[WeTrekology] Hướng dẫn chọn bộ sơ cứu y tế

Ngày đăng 20/03/2020 02:08 PM - 13.359 lượt xem
Bộ sơ cứu là một trong 10 Vật Dụng Outdoor Thiết Yếu (The Ten Essentials) cho những chuyến outdoor, dã ngoại và cũng là bộ đồ dùng quan trọng cần có trong gia đình. Hãy luôn mang theo bộ sơ cứu với những đồ y tế cơ bản cho mọi chuyến đi dù ngắn hay dài ngày. Nếu chẳng may gặp vấn đề gì, bạn sẽ thấy an tâm hơn vì đã chuẩn bị một phương án dự phòng tối thiểu.

Bạn cũng có thể tự trang bị những đồ dùng cần thiết cho bộ sơ cứu y tế của mình hoặc mua một bộ sơ cứu bán sẵn. Tuy nhiên, HÃY NHỚ SẮP XẾP VÀ THAY THẾ THUỐC MEN thường xuyên và trước mỗi chuyến đi. Các loại băng sơ cứu có thể bị hết, và mọi loại thuốc đều có hạn sử dụng.

 
huong-dan-chon-bo-so-cuu-y-te-wetrek.vn

BỘ SƠ CỨU CÓ SẴN

Hầu hết những người đam mê các hoạt động ngoài trời thường chọn bộ sơ cứu có sẵn cho nhanh chóng và thuận tiện. Đó là cách đơn giản nhất để chắc chắn bạn không quên một món đồ cơ bản nào. Một nghiên cứu được thực hiện bởi viện y học tự nhiên  NOLS cho thấy việc sử dụng bộ sơ cứu có sẵn sẽ tiết kiệm hơn so với việc tự tạo một bộ sơ cứu theo ý.
 
Đối với việc kích thước phù hợp của bộ sơ cứu y tế, hãy cân nhắc các yếu tố sau đây:
  • Số người trong nhóm. Nhà sản xuất bộ sơ cứu y tế thường ước lượng số lượng người mà bộ sơ cứu đó có thể đáp ứng nhu cầu khi cần. Tuy nhiên việc bạn sử dụng bộ sơ cứu như thế nào lại không thể đoàn trước được. Về cơ bản, các bộ sơ cứu cỡ lớn thường chỉ chứa nhiều trang bị hơn về mặt số lượng, ví dụ như nhiều băng dán cá nhân hơn, chứ không có nhiều thiết bị y tế chuyên dụng hơn.
  • Độ dài của chuyến đi/khoảng cách di chuyển. Cũng giống như ở trên; bạn sẽ cần tính toán số ngày dã ngoại để chọn bộ sơ cứu phù hợp.
  • Hoạt động trong chuyến đi: Một bộ sơ cứu với túi chống nước đi kèm sẽ rất phù hợp nếu bạn dự tính đi chèo thuyền. Một bộ sơ cứu nhỏ, gọn nhẹ sẽ rất hợp với những hoạt động như chạy đường mòn. Còn một bộ sơ cứu cỡ lớn, đầy đủ có thể được mang theo khi đi dã ngoại dài ngày hoặc cắm trại cùng gia đình.
  • Khả năng đáp ứng các tình huống: có thể quá đắt đỏ khi đầu tư một bộ sơ cứu đầy đủ và đắt tiền trong khi bạn không biết cách sử dụng tất cả, tuy nhiên trong đoàn có thể có thành viên sử dụng được. Và việc đầu tư như vậy cũng thúc giục bạn bổ sung thêm kiến thức cho mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc thêm:
  • Những rủi ro đặc biệt. Ví dụ: Khi bạn đang đi rừng, hoặc nơi có nhiều côn trùng, chắc chắn đừng bỏ quên những loại thuốc chống côn trùng cần thiết. 
  • Những nhu cầu đặc biệt. Có ai trong nhóm của bạn gặp vấn đề về sức khoẻ không? Hãy tránh những trường hợp bất ngờ và chắc chắn rằng bộ sơ cứu được trang bị đúng những thứ thuốc theo nhu cầu của từng cá nhân, ví dụ như bị dị ứng.
Không chỉ về kích cỡ, bạn cũng nên nghĩ tới số lượng bộ sơ cứu cần chuẩn bị:
  • Luôn mang theo bộ sơ cứu cá nhân: cho dù cả đoàn có chung một bộ sơ cứu đầy đủ, bạn và các thành viên vẫn nên chuẩn bị một bộ riêng cỡ nhỏ cho mình, nhất là khi đoàn quá đông hoặc khó giữ nguyên đội hình khi di chuyển, để có thể tự xử lý những vấn đề nhỏ nếu có. Ngoài ra, nó cũng đề phòng trường hợp người cầm bộ sơ cứu ở quá xa khi có chuyện.
  • Chuẩn bị nhiều hơn một bộ sơ cứu cho mình: với mỗi hoạt động đặc biệt, vì dụ như chèo thuyền, leo núi, băng rừng, tốt nhất hãy chuẩn bị một bộ sơ cứu riêng.

BỘ SƠ CỨU TỰ CHUẨN BỊ

Bộ sơ cứu tự chuẩn bị trước ở nhà nên bao gồm:
 
Hướng dẫn sử dụng
 
Mang theo một cuốn tài liệu chỉ dẫn nhanh giải thích những bước thực hiện sơ cứu cơ bản, có thể là một cuốn sách nhỏ như Sống Sót Khẩn Cấp: Hướng dẫn bỏ túi hoặc ứng dụng trên điện thoại. Ví dụ: ứng dụng American Red Cross (miễn phí trên cả hai hệ điều hành iOS và Android). Những tuỳ chọn khác trên ứng dụng cấp cứu được liệt kê trong bản danh sách Mashable 2013.
 
Đồ y tế cơ bản
  • Băng cá nhân: Băng các loại, băng keo thể thao và các loại băng chữa phỏng rộp.
  • Thuốc và thuốc mỡ/kem dưỡng: thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc mỡ kháng sinh, thuốc kháng axit; kem chống nắng và thuốc được kê đơn.
  • Vật dụng cơ bản: Nhíp, gương nhỏ, kéo, dao và dao lam.
  • Các đồ khác: Thuốc ong đốt, dụng cụ bắt bọ, khăn giấy khử trùng, miếng dán vết bỏng, ...
Đồ cho những chuyến đi riêng biệt
 
Đối với những chuyến đi dài và nhiều thử thách, hãy mang thêm những món đồ sau:
  • Thêm băng cá nhân: Băng gạc (gauze pads), băng đóng vết thương (butterfly bandages).
  • Thêm thuốc/kem dưỡng: thuốc mỡ để giảm kích ứng da
  • Thêm những vật dụng khác: băng đeo cánh tay, nẹp cơ bản, kẹp, túi nước đá và nhiệt kế.
huong-dan-chon-bo-so-cuu-y-te-wetrek.vn

MỘT SỐ TRANG BỊ SINH TỒN KHÁC

Một số trang bị khác mà bạn thường không tới, tuy nhiên lại khá quan trọng: chăn sinh tồn (áp dụng cả khi cần giữ lạnh hay giảm sốc nhiệt), kem chống nắng, thuốc chống côn trùng và nước rửa tay diệt khuẩn (rất cần thiết khi đặc biệt cần giữ vệ sinh).

Nếu bạn từng trải qua một tình huống khẩn cấp nào đó giữa núi rừng hoang vu, chắc chắn bạn sẽ thấy giá trị của một thiết bị liên lạc vệ tinh. Dù khá đắt đỏ và không phổ biến, tuy nhiên trong những trường hợp như vậy việc liên lạc kịp thời là rất hữu ích.

THỰC HÀNH

Sách hướng dẫn chỉ cung cấp cho bạn lý thuyết, vậy nên để không lóng ngóng những lúc nguy cấp, bạn hãy lôi đồ ra và làm quen với chúng trước khi đi. Việc chuẩn bị kỹ năng cũng như tâm lý sẽ rất hữu ích và giúp mọi chuyện dễ dàng hơn nhiều khi bạn thực sự gặp phải chuyện gì đó. 
 
WETREKOLOGY
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những bài học về kỹ năng sinh tồn cần biết để sống sót trong môi trường tự nhiên và các tình huống khẩn cấp

Những kỹ năng được WeTrek đề cập đến trong bài viết này là để giúp bạn vượt qua được một loạt những tình uống khẩn cấp, hiểm nghèo từ việc bị đi lạc trong rừng, bị chấn thương ngoài môi trường thiên nhiên, gặp thú dữ,...Đồng thời bài viết nhằm mục đích giải trí và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng sinh tồn có thể hữu ích trong những tình huống nguy cấp. Mặc dù đôi lúc có vẻ chúng ta làm chủ được thiên nhiên quanh mình, nhưng Mẹ Thiên Nhiên vẫn có khả năng khiến chúng ta bị bất ngờ và choáng váng.Hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết cần thiết, vững vàng về tinh thần, đừng mạo hiểm trong hành động, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên. Thế giới này chưa hề trở nên an toàn hơn. Hãy sẵn sàng để luôn đứng vững. Chỉ những sinh vật mạnh mẽ mới có thể sống sót.
[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

[WeTrekology] 11 Loài Cây Độc Bạn Không Bao Giờ Nên Ăn

Trong một chuyến phiêu lưu cắm trại, bạn hãy cứ thoải mái đi tìm kiếm thức ăn, nhưng cho dù có làm gì, đừng bao giờ ăn bất kỳ loại thực vật chết người nào dưới đây.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Tự Làm Vòng Tay Sinh Tồn

Làm sao để bạn mang theo một lượng dây hữu ích - luôn ở trên người bạn - nhưng không phải chỉ nhét nó vào túi? Hãy dùng vòng tay sinh tồn. Thường được đeo bởi những người lính Mỹ, đây không phải là một phụ kiện thời trang mà là một dụng cụ giúp sinh tồn.
[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

[WeTrekology] 10 Thương Tích và Bệnh Tật Phổ Biến Nhất Khi Đi Bộ Leo Núi và Cách Điều Trị

Tìm hiểu cách điều trị các chứng bệnh từ tự nhiên phổ biến nhất thông qua hướng dẫn của chúng tôi, từ đó xử lý được mọi vấn đề từ đau bụng đến gãy xương.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ Và Chữa Trị Khi Bị Gai, Dằm Đâm Và Những Vết Thương Do Bị Đâm Khác

Hãy học cách giải quyết những vết thương tới từ mọi loại gai, vật nhọn, dằm, mảnh thủy tinh, lông cứng, và bất cứ vật gì khác có thể lọt xuống dưới bề mặt da khi bạn đang trong một cuộc hành trình.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tình Huống: Sơ Cứu và Sức Khỏe

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Xử Lý Tình Huống: Sơ Cứu và Sức Khỏe

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đóng kín miệng vết thương, gỡ bọ ve, ngăn ngừa phát ban gây ra bởi cây thường xuân độc, và nhiều kỹ năng quan trọng khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc