Nếu bạn yêu thích việc đạp xe nhưng lại không (hoặc chưa) coi bản thân là một vận động viên đạp xe có cường độ cao, bạn có thể sẽ tự hỏi liệu mình có cần tới loại tất được sản xuất chuyên cho đạp xe hay không. Chẳng lẽ mình lại không thể mang tất thể thao bình thường và bỏ qua vấn đề này hay sao? Có, tất nhiên là bạn có thể rồi. Nhưng, cũng giống như với những chi tiết hiệu quả như vùng có đệm nhẹ trên tất leo núi, một vài đặc điểm nhất định của tất đạp xe sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đạp xe.
Thông thường, tất đạp xe có những đặc điểm sau:
Tất đạp xe mỏng và ôm sát vì giày đạp xe luôn vừa khít với chân và không thể được đi thoải mái với tất dày hay lỏng.
Tất đạp xe, cũng giống như các loại tất dành cho các hoạt động thể dục, được làm từ loại vải thấm hút mồ hôi và nhanh khô để giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu khi chân bạn đổ mồ hôi.
Nhiều loại tất đạp xe bao gồm cả những lỗ thông khí hình mắt lưới bên trên để giữ chân bạn mát hơn.
Giày đạp xe được thiết kế có kết cấu cứng để lực di chuyển chân của bạn chuyển sang thành lực bàn đạp một cách hiệu quả (giày mềm dẻo sẽ phân tán bớt năng lượng bàn đạp sang chuyển động của giày). Bên cạnh đó, giày đạp xe được thiết kế để ôm sát vào chân sao cho năng lượng không bị thoát đi mất bởi chuyển động chân bên trong giày của bạn. Vì lý do đó, tất mang khi đi giày đạp xe cũng cần phải vừa khít.
Một vài loại tất đạp xe còn có những dải nén (thường nằm xung quanh mu bàn chân), được thiết kế để làm tăng độ vừa vặn. Tuy vậy, dù bạn có muốn có dải nén này trong tất hay không, vấn đề nằm ở chỗ bạn có thoải mái với cấu trúc đó của tất khi mang lên chân hay không, chứ không hẳn là vài điểm tốt có thể nhận ra được trong quá trình sử dụng.
Chân đổ nhiều mô hôi, bên cạnh việc đem lại cảm giác không thoải mái, còn làm tăng nguy cơ làm chân phồng rộp.
Vì vậy những loại tất đạp xe chuyên dụng được làm từ các chất liệu sợi tổng hợp như ni-lông hoặc polyester đều loại bỏ độ ẩm và giúp làm khô nhanh. Nếu bạn thích các loại vải tự nhiên hơn, bạn có thể mua loại tất xe đạp làm từ len merino, chúng cũng có thể điều tiết độ ẩm một cách tương tự, cộng thêm khả năng chống mùi tự nhiên. Tất cốt-tông không phải là một lựa chọn tốt vì chúng thường lưu giữ độ ẩm.
Các kết cấu thoát khí dạng lưới, thường xuất hiện bên trên tất đạp xe, làm tăng độ thoáng khí và thoải mái. Nhiều loại tất đạp xe cũng có đường may ở ngón chân được may phẳng để tránh gây trầy xước da.
Độ dài đôi tất đạp xe bạn lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Chỉ cần tất có thể kéo cao hơn so với giày là được. (Một vài người đạp xe thậm chí còn lựa chọn độ dài tất dựa trên việc họ muốn rám nắng tới đâu.) Những vận động viên đạp xe thiên về trình diễn (những người thường cạo lông chân) có thể sẽ chọn loại tất cao hơn vì chúng cung cấp thêm một chút lợi thế về động lực.
Nếu bạn là một người đạp xe leo núi, bạn hẳn sẽ muốn có một đôi tất cao và bền hơn để giúp bảo vệ mắt cá chân cũng như bắp chân khỏi cây bụi, sỏi đá và đất bẩn.
Tất dày hơn sẽ không hiệu quả, trừ khi bạn có giày vừa được với chúng. Vì vậy, nếu mùa đông nơi bạn ở trở nên khắc nghiệt, bạn nên cân nhắc việc mua cả giày đạp xe mùa đông và loại tất dày hơn để mang bên trong những đôi giày ấy. Nếu bạn không cần chuẩn bị đầy đủ khi đạp xe trong điều kiện thời tiết quá lạnh, bọc giày đạp xe dành cho mùa thu và đông sẽ là những lựa chọn phù hợp hơn.
WETREKOLOGY