[WeTrekology] Tìm hiểu cách mặc trang phục nhiều lớp khi đi dã ngoại

Ngày cập nhật 17/07/2024 02:34 PM - 12.187 lượt xem

Kết hợp nhiều lớp quần áo trên người là một cách hiệu quả để tăng tối đa sự thoải mái khi ở ngoài trời. Cái hay của phong cách đơn giản này nằm ở việc nó cho phép bạn tạo ra những điều chỉnh nhanh chóng dựa trên mức độ hoạt động của cơ thể và sự thay đổi của thời tiết.

Mỗi lớp đều có một chức năng. Lớp lót (base layer) sát với da, kiểm soát hơi ẩm; lớp cách/giữ nhiệt (insulating layer) bảo vệ bạn để không bị lạnh; lớp bên ngoài (shell layer) che chắn cho bạn khỏi mưa gió. Bạn đơn giản chỉ việc thêm hoặc bỏ bớt các lớp trang phục khi cần thiết.

Để hiểu rõ hơn, hãy đọc tiếp phần dưới đây.

tim-hieu-cach-mac-trang-phuc-nhieu-lop-khi-di-da-ngoai-layering-basics-wetrek.vn

Lớp lót (Base layer): Kiểm soát hơi ẩm

Đây là lớp trang phục liền với da bạn. Nó giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách lấy đi mồ hôi từ da.

Việc giữ cho làn da luôn khô thoáng giúp bạn duy trì một thân nhiệt mát vào mùa hè và tránh được sự hạ nhiệt trong mùa đông. Nếu bạn đã từng mặc một chiếc áo phông cotton dưới lớp áo mưa trong khi đang đi bộ đường dài, bạn có lẽ sẽ nhớ tới cảm giác lạnh và ẩm ướt, mặc dù bạn thật sự không bị ướt bởi nước mưa. Cotton là một loại vải thấm hút mồ hôi và nó có thể làm bạn bị lạnh.

Để có được sự thoải mái khi ở ngoài trời, vải của lớp lót nên được làm từ vải len merino (được quảng bá bởi các thương hiệu như SmartWool, Ibex và Icebreaker, vải nhân tạo (vải polyester như Polartec Power Dry hay Patagonia Capilene) hoặc, ít được sử dụng hơn, là lụa. Không thấm hút mồ hôi, những loại vải này lấy đi mồ hôi khỏi da bạn, phân tán nó ở bề mặt ngoài nơi nó có thể bốc hơi. Kết quả: Bạn sẽ cảm thấy làn da khô thoáng ngay cả khi bạn đổ mồ hôi, và chiếc áo của bạn sẽ khô nhanh hơn sau đó.

Ví dụ: Một lớp trang phục lót có thể là bất cứ loại áo gì từ những chiếc áo ngắn và áo lót thể thao tới những chiếc áo bó sát và áo phông. Nó có thể được thiết kế để mặc bó sát hoặc rộng rãi. Với điều kiện thời tiết mát mẻ, các loại trang phục lót giữ nhiệt cũng có sẵn trên thị trường từ trọng lượng nhẹ - lightweight (cho các hoạt động vận động liên tục) đến vừa - midweight hay nặng - expedition weight (cho các hoạt động thám hiểm, nhiệt độ khắc nghiệt). Hãy chọn loại phù hợp nhất với hoạt động của bạn và nhiệt độ ngày hôm đó.

Lớp giữa: Lớp cách/giữ nhiệt

Lớp cách nhiệt giúp bạn giữ nhiệt bằng cách chặn không khí lại gần vừa đủ với cơ thể.

Các loại vải tự nhiên như vải len và vải lông vũ có khả năng cách nhiệt tuyệt vời. Những chiếc áo làm từ len merino tạo ra sự mềm mại, giữ ấm tốt và có thể cách nhiệt ngay cả khi bị ướt. Trong điều kiện thời tiết rất lạnh và hanh khô, áo lông vũ là sự lựa chọn tốt nhất. Nó có khả năng giữ ấm tốt, siêu nhẹ và có thể chịu nén mà không bị biến dạng. Hạn chế lớn nhất là nó phải được giữ khô ráo để duy trì khả năng cách nhiệt. Một sự cải tiến mới - áo lông vũ không thấm nước - hứa hẹn sẽ thay đổi điều này.

Các loại vải từ lông cừu truyền thống như Polartec® 100, 200 hoặc vải polyester Thermal Pro và một số loại vải nhân tạo khác như Thinsulate® cung cấp độ ấm cho người mặc trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Chúng có trọng lượng nhẹ và có thể cách nhiệt ngay cả khi bị ướt. Chúng ngoài ra còn khô nhanh hơn và có độ ấm tốt hơn cả vải len. Những hạn chế chính của loại vải này là tính thấm nước và không nén xuống được nhiều (so với các loại khác).

Giống như trang phục lót giữ nhiệt, loại vải này có 3 mức trọng lượng:

  • Trọng lượng nhẹ (lightweight) dành cho các hoạt động như thể dục nhịp điệu trong điều kiện thời tiết ôn hòa.
  • Trọng lượng vừa (midweight) dành cho các hoạt động vừa phải trong điều kiện thời tiết ôn hòa.
  • Trọng lượng lớn (expedition) dành cho các hoạt động nhẹ trong  thời tiết lạnh.

Áo gió lông cừ như Polartec WindPro® polyester hoặc Gore WindStopper® tạo ra tính năng cản gió mức độ lớn. Bằng cách nào? Chúng sử dụng một lớp màng ẩn bên trong trang phục mà không làm cơ thể người mặc khó chịu.

Lớp bên ngoài (Shell layer): Bảo vệ bạn khỏi những tác nhân thời tiết

Lớp trang phục bên ngoài bảo vệ bạn khỏi gió, mưa hoặc tuyết. Những loại áo mặc ngoài rất đa dạng, từ những chiếc áo khoác leo núi đắt tiền tới các loại áo khoác gió đơn giản. Phần lớn chúng đều có khả năng thoát mồ hơi cơ thể; trên thực tế, tất cả những loại áo này đều được xử lý lớp phủ chống thấm nước - Durable Water Repellent để nước đọng thành giọt lăn ra khỏi bề mặt trang phục.

Lớp trang phục khoác ngoài là một phần quan trọng trong điều kiện thời tiết xấu, vì nếu gió và nước thấm vào những lớp áo bên trong của bạn, bạn sẽ bị cảm thấy lạnh. Ngoài ra, nếu không có khả năng thoáng khi phù hợp, mồ hôi không thể thoát ra, mà thay vào đó sẽ ngưng lại ở bên trong.

Sự vừa vặn là một yếu tố đáng quan tâm khác. Trang phục ngoài nên rộng rãi đủ để khoác bên ngoài những lớp áo khác một cách dễ dàng và không hạn chế cử động của bạn.

Trang phục mặc ngoài có thể được xếp vào những mục bên dưới:

Chống thấm nước tuyệt đối/thoáng khí: Đây là sự lựa chọn thiết thực (và đắt đỏ) nhất. Chúng rất phù hợp trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mát mẻ và với các hoạt động ở trên núi cao. Những chiếc áo khoác sử dụng lớp màng mỏng như Gore-Tex và eVent cũng có các tính năng rất ưu việt; còn những chiếc áo dùng lớp phủ chống thấm nước lại là một sự lựa chọn thay thế tiết kiệm hơn. Các loại áo khoác được phân loại thành hoặc là trang phục đi mưa, nổi bật bởi trọng lượng nhẹ và dễ đóng gói, hoặc trang phục leo núi, có khả năng chống trầy xước cao hơn và còn có thêm các tính năng bổ sung.

Chống thấm nước/thoáng khí: Loại áo này phù hợp nhất khi bạn chỉ ra mồ hôi ít và mức độ hoạt động cao. Chúng rẻ hơn những chiếc áo khoác chống thấm nước tuyệt đối, và chúng thường được tạo ra từ các loại vải sợi dệt khít (ví dụ: vải nylon mini-ripstop) để chắn gió và mưa nhẹ.

Loại mềm (Soft shell): Loại này nổi bật bởi khả năng thoáng khí. Phần lớn đều được may rộng rãi để tạo thêm sự thoải mái trong các hoạt động thể dục. Nhiều loại có tính năng cách nhiệt, vậy nên chúng rất hiệu quả trong việc kết hợp 2 lớp áo thành 1. Những trang phục loại mềm - soft shell cho bạn sự lựa chọn trong cả thời tiết lạnh và thời tiết ôn hòa.

Chống thấm nước tuyệt đối/không thoáng khí: Loại trang phục tiết kiệm về mặt giá cả này rất lý tưởng cho những ngày mưa với các hoạt động nhẹ (ví dụ: câu cá, xem thể thao ngoài trời). Chúng thường được làm từ vải nylon tráng PU (polyurethane), tạo ra đặc tính chống thấm nước và cản gió.

Trang phục cách nhiệt: Một số loại trang phục ngoài có một lớp cách nhiệt bên trong - ví dụ như lông cừu - làm chúng rất hữu ích trong điều kiện trời lạnh và ẩm ướt, nhưng lại không linh hoạt khi thời tiết thay đổi thất thường.  

Ethan Nguyen

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

Một vài mẹo đơn giản khi giặt có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của áo ngực, tiết kiệm tiền và hỗ trợ bạn trong các buổi chạy, buổi tập và trong các hoạt động khác.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

Điểm mấu chốt để giữ bé thật thoải mái là đảm bảo các con mặc đồ thích hợp cho các điều kiện ngoài trời. Nhưng để biết làm sao để chọn đồ cho bé khi chơi ở ngoài, dù thời tiết có thay đổi nhanh đến cỡ nào từ nắng nóng sang ẩm ướt, lại không phải lúc nào cũng đơn giản.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

Tuyết, nước, bụi bẩn và đá cuội có thể chui vào cả những đôi giày không thấm nước tốt nhất. Để ngăn chặn điều này, hãy đeo xà cạp. xà cạp che phần đi phần cổ giày dễ hở nhất nhằm bảo vệ tuyệt đối đôi chân của bạn khỏi các tác nhân.
[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

Bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

Một vài điều sẽ khiến một đứa trẻ khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

Nắm bắt theo dõi được phần chân phát triển nhanh chóng của trẻ em có thể không những tốn tiền mà còn rắc rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ mọi việc với một cái nhìn kĩ hơn về những kích cỡ của giày cho trẻ em và sẽ cung cấp thêm nhiều bí quyết phiệu quả.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc