[WeTrekology] Những kiến thức cơ bản về trang phục chống nắng

Ngày cập nhật 17/07/2024 03:28 PM - 17.501 lượt xem

Hiện nay, ngày càng nhiều loại trang phục dã ngoại có đi kèm chỉ số UPF. Vậy chỉ số UPF là gì? Tại sao bạn nên mặc trang phục chống nắng? Bài viết này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về trang phục chống nắng, và cái nhìn sâu hơn từ một số chuyên gia da liễu hàng đầu.  

kien-thuc-co-ban-ve-trang-phuc-chong-nang-wetrek.vn

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỐNG NẮNG

  1. Ánh nắng mặt trời gồm rất nhiều tia bức xạ cực tím (hay bức xạ UV, tia UV) mà ta không nhìn thấy được; Nếu đứng lâu dưới nắng thì da bạn có thể bị rám nắng, nhanh lão hóa và ung thư da. Sử dụng kem và trang phục chống nắng là những hình thức chính để bảo vệ làn da khỏi tia UV.
  2. Tất cả các loại vải đều có thể cản được bức xạ UV nhưng chỉ ở mức độ nào đó. trang phục chống nắng hiệu quả nhất thường có chỉ số UPF (Chỉ số bảo vệ chống tia tử ngoại) từ 15 (tốt) đến 50+ (cực tốt).
  3. Những người có nhu cầu cao về trang phục có chỉ số UPF gồm:
  • Người da trắng, da nhạy cảm với ánh nắng
  • Trẻ em
  • Người làm việc trên cao, ở khu vực xích đạo hoặc trên bề mặt phản chiếu (như nước hoặc tuyết).
  1. Không phải tất cả mọi người đều cần đến trang phục chống tia UV. Những người có da bình thường hoặc tối màu hơn hiếm khi bị rám nắng vùng da kín dưới trang phục, ngay cả khi chỉ mặc một chiếc áo phông thông thường. Tuy nhiên, trang phục có chỉ số UPF sẽ tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi các tác động ảnh hưởng đến sức khỏe từ tia UV.

CHỈ SỐ UPF VÀ CÁC LOẠI DA

Hỏi: Chỉ số UPF là gì?

Đáp: UPF (Ultraviolet Protection Factor) là chỉ số đánh giá dùng trong ngành may mặc, cho thấy khả năng bảo vệ da khỏi tác động của các tia UV. Chỉ số UPF càng cao thì mức độ chống tia UV của trang phục càng cao.   Chỉ số UPF tương đương với chỉ số SPF (Sun Protection Factor), nhưng chỉ số SPF dùng để đánh giá các loại kem chống nắng. Chỉ số UPF cho thấy khả năng chống cả tia UVA và UVB của vải và chỉ số SPF cho thấy khả năng chống tia UVB của kem chống nắng.

Hỏi: Những gì trong ánh nắng mặt trời tác động đến làn da của chúng ta?

Đáp: Ngoài ánh nắng mặt trời mà chúng ta nhìn thấy cùng với những tia quang phổ khác, ánh nắng mặt trời còn bao gồm các bức xạ cực tím (UV-R) mà ta không nhìn thấy được. Tiếp xúc quá lâu với quang phổ cực tím sẽ gây ung thư da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và cháy nắng.

Có ba loại tia UV:

  • UVA (320-400 nm, hay một phần tỷ của một inch): gây lão hóa da sớm, nếp nhăn và ung thư da. Tia UVA xuyên vào da sâu hơn tia UVB, và có thể tác động đến làn da bất kỳ lúc nào vào ban ngày. Ngoài ra, tia UVA có thể xuyên qua các đám mây và kính thường.
  • UVB (290-320 nm): gây cháy nắng; tăng tốc quá trình lão hóa da và ung thư da, tác động đến làn da nhiều nhất từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tia UVB cũng có thể xuyên qua các đám mây nhưng không xuyên được qua kính.
  • UVC (200 – 290nm): gây chết người. Nhưng thật may là nó đã được hấp thụ bởi không khí trong khí quyển trước khi xuống bề mặt trái đất.

Bức xạ cực tím quá mức sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ung thư. Theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất tại Mỹ - ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu người mắc ung thư da không phải u hắc tố (Non-melanoma skin cancer). Đa số các trường hợp ung thư da (khoảng 90%) là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.

Các chuyên gia chăm sóc da tin rằng trang phục chống các tia UV sẽ bảo vệ làn da hiệu quả hơn kem chống nắng. Nguyên nhân chính là: Nhiều người thường dùng xịt dưỡng chất chống nắng, lớp xịt này quá mỏng khiến khả năng bảo vệ da kém hơn so với chỉ số SPF có trong sản phẩm đó, và chúng ta thường quên việc phải xịt lại sau một khoảng thời gian.

Hỏi: Làm thế nào để hiểu các chỉ số UPF?

Đáp: Các tuyên bố về việc bảo vệ khỏi tia UV cho trang phục lần đầu tiên được chính thức hóa vào các năm 1990 tại Úc – quốc gia mà bệnh ung thư da nhận được nhiều sự quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quy trình kiểm tra mức độ truyền tia UV của vải và xây dựng hệ thống đánh giá khả năng chống tia UV (xem bảng bên dưới). Các nhà sản xuất cũng đã chấp nhận hệ thống này.  

Khoảng chỉ số UPF Mức độ bảo vệ Hiệu quả dẫn truyền bức xạ cực tím (%) Thang chỉ số UPF
15-24 Tốt 6.7-4.2 15, 20
25-39 Rất tốt 4.1-2.6 25, 30, 35
40-50, 50+ Cực tốt <  2.5 40, 45, 50, 50+

Về cơ bản, vải có chỉ số UPF 50 nghĩa là 1/50 (khoảng 2%) số lượng tia UV có thể xuyên qua vải. Vải có chỉ số UPF 25 cho phép khoảng 4% (1/25) lượng bức xạ UV có thể xuyên qua.  

instant-canopy-wetrek

Chỉ số UPF càng cao thì khả năng chống tia UV càng tốt. Ngoài ra, các loại vải có chỉ số UPF 50+ chỉ cho phép dưới 2% tia UV truyền qua.

Tất cả các loại vải đều tác động đến độ dẫn truyền bức xạ UV. Bạn có thể đã đọc ở đâu đó, rằng các loại vải đều ‘hấp thụ’ tia UV. Từ ‘hấp thụ’ ở đây hàm ý rằng các loại vải, một phần nào đó, ‘hút’ tia UV giống qua như miếng bọt xốp hút nước.

Tuy nhiên vấn đề lại không hẳn như vậy. Khi tia UV và vải tác động lẫn nhau, năng lượng của các tia UV bị thay đổi. Bức xạ cực tím bị biến đổi thành nhiệt, biến đổi này sẽ khiến tia UV trở nên vô hại. Tùy thuộc vào các yếu tố như cấu trúc vải, thuốc nhuộm vải hay phương pháp xử lý vải mà một số loại trang phục có khả năng chống tia UV tốt hơn những loại khác.

Hệ thống đánh giá ban đầu của Úc cho rằng trang phục làm từ vải cho chỉ số UPF dưới 15 sẽ không được cho là trang phục chống tia UV. Vậy  một chiếc áo phông cotton màu trắng sẽ được đánh giá ở mức nào? Nhiều trang web đã ước tính chỉ số UPF của nó rơi vào khoảng UPF 5 và UPF 8, nghĩ là nó có thể cho phép khoảng  20% (1/5) bức xạ UV truyền qua.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một số trường hợp, nhiều áo phông đời mới được xử lý bằng chất làm trắng quang học (optical brightening agents – OBA) – một hợp chất hóa học có tác dụng tăng cường sự gián đoạn của bức xạ UV. Hầu hết các chất tẩy gia dụng thông thường đều chứa OBA, nên việc giặt giũ thường xuyên sẽ làm lượng chất làm trắng tích lũy trong vải tăng lên và kết quả là tăng khả năng chống tia UV. Theo một số chuyên gia, chỉ số UPF của những chiếc áo này gần bằng UPF 15.

Hỏi: Những loại da nào dễ bị tổn thương bởi bức xạ UV nhất?

Đáp: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã công bố hướng dẫn về các loại da như sau:  

Loại da Thời gian tiếp xúc với nắng Ví dụ
I Luôn dễ bị cháy nắng, không bao giờ bị sạm da, vô cùng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người tóc đỏ, tàn nhang, người Ai-len/ Scot/ xứ Wales
II Luôn dễ bị cháy nắng, ít bị sạm da nhất, rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người da trắng, tóc vàng, mắt xanh, người châu Âu
III Đôi khi bị cháy nắng, màu rám nắng dần chuyển sang màu nâu nhạt, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Màu da trung bình
IV Ít bị cháy nắng nhất, màu rám nắng luôn chuyển dang màu nâu trung bình, ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nhất. Người Châu Âu  - Địa Trung Hải
V Hiếm khi bị cháy nắng, dễ bị rám nắng, không nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người Trung Đông, một số gốc Tây Ban Nha, một số người Mỹ gốc Phi
VI Không bao giờ bị cháy nắng, sắc tố da ở sâu, không nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người Mỹ gốc Phi

Người da trắng (Loại I và II) thường coi trang phục có chỉ số UPF là một ‘công cụ’ hữu hiệu để bảo vệ làn da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, dù thuộc loại da nào thì người mặc trang phục chống tia UV luôn bảo vệ được làn da khỏi các nguy cơ như lão hóa nhanh hay ung thư da do tia UV. Trẻ em cũng có thể có những lợi ích từ việc mặc trang phục chống tia UV. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ một vài chỗ bị cháy nắng nghiêm trọng trên da cũng có thể tăng nguy cơ ung thư da cho trẻ. Trang phục là một hình thức đáng tin cậy giúp bảo vệ trẻ em khỏi ánh nắng mặt trời, đặc biệt với những trẻ không thích các loại kem, xịt chống nắng.

Trang phục chống tia UV cũng rất hữu ích với những người hay ở ngoài trời, dù thuộc loại da nào, những người khám phá những khu vực có cường độ tia cực tím cao, chẳng hạn như vùng núi cao, vùng xích đạo, hay vùng gần các bề mặt phản chiếu như nước, cát hay mặt tuyết.

Một “chiến lược” bảo vệ khỏi tia UV tổng thể bao gồm kem chống nắng, trang phục chống tia UV và hạn chế phơi mình dưới bức xạ tia cực tím.

TRANG PHỤC CHỐNG NẮNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Hỏi: Điều gì khiến một số loại vải có khả năng phá vỡ cấu trúc tia UV tốt hơn những loại khác?

Đáp: Có rất nhiều yếu tố:

  • Cấu trúc vải: Mật độ sợi, cấu trúc vải chặt chẽ (vải dệt thoi hay vải dệt kim) giảm thiểu khoảng cách giữa các sợi vải, do đó giảm thiểu được lượng tia UV có thể xuyên qua. Một số sản phẩm may mặc được đánh chỉ số UPF với cấu trúc vải chặt chẽ thường có nhiều lỗ thông hơi để tăng cường khả năng lưu thông không khí và giúp người mặc có cảm giác thoáng mát. Vải càng dày càng giảm mức độ truyền tia UV.
  • Thuốc nhuộm vải: Chính loại thuốc nhuộm (và nồng độ thuốc nhuộm sử dụng) tác động đến mức độ truyền tia UV của vải, chứ không phải màu sắc của vải. Một số loại thuốc nhuộm có khả năng làm chệch hướng của các tia UV hiệu quả hơn những loại khác, và một số loại không hấp thụ tia UV – kể cả thuốc nhuộm màu đen. Vậy làm thế nào để biết được những loại thuốc nhuộm nào được sử dụng trong từng loại quần áo? Chỉ có một cách là xem trang phục có được đánh giá chỉ số UPF hay không. Trang phục chống tia UV có thể sử dụng hàm lượng cao thuốc nhuộm làm phá vỡ cấu trúc tia UV. Thuốc nhuộm loại này gồm nhiều phân tử ‘liên hợp’ làm phá vỡ bức xạ UV. Nồng độ thuốc nhuộm càng cao thì màu vải càng sẫm. Nhưng suy cho cùng, màu sắc vải không ảnh hưởng đến tia UV. Lưu ý: Vải nhuộm bằng bột màu, loại gồm các hạt keo dính tạo nên bề mặt mịn như bột, thường có khả năng chống tia UV cao hơn.
  • Phương pháp xử lý vải: Những hóa chất có hiệu quả trong việc hấp thụ tia UV có thể được sử dụng trong quá trình xử lý vải. Các chất phụ gia đặc dụng trong ngành may mặc – chứa chất làm trắng quang học và các hợp chất làm gián đoạn tia UV mới được phát minh – có thể làm tăng chỉ số UPF của sản phẩm may mặc.
  • Loại sợi: Polyester có khả năng làm gián đoạn tia UV cực tốt (do các vòng benzen Hydro-Carbon bên trong polymer). Về khả năng này thì Nylon cũng khá tốt; len và lụa có hiệu quả trung bình; cotton, tơ nhân tạo, vải lanh và vải sợi gai dầu (các sợi tự nhiên cấu tạo từ polymer cellulose) thường có hiệu quả thấp khi chưa được xử lý. Tuy nhiên,  cotton chưa tẩy trắng hoặc có màu tự nhiên thường tương tác với tia UV tốt hơn cotton đã tẩy trắng.
  • Độ co giãn: Nếu trang phục bị giãn 10% hoặc giãn vượt quá kích thước thông thường thì khoảng cách giữa các sợi vải sẽ tăng lên và hiệu quả chống tia UV có thể sẽ giảm đến 40%.
  • Hơi ẩm: Khả năng làm gián đoạn tia UV của vải thường bị giảm khi bị ẩm ướt. Hơi ẩm có thể làm chỉ số UPF của vải giảm từ 30% đến 50%.
  • Tình trạng vải: Vải bị mòn hoặc phai màu cũng làm giảm khả năng chống tia UV.

Hỏi: Trước khi đánh giá chỉ số UPF, trang phục được kiểm tra như thế nào?

Đáp: Quy trình kiểm tra chỉ số UPF đầu tiên, được phát triển năm 1996, là phương pháp kiểm tra của Úc/New Zealand (AS/NZS 4399).

Sau này, Mỹ đã phát triển nhiều quy trình khác như: Phương pháp thử nghiệm 183 của Hiệp hội Hóa chất dệt nhuộm Mỹ (AATCC) và Phương pháp thử nghiệm D 6544 của Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ (ASTM). Hướng dẫn ghi nhãn UPF (ASTM D 6603) cũng đã được thông qua. Ngoài ra, Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) cũng xây dựng nhiều tiêu chuẩn đánh giá chỉ số UPF.

Thông thường, trong các phép kiểm tra này này, ánh sáng tia UV được xuyên qua vải và được đánh giá bằng thiết bị đo bức xạ như quang phổ kế hay phổ kế bức xạ. Trong hầu hết các trường hợp, vải được kiểm tra là vải khô và không bị kéo giãn. Chỉ số UPF sẽ được gán sau khi xác định khả năng hấp thụ tia UV của vải.

Hỏi: Cơ quan nào quản lý trang phục có chỉ số UPF?

Đáp: Tại Mỹ, Ủy ban thương mại liên bang (FTC) sẽ quản lý các tuyên bố quảng cáo về chỉ số UPF. Nếu nghi ngờ tuyên bố về chỉ số UPF của nhà sản xuất thì FTC có thể kiểm tra các phương pháp thử nghiệm mà nhà sản xuất đã áp dụng để bảo đảm rằng tuyên bố đó là đúng. Hầu hết các nhà sản xuất và đại lý bán lẻ áp dụng các tiêu chuẩn, phép thử nghiệm và hướng dẫn ghi nhãn của AS/NZS, AATCC và ASTM.

Hỏi: Giặt đồ có ảnh hưởng thế nào đến trang phục có chỉ số UPF?

Đáp: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giặt là đến trang phục có chỉ số UPF đã được công bố trên Textile Chemist and Colorist - một tạp chí công nghiệp – tháng 11/1998. Theo kết quả nghiên cứu, việc giặt đồ liên tục tại nhà (bất kể chất tẩy rửa có chứa OBA hay không [OBA là chất làm trắng quang học, một hợp chất thường có trong các chất tẩy rửa gia dụng, mục đích chính là để tẩy trắng]) không làm giảm chỉ số UPF của vải dệt thoi hay dệt kim cotton, polyester, hay nylon. Ngược lại, chỉ số UPF vẫn không đổi và thậm chí còn tăng lên sau 20 lần giặt.

Hỏi: Hầu hết mọi người đều không thể lấy lại màu da ban đầu của vùng da đã bị rám nắng khi đã được che chắn bởi trang phục. Vậy tại sao phải mặc trang phục có chỉ số UPF?

Đáp: Trang phục có chỉ số UPF có thể tối ưu hóa khả năng bảo vệ làn da khỏi tia UV. Nhưng có cần thiết phải mặc trang phục loại này không? Không

Giáo sư Martin A. Weinstock, Khoa Da liễu và Sức khỏe cộng đồng, Đại học Y Brown (Brown University Medical School) kiêm chủ tịch Nhóm cố vấn về ung thử da của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cho hay: “Bạn có thể được bảo vệ khỏi tia UV khi mặc bất kỳ trang phục thông thường nào, nhưng với những loại trang phục có chỉ số UPF, sự bảo vệ sẽ được đảm bảo”.

Loại da và nơi bạn ở đều ảnh hưởng đến nhu cầu về trang phục chống tia UV của bạn.

Da càng trắng thì càng dễ bị tổn thương bởi bức xạ UV và càng phải chú trọng đến việc bảo vệ bản thân khỏi tia UV.

Giáo sư Weinstock cho biết thêm, dù da của bạn thuộc loại nào đi chăng nữa thì việc mặc trang phục chống tia UV tại các khu vực xích đạo, khu vực trên cao hay trên các bề mặt phản chiếu như băng tuyết đều có ích cho bạn.

Trẻ em – đôi khi không thích kem chống nắng và thường không muốn sử dụng – có thể ‘gật đầu’ với trang phục có chỉ số UPF. Điều này sẽ làm giảm thiểu sự tích lũy số giờ phơi nắng trong suốt thời thơ ấu - số giờ phơi nắng này có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư da khi lớn lên. Viện Ung thư quốc gia Mỹ (National Cancer Institute) cho biết “các nghiên cứu  đều chỉ ra rằng số giờ phơi nắng tăng liên tục là một yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư da không sắc tố.

Trang phục có chỉ số UPF bắt nguồn từ Úc. Do gần đường xích đạo nên cường độ tia UV tại đây cao nhất thế giới. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng khiến người Úc có nguy cơ cao bị tổn thương do tia UV, đó là: Bầu khí quyển trong ở nam bán cầu; tầng ozon ở Nam Cực bị suy giảm; gần mặt trời trong suốt tháng Giêng, mùa hè kéo dài. Khi trái đất nghiêng thì ánh nắng mặt trời sẽ chiếu xuống Úc qua lỗ thủng tầng ozôn tại Nam Cực.

Bang Florida, Hoa Kỳ, gần với đường xích đạo nhất, Tiến sĩ Susan Weinkle cho hay bà đã chứng kiến nhiều bệnh nhân da trắng bị thay đổi sắc tố trên những vùng da không được che chắn bằng trang phục chuyên dụng.

Bà Weinkle - Trợ lý giáo sư Da liễu lâm sàng tại Đại học South Florida, Tampa, cho biết bà đã gặp nhiều du khách và người bản địa chỉ mặc một chiếc áo phông để chống nắng khi đi biển hoặc ở bể bơi. Điều này sẽ khiến họ có nguy cơ bị cháy nắng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Bà cho biết thêm “Cháy nắng như vậy không nghiêm trọng, nhưng dù sao thì làn da vẫn bị ảnh hưởng. Tháng 7, tôi đã đi xuồng lúc giữa trưa và mặc trang phục có chỉ số UPF, bôi kem chống nắng.Sau đó, tôi không thể nhận biết được sự khác biệt giữa vùng da được che chắn bằng trang phục có chỉ số UPF và vùng da được bôi kem chống nắng.

Weinkle nói thêm “Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, nhưng cũng khiến tôi đề xướng ra trang phục chống nắng. Bạn không phải đào hầm và sống trong đó để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn chỉ việc đưa ra các lựa chọn khôn ngoan.”

Weinstock cũng khuyên, để làm như vậy, bạn phải hiểu rõ làn da của mình cũng như ước tính chính xác mức độ phơi nắng. Theo bà, “trang phục chống nắng phù hợp nhất với bạn có thể phụ thuộc vào việc bạn đi câu cá tại Alaska hay trượt ván ở Hawaii”.

Nơi bạn ở thực sự rất quan trọng. Theo một nghiên cứu năm 2002 của một nhà khoa học tại Viện Ung thư quốc gia (National Cancer Institute), sự khác biệt đáng kể về cường độ tia UV giữa hai vị trí tương đối gần nhau là điều bình thường. Ví dụ, New Orleans nhận các tia UVB mỗi năm nhiều hơn Atlanta 20%.

Weinstock thêm: “Ngay cả ở Rhode Island, bạn có thể sẽ thấy một người ra ngoài chèo thuyền cả ngày mặc một chiếc áo phông sờn và cũ, và không mặc áo chống nắng. Với phản chiếu ánh nắng mặt trời trên mặt nước, người đó sẽ ‘tắm’ trong ánh sáng tia UV. Tôi nghĩ người đó nên quan tâm đến mức độ tiếp xúc với tia UV của mình.”

Tuy nhiên, Weinstock cũng thừa nhận rằng, trong nhiều trường hợp, áo phông thông thường cũng đủ để bảo vệ các loại da trung bình khỏi cháy nắng và các tác động khác từ tia UV. Ông cho biết “Bạn chỉ là có thể không có được tất cả sự bảo vệ như bạn mong muốn.”

Hỏi: Mặc quần dài và áo dài tay có gây khó chịu trong những ngày ấm?

Đáp: Hãy liên tưởng đến trang phục của những người sống trên sa mạc. Trong nhiều thế kỷ, con người nơi đây đã mặc trang phục có trọng lượng nhẹ, rộng và bảo vệ được toàn bộ cơ thể, từ đầu đến chân, khỏi ánh nắng mặt trời.

Trang phục có chỉ số UPF có cảm giác ấm hơn, đặc biệt khi bạn vận động? Đúng, sở dĩ như vậy là do cấu trúc vải chặt chẽ hơn và màu sắc vải tối hơn. Tuy nhiên, các loại vải ngày nay – thoát ẩm nhanh, khô nhanh, có độ thông thoáng cao, thoáng khí tối ưu – đã làm ta phải ngạc nhiên với độ thoải mái và  hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV khi tham gia các hoạt động yếm khí ngoài trời.  

Ethan Nguyen

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

Một vài mẹo đơn giản khi giặt có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của áo ngực, tiết kiệm tiền và hỗ trợ bạn trong các buổi chạy, buổi tập và trong các hoạt động khác.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

Điểm mấu chốt để giữ bé thật thoải mái là đảm bảo các con mặc đồ thích hợp cho các điều kiện ngoài trời. Nhưng để biết làm sao để chọn đồ cho bé khi chơi ở ngoài, dù thời tiết có thay đổi nhanh đến cỡ nào từ nắng nóng sang ẩm ướt, lại không phải lúc nào cũng đơn giản.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

Tuyết, nước, bụi bẩn và đá cuội có thể chui vào cả những đôi giày không thấm nước tốt nhất. Để ngăn chặn điều này, hãy đeo xà cạp. xà cạp che phần đi phần cổ giày dễ hở nhất nhằm bảo vệ tuyệt đối đôi chân của bạn khỏi các tác nhân.
[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

Bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

Một vài điều sẽ khiến một đứa trẻ khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

Nắm bắt theo dõi được phần chân phát triển nhanh chóng của trẻ em có thể không những tốn tiền mà còn rắc rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ mọi việc với một cái nhìn kĩ hơn về những kích cỡ của giày cho trẻ em và sẽ cung cấp thêm nhiều bí quyết phiệu quả.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc