Một trong những niềm vui lớn lao nhất của một em bé là tạo ra một pha té nước khổng lồ bằng việc nhảy thẳng vào một vũng nước. Dù vậy, có một mặt trái, ấy là một vài điều sẽ khiến đứa trẻ ấy khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên tạo ra vũng nước. Vậy nên, điều quan trọng là hãy mặc cho kẻ tạo vũng nước đầy tham vọng của bạn một cách đúng đắn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
Áo mưa truyền thống: Lựa chọn phải chăng nhất cho bạn, loại áo chống nước này rất phù hợp cho các em nhỏ và những bé mới chập chững. Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp chống thấm, không thoáng khí (PU), loại áo này giúp nước mưa không ngấm vào, nhưng một em bé năng động có thể sẽ nhanh chóng ướt đầy mồ hôi khi mặc loại áo này.
Áo mưa chống nước và ngăn gió: Bất cứ lúc nào bạn thấy quần áo dành cho trẻ em có dán nhãn “chống nước”, thì nó sẽ không hoàn toàn chống nước đâu, nhưng nó vẫn có thể đối phó với những cơn mưa nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngăn gió (hay cản gió) cũng cho sự bảo vệ tương tự như vậy.
Đồ đi mưa chống nước/thoáng khí: Loại tốt nhất dành cho các em bé sẽ tham gia một chuyến phiêu lưu dài hơn, loại áo này bảo vệ khỏi các điều kiện mưa bão cũng như giúp bé khỏi bị lạnh khi toát mồ hôi.
Áo khoác 3 trong 1: Loại áo khoác này thường bao gồm một lớp chống thấm kết hợp với một lớp lót có thể tháo ra. Chúng cực kỳ đa năng bởi mỗi lớp áo có thể mặc riêng. Trong khi chúng có thể phù hợp để ngăn một vài cơn mưa, thì chúng vẫn không thể tốt vằng một chiếc áo mưa trong thời tiết cực kỳ ẩm ướt.
Áo khoác cách nhiệt và chống tuyết: Loại áo khác này sẽ cho nhiều mức độ bảo vệ khỏi những cơn mưa, vậy nên bạn không cần thiết phải mua thêm áo mưa. Bạn sẽ cần cân nhắc loại và lượng mưa (một cơn mưa phùn sương sương với một cơn mưa rào nặng hạt) và thời gian mà con bạn sẽ ở ngoài trời, cũng như liệu áo có được làm bằng chất liệu kháng nước hoặc chống nước không.
Áo mưa cho trẻ sơ sinh: Thay vì mua một chiếc áo mưa riêng, lựa chọn tốt nhất là bao bọc em bé của bạn trong một chiếc áo cách nhiệt ấm áp hoặc trong bộ đồ sơ sinh của bé, nhiều loại trong đó sẽ có lớp bên ngoài chống nước. Bạn cũng có thể bảo vệ các bé bằng các phụ kiện đi mưa cho xe đẩy và xe nôi trẻ em.
Đối với các hoạt động dài hơi ngoài trời (hoặc nếu bạn đã có được một vũng nước đáng khao khát rồi), bạn sẽ muốn hoàn thiện việc bảo vệ bé nhà mình bằng việc sắm thêm một vài chiếc quần đi mưa. Quần đi tuyết cho bé, loại vừa có thể chống nước và giữ nhiệt, cũng có thể bảo vệ đôi chút khỏi cơn mưa. Bạn có thể sử dụng quần đi tuyết nếu con đã có quần rồi và khi bên ngoài chỉ hơi lanh thì con cũng sẽ không bị quá nóng.
Khi đọc các mô tả sản phẩm đồ đi mưa cho trẻ, dù trên tag hay trên mạng, bạn có thể sẽ tự hỏi: sự khác nhau giữa “ngăn nước” và “chống nước” là gì? Hoặc “thoáng khí” nghĩa là sao? Từ ngữ được sử dụng để mô tả đồ đi mưa luôn khiến người ta bối rối. Dưới đây là một số thuật ngữ bạn sẽ muốn biết khi đi mua đồ đi mưa cho bé nhà mình.
Chống nước: Nếu con bạn mặc một chiếc áo chống nước trong một cơn mưa nặng hạt đủ lâu, nước mưa sẽ dần dần ngấm qua. Một chiếc áo chống nước sẽ phải chăng hơn một chiếc áo ngăn nước/thoáng khí với cùng những tính năng, vậy nên bạn có thể co lại ngân sách của mình đôi chút bằng việc lựa chọn các loại áo mưa chống nước khi không cần đến mức độ bảo vệ cao nhất khỏi những cơn mưa bão.
Ngăn nước: Một chiếc áo mưa ngăn nước cho mức độ bảo vệ cao hơn những chiếc áo đơn thuần chống nước. Nếu bạn sống ở những khu vực mưa liên tục hoặc con bạn muốn có chuyến du hành bên ngoài lâu hơn, bạn sẽ muốn bảo đảm chúng có được sự bảo vệ tốt nhất khỏi những cơn mưa. (Thêm nữa, ngăn nước cũng có nghĩa là ngăn gió.)
Thoáng khí: Nếu một chiếc áo loại bỏ được tất cả những giọt mưa nhưng không cho phép hơi ẩm trong người bé thoát ra, thì một đứa bé hiếu động có thể dần dần bị ướt như thể chúng không hề mặc áo mưa vậy. Nếu con bạn dành rất nhiều năng lượng khi ở dưới cơn mưa, hãy cân nhắc mua một chiếc áo vừa ngăn nước lại thoáng khí. Bạn không cần phải chọn các sản phẩm đắt đỏ nhất, nhưng bạn sẽ cần những sản phẩm ngăn nước/thoáng khi nếu bạn muốn tìm kiếm sự bảo vệ tốt nhất có thể cho bé.
Hoàn thiện Chống Thấm Nước (DWR): Hầu hết áo mưa của trẻ (cả loại chống nước và ngăn nước) đều có một lớp hoàn thiện chống thấm nước (DWR) để tăng cường sự bảo vệ khỏi cơn mưa. Khi bạn thấy nước mưa đập vào bề mặt của áo, đó là khi DWR hoạt động. Lớp hoàn thiện này giữ cho nước mưa khỏi chảy xuống và ngấm vào bề mặt ngoài của áo. Điều này rất quan trọng bởi vì phần mặt ngoài bị thẩm thấu sẽ khiến bé cảm thấy lạnh ở da và làm giảm độ thoáng khí của áo.
Chiều dài áo: Áo càng dài thì lớp bảo vệ chúng cung cấp càng nhiều. Hầu hết các loại áo mưa đều có dáng dài đến eo, nhưng một số thì chùm cả phần hông.
Khóa ở phần cổ tay, eo, gấu áo, và mũ trùm: Các loại khóa đàn hồi giúp giữ ấm mà không lằng nhằng dây dợ điều chỉnh. Các loại khóa điều chỉnh được cho độ bám chắc hơn.
Lớp lót ấm: Một số loại áo có bao gồm cả một lớp lót nhẹ để thêm độ ấm. Nếu bạn mua một chiếc áo mưa không lót, hãy đảm bảo chúng đủ lớn để thêm một lớp lót bên dưới, đặc biệt nếu con bạn sẽ mặc chúng vào thời tiết mát hoặc lạnh.
Phản quang: Khoảng thời gian ban ngày ngắn và khi mây mù bao phủ sẽ khiến bạn khó mà định hình được bé. Việc đặt các logo hoặc những đường sọc phản quang một cách chiến lược cho phép tăng thêm độ an toán vào cả buổi sáng lẫn buổi tối, cũng như khi trời đã rất tối.
Các loại chất tẩy rửa tiêu chuẩn đều chứa chất phụ gia sẽ can thiệp vào độc cản nước/thoáng khi của đồ đi mưa, vậy nên điều quan trọng là phải mua những sản phẩm chuyên dùng cho các món đồ ngoài trời.
Thêm nữa, nếu con bạn có một chiếc áo đi mưa đã cũ đến nỗi có vẻ như không còn có thể sử dụng nữa, có thể tức là lớp DWR đã đến lúc cần làm mới. Tin tốt là công nghệ giặt rửa được thiết kế cho đồ ngoài trời đều giúp tái tạo lại lớp DWR, cũng như việc giặt giũ tốt có thể mang lại cuộc sống mới cho những bộ đồ đi mưa cũ kỹ.
WETREKOLOGY