Leo núi là một hoạt động rất bổ ích, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nếu bạn không chuẩn bị chu đáo, đầy đủ vật dụng thiết yếu. Trang thiết bị sử dụng khi đi leo núi sẽ còn phụ thuộc vào địa điểm, thời tiết, và khoảng thời gian bạn thực hiện hành trình của mình. Khi đi trong ngày, các đồ dùng mang theo sẽ được tối giản,do bạn không phải ngủ qua đêm, lương thực và nước uống mang theo cũng không cần nhiều – theo đó, balo của bạn sẽ không nặng trĩu như các chuyến đi dài ngày. Dưới đây là danh sách mà WETREK đã liệt kê những vật dụng cần thiết bạn cần chuẩn bị cho mỗi hành trình leo núi trọn vẹn, an toàn. Để tận hưởng hành trình tuyệt vời nhất, hãy kiểm tra xem bạn đã mang đủ các đồ như trong danh sách này chưa nhé! Những người leo núi thường nói: không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không thích hợp. Một trong những đồ dùng cần thiết mà bạn phải chuẩn bị đầu tư nhất khi đi leo núi đó là trang phục. Khi bắt đầu hành trình, yếu tố trang phục ấm áp và thoải mái luôn phải được đắt lên hàng đầu, bên cạnh đó là đảm bảo các yêu cầu như thuận tiện cho quá trình di chuyển, hoạt động. Bạn nên lựa chọn quần áo mỏng, nhẹ và có nhiều lớp chắn gió, do càng lên cao bạn càng dễ bị gió lùa vào cơ thể. ►[WeTrekology] Tìm hiểu cách mặc trang phục nhiều lớp khi đi dã ngoại
- Áo khoác gió: Nhiệt độ thời tiết ở mỗi độ cao sẽ không giống nhau, cộng thêm cơ thể bạn hoạt động nên nóng lạnh thay đổi liên tục. Hãy giữ ấm cơ thể bằng nhiều lớp áo mỏng để có thể cởi bỏ và gấp gọn đặt vào balo khi không dùng tới.
- Áo sơ mi dài tay (cho những ngày trời nắng)
- Đồ lót nhanh khô, áo ngực thể thao (cho nữ)
- Xăng đan, giày leo núi: Nên lựa chọn giày độ bám tốt, có rãnh thoát nước, chống nước càng tốt. Khi bạn thực hiện những hành trình nhẹ nhàng trên các con đường mòn trơn tru thì sử dụng giày đi bộ đường dài hoặc giày chạy bộ là đủ. Tuy nhiên đối với những chuyến đi trên đường mòn có đá sỏi gồ ghề, bạn sẽ cần nhiều hơn chẳng hạn như đôi giày cao cổ sẽ bảo vệ cổ chân bạn khỏi những tổn thương không đáng có.
- Tất: Sử dụng tất làm từ sợi tổng hợp hoặc len cao cổ, tốt nhất là các loại tất có lót đệm thể thao, tránh dùng tất giấy, tất hài.
- Bao tay để bám vào vách đá, dây leo, rễ cây
- Mũ: che nắng, giữ ấm tai, chống sương, ẩm
- Nếu balo bạn còn nhiều chỗ trống, hãy mang thêm quần áo mỏng để có thể thay ra.
- Gậy leo núi: Giảm trọng lượng dồn vào chân, chống sốc tổn thương cột sống, tạo điểm tựa chắc chắn, không rát tay như khi bạn cầm các loại cây tạm bợ
- Balo leo núi: hãy lựa chọn loại có khung trợ lực – giảm trọng lượng lên cơ thể và giúp thẳng cột sống. Balo leo núi cũng có nhiều loại, chia theo chất liệu, thể tích, có khung hay không, tuy nhiên, phổ biến và dễ lựa chọn nhất là chia balo theo thể tích.
+ Balo cá nhân (20 – 45L) để vác đủ đồ cho hoạt động trong ngày hoặc chuyến leo núi ngắn ngày. Nên chọn loại balo vừa người có đai đeo ở bụng, dễ để đồ vô troing và dễ mở rộng tối đa khi cần. Balo có thêm chỗ bỏ túi nước, bình nước và lỗ thông nước ra ngoài là lựa chọn tốt nhất.
+ Balo để đựng đồ cho chuyến đi dài ngày ( 55 – 80L), dùng đựng tất cả quần áo, trang thiết bị cần thiết, đồ ăn thức uống cho toàn bộ hành trình.
- Bọc balo: Giúp balo của bạn khô ráo khi trời mưa bất chợt. Một số loại balo có sẵn bọc balo dưới đáy rất tiện lợi và tiết kiệm.
- Túi ngủ: Giữ ấm cơ thể khi nghỉ qua đêm. Túi ngủ được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy theo chỉ số nhiệt độ. Bạn cần xem tình hình thời tiết nơi mình sẽ đến để lựa chọn loại túi ngủ phù hợp.
- Dây thừng, móc khóa: giúp kéo các thành viên ở đoạn đường khó (hiện nay có các loại vòng tay sinh tồn tích hợp dây, dao, la bàn, còi đeo ở tay rất tiện lợi)
- Đèn pin, đèn đeo trán: Rất cần thiết nếu bạn đi lúc trời chập tối đèn pin điện thoại không thể đủ ánh sáng cho bạn, có thể dùng làm đèn tín hiệu SOS khi bạn cần giúp đỡ
- Lều: Trong trường hợp bạn không ngủ lại tại lán, hãy sử dụng lều
- Nước uống: Bạn nên mang thật nhiều nước lọc theo mình, bên cạnh đó là vài lon nước tăng lực để đỡ mệt mỏi trên đường đi. Đối với người trưởng thành cần 2l nước mỗi ngày, hãy căn cứ vào đó và thời gian đi để ước chừng lượng nước cần mang theo.
- Đồ ăn: Nếu bạn đi theo đội, nhóm, hãy chuẩn bị trước những thực phẩm tươi, ướp gia vị và thực hiện nấu nướng tại nơi cắm trại, nghỉ chân. Hoặc mang theo đồ ăn liền như lương khô, ngũ cốc, mì gói, bánh mì, xúc xích, chả giò để đảm bảo các thành viên cùng leo núi không bị đói, mất sức.
- Bạn có thể mang theo kẹo, bánh quy, ô mai để ngậm trên đường đi, nước bọt tiết ra tránh cho cơ thể bị hạ đường huyết, mất sức
Một trong 10 vật dụng Outdoor thiết yếu mà bạn luôn cần để đảm bảo an toàn cho bản thân. Hãy đảm bảo mình có ít nhất 1 trong những vật dụng dưới đây.
- Mô tả tuyến đường hoặc sách hướng dẫn
- Bộ sơ cứu y tế: Các chấn thương nhỏ là điều bạn không thể tránh khỏi, hãy bảo vệ mình và người đồng hành
- Thuốc chống say nắng, hạ sốt
- Băng vệ sinh: Bên cạnh chức năng vốn có, BVS còn được dùng lót giày, đệm vai cho đỡ mỏi, hút ẩm
- Bật lửa, diêm hoặc dụng cụ đánh lửa
- Dao, dụng cụ đa năng: chặt cây, mở đường, rẽ lối
- Giấy tờ tùy thân và một ít tiền
- Camera hành trình, máy ảnh
Tuỳ theo thời gian, lộ trình di chuyển mà nhu cầu cá nhân, mỗi người sẽ tự lựa chọn những đồ dùng cần thiết từ cấp độ cơ bản tới chuyên nghiệp. Dưới đây là combo đồ dùng cần thiết khi đi leo núi mà WETREK.VN gợi ý cho bạn.
Chi Pham