mang theo các loại thuốc mà bạn cần để chống lại các phản ứng. Hãy chắc chắn rằng mọi người trong đoàn, nhóm đều biết về chứng dị ứng của bạn và biết phải làm gì nếu bạn bị côn trùng đốt hoặc cắn.
Ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày hay ong vàng cũng là mối đe dọa mà bạn có thể gặp phải.
Phòng tránh: Nếu thấy tổ ong, hãy nhanh chóng và lặng lẽ tránh xa. Trong khu cắm trại, tránh mặc quần áo màu sáng, đồ trang sức hoặc thắt lưng sáng bóng và mỹ phẩm có mùi thơm. Nếu bạn hoặc bất kỳ ai trong đoàn bị dị ứng với vết ong đốt, hãy đến gặp bác sĩ để tiêm phòng.
Biện pháp xử lý: Với các phản ứng thông thường khi bị côn trùng chích đốt (ngứa, tẩy đỏ và sưng nhẹ), bạn có thể sử dụng đá, thuốc muối (baking soda), thuốc kháng histamine đường uống (như Benadryl, Chlortrimeton và Dimetane), xông epinephrine (như Primatene), corticoid bôi tại chỗ (như Cortaid hoặc Lanacort) và các loại thuốc gây tê tại chỗ (như Benzocaine, Lanacane hoặc Solarcaine).
BỌ VE (TICK) Bọ ve là côn trùng nhỏ thuộc lớp nhện, có thể truyền bệnh cho bạn. Không phải tất cả các loại bọ ve đều truyền bệnh Lyme hay sốt Tick (sốt do bọ ve cắn) nhưng hãy cẩn thận với mối nguy hại này. Hãy tham khảo những người kiểm lâm về các mối nguy hiểm có thể xảy ra trước khi khám phá một khu vực xa lạ.
Phòng tránh: Tránh những nơi có nhiều bọ ve như rừng và đồng cỏ. Mặc quần áo theo cách sơ-vin áo trong quần, cho gấu quần vào trong tất. Kiểm tra 2 lần/ngày xem bọ ve có bám trên tóc hay da không. Sử dụng các loại thuốc chống côn trùng chứa DEET (diethyltoluamide) trên da hoặc xịt thuốc chống côn trùng chứa permethrin lên quần áo để chống hoặc tiêu diệt một số loại bọ ve.
Biện pháp xử lý: Tiêu diệt bọ ve ngay khi phát hiện. Dùng nhíp, kẹp chặt vào đầu bọ ve và nhấc ra. Rửa sạch vết cắn bằng nước và xà bông, cồn hoặc iốt. Tránh diệt bọ ve bằng vaseline hay xăng, đốt cháy hay các biện pháp dân gian khác.
Lưu ý: Bọ ve chỉ có thể truyền bệnh khi chúng đốt bạn. Bạn sẽ không gặp nguy hiểm nếu bọ ve bám trên da.
Trong khi nhiều loài rắn hoàn toàn vô hại thì một số loài rắn như rắn chuông, rắn san hô, rắn nước Moccasin và rắn hổ mang) có thể khiến người bị cắn tử vong. Theo dữ liệu của Đại học University of Maryland Medical Center, tại Hoa Kỳ, hằng năm có đến 8.000 người bị rắn độc cắn (trong đó, khoảng trên mười người tử vong).
Phòng tránh: Tránh những nơi có thể xuất hiện rắn bằng cách kiểm tra sách hướng dẫn du lịch hoặc hỏi người quản lý khu vực hay hướng dẫn viên. Đi trên đường mòn và khoảng trống. Cảnh giác khi đi và chú ý lắng nghe. Thận trọng khi leo núi đá. Không phản kháng khi thấy rắn.
Biện pháp xử lý: Khi có người bị cắn, không cố gắng nhận biết, bắt hoặc giết rắn, bởi điều này rất có thể khiến bạn trở thành nạn nhân thứ 2. Hãy thực hiện các bước sau:
Tránh những phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng hay chứng thực, không rõ ràng bởi có thể gây hại cho nạn nhân, chẳng hạn như buộc ga-rô vết thương, chườm đá, sốc điện, đập hay rạch vết thương và hút máu độc.
Virus Hanta có thể truyền sang người qua tiếp xúc với nước tiểu, phân và nước bọt của động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột hươu, chuột chân trắng, chuột bông và chuột đồng. Hít thở không khí hoặc bụi có chứa phân của động vật gặm nhấm có thể bị nhiễm virus Hanta. Điều này thường xảy ra trong quá trình dọn cabin, hay chuồng nuôi, nhà kho, tuy nhiên những người đi cắm trại cũng có nguy cơ nhiễm phải.
Theo Tiến sĩ Paul Auerbach, tác giả của cuốn sách Medicine for the Outdoors, một người đã từng bị nhiễm virus, có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 tuần sau khi tiếp xúc. Các triệu trứng bao gồm sốt, đau mỏi cơ, đau đầu, ho, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa trong vài ngày. Sau đó, bệnh nhân có thể thấy khó thở, vết lốm đốm trên da tay, chân, sốc và đôi khi bị chảy máu. Ngoài ra, 75% bệnh nhân có thể bị tử vong, ông cho biết thêm.
Phòng tránh: Tránh những nơi mà động vật gặm nhấm tập trung như chuồng trại, cabin cũ, những nơi trú chân kín, nhiều bụi bẩn dọc đường mòn. Tiến sĩ Auerbach đưa ra các Biện pháp phòng ngừa sau đây:
Biện pháp xử lý: Đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ mình hoặc bất kỳ thành viên nào trong đoàn bị nhiễm virus Hanta. Tiến sĩ Auerbach cho biết hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào ngoài việc chăm sóc hỗ trợ, dù vậy thuốc kháng virus Ribavirin cũng chứng tỏ được hiệu quả điều trị.
Say độ cao hay còn gọi là say núi cấp tính (acute mountain sickness) có thể ảnh hưởng tới những người đi thám hiểm ở vùng có độ cao lớn, thường là trên 2.400 mét (8.000 feet), gây ra bởi áp suất không khí giảm và nồng độ oxy thấp. Càng leo nhanh lên cao, và càng cố gắng hối thúc bản thân thì bạn càng có nguy cơ bị say núi cấp tính.
Các triệu chứng bao gồm cảm giác di chuyển chậm dần đi kèm với đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, tim đập nhanh và khó thở khi gắng sức. Các triệu chứng ở mức độ nhẹ trong hầu hết các trường hợp, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy nhược, thậm chí là tử vong.
Phòng tránh: Tránh thay đổi độ cao đột ngột trong ngày. Nếu bạn đang dành thời gian của ngày ngay trước ngày leo núi tại một thung lũng thấp thì bạn sẽ gặp rắc rối thật sự nếu mục tiêu của bạn vào ngày hôm sau là một đỉnh cao hơn 3000m. Tốt nhất là bạn nên thích nghi dần với độ cao, nghĩa là bạn nên leo lên cao từ từ, hoặc bạn cũng có thể cắm trại ở một nơi độ cao (thay vì thung lũng) một ngày hay hơn trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Nguyên tắc chung là: Ở độ cao trên 2.400 mét, dừng lại 1 hoặc 2 ngày để nghỉ ngơi sau khi leo được mỗi 600 mét tiếp theo. Nếu có kế hoạch leo một cách nhanh chóng đến một độ cao nhất định thì bạn nên tham khảo bác sĩ về thuốc acetazolamide (Diamox), một loại thuốc có thể giúp cơ thể thích nghi một cách nhanh chóng hơn.
Biện pháp xử lý: Đi xuống. Nếu bạn cảm nhận được các triệu chứng đang dần hiện rõ, nhanh chóng xuống độ cao thấp hơn trước khi tình trạng của bạn xấu đi và bạn sẽ không thể tự đi mà không có hỗ trợ. Thuốc Aspirin có thể giúp bạn đỡ đau đầu. Hãy gọi trợ giúp khẩn cấp khi có các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, trạng thái chuyển dần sang bất tỉnh hoặc ho ra máu.
Ethan Nguyen