Bạn chắc hẳn đã biết la bàn và bản đồ là các công cụ định hướng quan trọng - 1 trong 10 Trang Bị Outdoor Thiết Yếu (The Ten Essentials) khi đi dã ngoại rồi. Tuy nhiên, bản đồ địa hình (topographic/topo map) cũng là loại công cụ bạn nên biết cách sử dụng. Bạn sẽ có nhiều thông tin chi tiết hơn về địa hình nơi bạn đang khám phá.
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản để làm quen với bản đồ địa hình:
Tham khảo thêm bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng La Bàn bởi WETREK.VN.
Bản đồ giấy thông thường rất hữu dụng để bạn lên kế hoạch chuyến đi, nhưng không hữu dụng nếu bạn cần xác định phương hướng chính xác giữa đường. Bản đồ địa hình, với các đường đồng mức, sẽ cho phép bạn nắm được địa hình theo 3 chiều dù chỉ với một mảnh bản đồ nhỏ.
Đường đồng mức thể hiện độ dốc của địa hình: Bạn sẽ thấy các đường đồng tâm, mỗi đường nối giữa các điểm có cùng độ cao. Nếu các đường nằm càng sát nhau (chứ không bao giờ cắt nhau) thì độ dốc càng lớn. Nếu các đường nằm cách xa nhau, độ dốc càng nhỏ và đường đi sẽ càng thoải.
Đường đồng mức còn thể hiện hình dạng địa hình: Các đường tròn đồng tâm sát nhau cho bạn biết đó là đỉnh núi, và nằm giữa các đỉnh núi là đèo và thung lũng. Tập sử dụng bản đồ địa hình với một khu vực bạn quen thuộc là một cách tốt để tập đối chiếu bản đồ với thực tế.
Đường đồng mức chỉ số: cứ mỗi 5 đường sẽ có 1 đường đồng mức kẻ đậm, ghi chú thêm độ cao chính xác.
Khoảng cao đều: sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường đồng mức liên tiếp được sử dụng thống nhất trên cùng 1 tấm bản đồ. Thông thường khoảng cao đều sẽ được ghi rõ trong phần chú thích. Tuy nhiên giữa các loại bản đồ và các quốc gia có sự khác nhau trong việc quy ước khoảng cao đều và phương pháp chiếu - thể hiện địa hình thật trên một mặt phẳng duy nhất.
Đôi khi, các đường đồng mức thể hiện khu vực sâu chứ không phải đỉnh núi: Các đường đồng mức được dánh dấu gạch ngang hướng vào trong thể hiện đây là khu vực bị thụt sâu. Bạn sẽ thấy độ cao giảm dần khi tiến đến gần khu vực đó.
Tỉ lệ xích đại diện cho mức độ chi tiết của bản đồ. Ví dụ, bản đồ có tỉ lệ 1:24000, thì 1 cm trên bàn đồ sẽ là 24000 cm (0.24 km) trên thực tế. Tỉ lệ càng lớn thì khu vực được vẽ trên bàn đồ càng lớn, tuy nhiên độ chi tiết sẽ giảm dần.
Bản đồ cũng thường có thước đo tỉ lệ xích để bạn sử dụng khi cần đo đạc khoảng cách cụ thể. Sử dụng cùng thước kẻ trên la bàn để đo quãng đường bạn muốn đi hoặc khoảng cách đến điểm tập kết.
Chú ý đến phần chú thích của bản đồ. Phần này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đọc bản đồ và định hướng. Bạn phải hiểu rõ mỗi đường kẻ, ký hiệu hay màu sắc khác nhau thể hiện điều gì. Thông thường, màu xanh lục thể hiện rừng; màu xanh dương có nghĩa là biển, sông, hồ; màu đỏ, cam hoặc vàng thông báo khu vực có độ cao lớn,...
Các thông tin quan trọng đều sẽ được ghi chú tại đây: tỉ lệ xích, khoảng cao đều, hệ thống ký hiệu (có thể có trên các bản đồ chuyên dụng) và độ lệch từ thiên (để căn chỉnh la bàn).
Hãy thực hành với bản đồ của nơi bạn ở trước đã. Tập tưởng tượng ra địa hình 3D khi nhìn vào các đường đồng mức trên bản đồ. Chú ý tới các đỉnh núi, đường đèo hoặc thung lũng - thường nằm ở vị trí có các đường đồng tâm chữ U hoặc V, phần đuôi hướng về một khu vực khác cao hơn. Các con sông, suối cũng sẽ dễ xác định vì màu xanh khá nổi bật trên bản đồ.
Bên cạnh đó, hãy thực hành kỹ năng đọc bản đồ trên mỗi chuyến đi, đặc biệt trước khi khởi hành. Xác định phương hướng chính xác, thường xuyên kiểm tra các điểm mốc để chắc chắn mình không bị lạc.
Một số công ty chuyên sản xuất bản đồ và bản đồ địa hình, cung cấp cả dạng bản cứng và bản online, rất dễ tìm thấy khi Google. Tuy nhiên thông thường bạn sẽ phải trả phí để có thể tải bản đồ về sử dụng. Và tìm được chính xác khu vực bạn muốn cũng không phải dễ.
Tuy nhiên bản đồ trả phí thường sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khác như:
Có rất nhiều khu du lịch, vùng núi in sẵn bản đồ địa hình khổ lớn và đặt ở nơi công cộng hoặc biên dưới, để mọi người đều có thể xem và nghiên cứu. Đây cũng là một nguồn bạn có thể sử dụng, nhưng nhớ lưu ý thời gian bản đồ được in xem đã quá lâu hay chưa.
DUKI Hoàng