[WeNews] Suýt tử vong vì vết đốt công trùng sau chuyến trekking Pu Si Lung

Ngày cập nhật 21/01/2020 10:24 AM - 1.992 lượt xem
Những vết cắn từ côn trùng trong thiên nhiên đúng là không thể coi thường được. Nhất là khi bạn là người có niềm đam mê với các môn thể thao ngoài trời. Hãy nhớ, dù bạn có muốn trải nghiệm bất cứ thứ gì, hãy đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu. 


Bài viết liên quan: 

 ►Thầy giáo người Anh qua đời vì vết cắn nhiễm khuẩn khi du lịch đến Việt Nam

 ► [WeTrekology] Vắt Và Cách Chống Vắt
 
 ► 5 mẹo xử lý côn trùng khi đi trekking

 ► [WeTrekology] Hướng dẫn lựa chọn thuốc chống côn trùng 

 ► Top 10 ngọn núi khủng nhất Việt Nam mà dân leo núi nào cũng phải chinh phục một lần

 

 
Mới đây trên mạng xã hội, có một facebooker Sang Nguyen đã chia sẻ câu chuyện của chính mình sau khi đi trekking tại Pu Si Lung - Một trong những cung leo núi kỳ vĩ và được gọi với cái tên 'nóc nhà của vùng biên giới'. Nơi đây đã thu hút biết bao người đam mê xê dịch đến thử sức và trải nghiệm hành trình đặt chân trên điểm cao nhất trên đường biên giới. Tuy nhiên, câu chuyện hy hữu mà bạn Sang Nguyen kể lại không phải là hành trình chinh phục đỉnh núi này, mà là kinh nghiệm xương máu khi bị ve Mò đốt (hay còn gọi là sốt ve mò, sốt bờ bụi) đến mức suýt phải bỏ mạng chỉ sau vài ngày về tới nhà. Đây hẳn là những thông tin mà người mê trekking cần lưu ý khi tham gia chinh phục các đỉnh núi, nơi rừng rậm.





"Góc chia sẻ

Câu chuyện bắt đầu bằng một cơn sốt rất bình thường vậy mà nếu để trễ thêm hai ngày nữa thôi thì mình sẽ thành người thiên cổ, mình có vài hàng chia sẻ với các bạn đam mê môn trekking giống mình sau chuyến đi về nên kiểm tra các dấu hiệu khi thấy dấu hiệu bị sốt cao.
 
Chuyện là như thế này, sau chuyến leo Pusilung về 7 ngày thì mình bị sốt, sốt cao 39 độ, 39.5 độ mua thuốc uống 3 ngày không hết, chiều ngày thứ 3 mình quyết định vào bv Quận Bình Thạnh khám và thử máu, sau khi có kết quả thử máu bệnh viện cho về và kêu ngày mai lên thử lại. Ngày thứ 4 lên thử lại thì nhận được thông báo sốt xuất huyết và lại kêu ngày mai lên thử máu tiếp, ngày thứ 5 chiều đó lên thử máu mình sốt cao quá không còn sức nữa, rất mệt nên xin được nhập viện, bệnh viện không cho vì nói sốt xuất huyết bình thường thôi mà, nhưng sau khi khám lại cho mình, bác sĩ đã quyết định cho nhập viện. Từ ngày 5 qua ngày 6 bệnh viện chỉ cho uống mỗi ngày 3 viên paracetamol mà thôi. Đến trưa ngày sốt thứ 6 thì mình bắt đầu bị suy hô hộ hấp, huyết áp tuột còn có 8, tất cả các bác sĩ trong khoa đều tập trung về giường để cấp cứu cho mình và sau đó làm giấy chuyển mình qua bệnh viện Gia Định gấp, trong hồ sơ chuyển viện họ ghi mình bị nhiễm độc máu. 
 
May mắn cho mình trong lúc mình sốt quá cao có người vệ sinh cho mình thì phát hiện 1 vết côn trùng đốt. Sau khi mình nhập viện bệnh viện Gia Định thì có nhờ một người em là bác sĩ ở bệnh viện và có đi chung cung Pusilung với mình, mình nhờ bạn xem giúp vết đốt và thảo luận anh nghi bị ve Mò đốt rồi, em mình mới nhờ bác sĩ bên bệnh viện Nhiệt Đới qua hội chẩn liên viện. Thật bất ngờ sau khi xem vết đốt và hỏi sơ qua quá trình mình sốt như thế nào thì người bác sĩ đó khẳng định mình bị sốt ve Mò, yêu cầu chuyển gấp qua bệnh viện Nhiệt Đới vì chỉ có ở đó mới có thuốc đặc trị, sau khi chuyển tới bệnh viện Nhiệt Đới chỉ uống 2 viên thuốc đầu tiên là mình hạ sốt ngay, tiếp tục điều trị sốt và suy hô hấp, suy tim nhẹ (BS nói nếu trễ thêm 2 ngày mình chắc chắn không cứu được vì lúc đó chuyển qua suy Gan và Thận) ở lại bệnh viện Nhiệt Đới thêm 6 ngày thì mình bình phục và được cho về, thật là vui mừng khi thoát được lưỡi hái tử thần trong gang tấc.
 
Mình khuyên các bạn sau một chuyến đi rừng về từ 7 đến 10 (thời gian ủ bệnh của virut) mà bị sốt cao thì nên xem lại toàn bộ cơ thể xem có vết đốt nào không, nếu có đi thẳng vào cấp cứu của bv Nhiệt Đới khám và cho họ xem vết đốt (BS nói với mình nếu phát hiện 1 trong 3 ngày đầu bị sốt thì chỉ cần 24 - 48h điều trị là xong)
 
Note: nhìn hình chụp vậy thôi, chứ vết đốt chỉ bằng đầu ống hút bình thường, đường kính vết đốt 4mm thôi.



 

Bệnh sốt mò hay sốt bụi rậm (tên tiếng Anh là Scrub-typhus) lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở những nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bệnh do tác nhân có tên là Orientia tsutsugamushi, có ổ dịch thiên nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt.

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lưu hành ở Việt Nam. Bệnh có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.
 


Khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ sốt mò, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
 
(Theo Sang Nguyen, vinmec và tổng hợp thông tin)
 
 
Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
Du khách tử vong trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Du khách tử vong trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Ngày 19/3, lãnh đạo UBND xã Nam Đà (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) xác nhận, lực lượng công an vừa phát hiện một thi thể đang trong tình trạng phân hủy tại khu vực hang động núi lửa trên địa bàn
Hành Trình Từ Người Mới Bắt Đầu Trở Thành Một Cao Thủ Của Bộ Môn Đạp Xe Cắm Trại

Hành Trình Từ Người Mới Bắt Đầu Trở Thành Một Cao Thủ Của Bộ Môn Đạp Xe Cắm Trại

Có rất nhiều điều tốt đẹp có thể đạt được về việc đạp xe đi cắm trại, từ việc thúc đẩy lối sống lành mạnh, thực hành bảo vệ môi trường với việc sử dụng phương tiện giao thông không phát ra khí thải, cho đến việc trải nghiệm những cảnh quan và văn hóa mới một cách chậm rãi và sâu sắc. Tôi muốn truyền cảm hứng để khuyến khích bạn thử tham gia vào những cuộc phiêu lưu cắm trại với chiếc xe đạp thông qua những kinh nghiệm từ bài viết viết này.Tôi đã đưa ra các bước để mà một người có thể thực hiện từ việc bắt đầu là một người chỉ mới biết đến đạp xe cắm trại cho đến khi trở thành một người cắm trại xe đạp có kinh nghiệm, sẵn sàng học thêm các kỹ năng nâng cao.
Hướng Dẫn Lựa Chọn Balo Leo Núi Tốt Nhất Năm 2025 Cùng WeTrek

Hướng Dẫn Lựa Chọn Balo Leo Núi Tốt Nhất Năm 2025 Cùng WeTrek

Hướng dẫn chọn balo leo núi tốt nhất cho năm 2025 tại WeTrek.vn. Khám phá các yếu tố cần cân nhắc như dung tích, trọng lượng, chất liệu và tính năng của Balô. Cùng tìm hiểu những dòng balo trợ lực, balo gấp gọn, Balô siêu nhẹ chất lượng từ các thương hiệu uy tín giúp bạn chuẩn bị tối ưu cho mỗi chuyến hành trình leo núi, trekking!
Ba nhà leo núi mất tích trên đỉnh núi cao nhất New Zealand

Ba nhà leo núi mất tích trên đỉnh núi cao nhất New Zealand

Ba nhà leo núi từ Mỹ và Canada mất tích trên đỉnh Aoraki, nơi nổi tiếng với địa hình nguy hiểm và thời tiết khắc nghiệt.
Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bí quyết uống nước đúng cách? Nguy hiểm từ uống quá nhiều nước

Bạn có đang nạp đủ nước cho cơ thể? Và liệu uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước không. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng từ WeTrek giải đáp cho bạn!
Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Tôi đưa gia đình du lịch bụi 2 năm, từ khi con gái 3 tháng tuổi

Năm 19 tuổi, tôi ước mơ vừa du lịch khắp nơi, vừa kiếm ra tiền. Gần 10 năm sau, tôi mới thực hiện được điều này với sự đồng hành của vợ và con gái nhỏ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc