Bước quan trọng nhất trong việc lên kế hoạch cho bất kỳ chuyến chèo thuyền nào là chọn một lộ trình phù hợp. Lộ trình bạn chọn sẽ xác định những khó khăn bạn phải đối mặt, những chướng ngại vật bạn gặp phải và những trải nghiệm mà bạn sẽ có được trong suốt hành trình.
Một khi bạn đã quyết định lập một nhóm chèo thuyền và xác định mức độ thuần thục các kỹ năng của mọi người, bước tiếp theo trong việc lên kế hoạch cho một chuyến cắm trại là quyết định lịch trình chèo thuyền sẽ kéo dài bao lâu. Bắt đầu bằng cách tìm ra thời gian chèo thuyền thực sự mà bạn sẽ có, dựa trên số ngày bạn dành cho chuyến đi và bạn muốn đi xa nhà đến mức nào.
Việc ước tính xem nhóm của bạn sẽ muốn chèo thuyền bao xa mỗi ngày cần được thực hiện cẩn thận. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ chèo của cả nhóm, gồm:
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người mới chèo thuyền là cố gắng đi quá xa. Kế hoạch quá nặng thường dẫn đến những ngày chèo thuyền kéo dài, cơ bắp nhức mỏi, tâm trạng không tốt và bỏ cuộc dọc đường.
Để ước tính chính xác, lên kế hoạch cho chuyến đi không quá khoảng 3,2 hoặc 4,8 km một ngày trong điều kiện thuận lợi, trên mặt nước phẳng lặng nếu bạn là người mới bắt đầu; dài hơn một chút khi chèo theo dòng nước hay hướng gió, ít hơn khi chèo ngược gió. Hãy chắc chắn đi theo lộ trình trong suốt những chuyến đi đầu tiên, nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh quãng đường ước tính dựa trên trải nghiệm thật sự.
Nhớ rằng có nhiều hoạt động để tham gia, không chỉ đơn giản là chèo thuyền cả ngày. Hãy đảm bảo việc ước tính quãng đường hàng ngày dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, khám phá, tham quan và các hoạt động không liên quan đến chèo thuyền khác. Ngoài ra, cần xem xét những yếu tố có thể làm hành trình của nhóm bạn chậm lại, như thời tiết xấu, thiết bị hỏng, thương tích hay bệnh tật.
Cuối cùng, khi lên kế hoạch cho lộ trình của chuyến đi, bạn nên nhớ rằng cả nhóm chỉ được đi với tốc độ của thành viên chậm nhất. Để cải thiện tốc độ chuyến đi cần:
Khi bắt đầu nghiên cứu những lộ trình chèo thuyền khả thi, lưu ý đến những đặc điểm bên sau của lộ trình:
Những hiểm họa thiên nhiên này gồm các chướng ngại vật như thác ghềnh trên sông và những địa hình đất nguy hiểm tiềm tàng (hẻm núi hẹp, thung lũng dốc). Cố tránh những lộ trình có thể xảy ra hiểm họa thiên nhiên, và đảm bảo mọi người trong nhóm có thể nắm rõ về chúng, vì đó là một phần của lộ trình
Chướng ngại vật nhân tạo ví dụ như các con đập, cầu xây thấp và các khu vực không được đi vào (khu bảo tồn hoang dã, tài sản tư nhân). Đánh giá những chướng ngại vật này cẩn thận khi lập kế hoạch, và đảm bảo nhóm của bạn có thể đi vòng qua (hoặc đi qua) chúng một cách an toàn.
Lập kế hoạch cho lộ trình với những khu cập bến và hạ thủy có thể đến được dễ dàng. Những nơi này cần dễ tới từ cả đường bộ và đường thủy, và cách quãng hợp lý dọc lộ trình (phòng khi điều kiện gió/thời tiết/nước buộc bạn phải tìm nơi trú ẩn).
Các hoạt động thú vị không liên quan đến chèo thuyền có thể là một phần quan trọng của những chuyến đi đáng nhớ. Lưu ý đến các địa điểm thu hút khách du lịch dọc lộ trình như những con đường mòn để đi bộ đường dài, những bãi biển nằm khuất giữa địa hình và cảnh vật tuyệt đẹp.
Những khu cắm trại giúp việc cắm trại của bạn trở nên dễ dàng hơn, do đó, bạn nên lập kế hoạch cho lộ trình sao cho có thể tận dụng những khu cắm trại nếu có thể (ở một số địa điểm chèo thuyền nổi tiếng, người chèo thuyền được yêu cầu sử dụng khu cắm trại). Khi lên kế hoạch cho lộ trình đi qua một khu vực không có khu cắm trại, hãy đảm bảo rằng ở đó an toàn, dễ ra vào để cắm trại trong suốt lịch trình.
Lộ trình vận chuyển thuyền là lối đi bộ cho phép người chèo thuyền đi vòng qua để tránh quãng đường khó chèo hoặc đi từ một vùng nước này sang một vùng nước khác. Các lối vận chuyện thuyền như vậy thường được tìm thấy ở lộ trình trên sông hoặc hồ, nhưng cũng có thể xuất hiện dọc bờ biển. Lối vận chuyển thuyền dài có thể khó đi, đặc biệt nếu địa hình ghồ gề hoặc thuyền và trang thiết bị có trọng lượng nặng. Nếu bạn là người mới bắt đầu, cố gắng tránh sử dụng những lối vận chuyển thuyền. Nếu bạn phải sử dụng chúng, hỏi những người chèo thuyền khác hoặc người quản lý đất ở địa phương để đảm bảo rằng lối đi này được bảo trì và dễ dàng để lại dấu.
Chú ý: Người chèo thuyền có kinh nghiệm thường có chủ ý đưa một số đoạn đường gập ghềnh vào lộ trình của họ, để họ có thể tránh những con đường không quá đông người.
Lộ trình càng xa khu dân cư bao nhiêu, bạn và những người cùng chèo thuyền sẽ càng cần thêm nhiều kỹ năng và khả năng tự túc bấy nhiêu. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy chèo thuyền ở nơi gần nhà hoặc khu dân cư, chỉ đề đề phòng.
Một khi bạn đã chọn và thông qua lần cuối lộ trình chèo thuyền, hãy viết một bản kế hoạch chi tiết và để lại cho một người bạn, một nhân viên kiểm lâm hoặc cảnh sát biển (bất kỳ ai phù hợp). Kế hoạch này nên bao gồm:
Liên lạc với người giữ bản kế hoạch này ngay khi chuyến đi kết thúc. Bạn cũng nên sắp xếp để người đó liên lạc với cơ quan chính quyền khi không nhận được tin tức từ bạn trong một thời gian nhất định.
Phương Dung