[WeTrekology] Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Ngày cập nhật 18/07/2024 10:50 AM - 6.854 lượt xem

Do tỉ lệ ung thư da ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây nên vấn đề chống nắng ngày càng được quan tâm – đặc biệt là những người đam mê hoạt động ngoài trời. Vấn đề chống nắng đã được đề cập đến trong các bài viết dưới đây tại WeTrekology:

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khoa học đằng sau một sản phẩm kem chống nắng.  

kem-chong-nang-hoat-dong-nhu-the-nao-wetrek.vn-1

LỊCH SỬ CỦA KEM CHỐNG NẮNG

Trong những năm 1940, vào thế chiến thứ II, Benjamin Green – một phi công kiêm dược sĩ – đã sử dụng một loại kem chống nắng có tên gọi “red vet pet” (viết tắt của red veterinary petrolatum)  để bảo vệ bản thân và đồng đội khỏi các cực tím. Về sau, ông bổ sung thêm bơ cacao và dầu dừa vào hỗn hợp kem gốc để tạo ra kem chống nắng Coppertone.

Ban đầu, các loại kem chống nắng chỉ tập trung bảo vệ da khỏi bị cháy nắng từ các tia UVB mà không hề biết đến tác động gây lão hóa nhanh của các tia UVA.

Năm 1978, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA bắt đầu quy định các sản phẩm kem chống nắng là một loại thuốc không cần bác sĩ kê toa (Over-the-counter drug), nhưng mãi đến năm 1988, FDA mới được chứng nhận đây là một sản phẩm chứa các chất ức chế tia UVA, avobenzone. Và cho đến năm 1997, FDA mới cho phép các nhà sản xuất kem chống nắng bổ sung avobenzone vào các sản phẩm kem chống nắng.

Tuy nhiên, ngày nay, khả năng bảo vệ quang phổ rộng (“broad spectrum”) khỏi hai loại tia UVA và UVB được coi là chức năng chính của các loại kem chống nắng.

TẠI SAO “PHỔ RỘNG” QUAN TRỌNG?

Năng lượng mặt trời bao gồm bức xạ cực tím (UV). Các tia UV – một phần của quang phổ điện từ - di chuyển theo bước sóng: tia UVA có bước sóng dài hơn và nhanh hơn, trong khi tia UVB có bước sóng ngắn hơn. Dưới đây là thông tin cụ thể hơn về hai loại tia này:

UVA: Có thể gây lão hóa sớm – nếp nhăn, đồi mồi, da chảy xệ. Ngoài ra, tia UVA cũng góp phần gây ra các khối u ác tính và ung thư da. Chúng là một ‘máy bay ném bom tàng hình’ hiện diện trong quang phổ UV. Tia UVA:

  • Thấm sâu vào da, dù bạn có thể không thấy được ảnh hưởng của nó trong nhiều năm.
  • Tác động đến làn da vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả mùa đông.
  • Có thể xuyên qua những đám mây và kính.
  • Có bước sóng dài 400-320 nm; 1 nm = 1 phần tỷ của một mét).
  • Chiếm 95% trong bức xạ UV chiếu xuống trái đất (mặc dù tầng ozone của trái đất đã hấp thụ hầu hết năng lượng mặt trời).

UVB: Có thể gây cháy nắng. Tia UVB như một “khẩu súng phun” năng lượng mặt trời. Tia UVB:

  • Chỉ tiếp xúc với lớp da bên ngoài
  • Tác động đến làn da chủ yếu từ 10:00 sáng đến 2-4:00 chiều, cường độ mạnh nhất vào mùa hè
  • Tác động đến làn da gần như ngay tức thời (da đỏ rực, cháy nắng, bong bóng nước)
  • Một phần có thể xuyên qua những đám mây nhưng không thể xuyên qua kính; điều này giải thích tại sao da của bạn không bị cháy nắng khi bạn lái phương tiện có kính chắn – mặc dù tia UVA xuyên qua kính có thể vẫn có ảnh hưởng đến bạn.
  • Có bước sóng ngắn hơn (320-290 nm).
  • Có thể góp phần gây ung thư da.
  • Chiếm khoảng 5% trong bức xạ UV chiếu xuống trái đất.

Lưu ý: Mặt trời cũng tạo ra các tia UVC (bước sóng: 290-200 nm) – gây hại cho con người nhưng chúng đã ‘biến mất’ khi đi qua bầu khí quyển trái đất.   Có hai loại tia UVA:

  • Tia UVA1 có bước sóng dài hơn (400-340 nm).
  • Tia UVA2 có bước sóng ngắn hơn (340-320 nm).

Người ta tin rằng tia UVA2 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lão hóa da. Trong khi tia UVA1 được cho là tác nhân tiềm tàng gây ung thư da.

Để có thể gọi là kem chống nắng phổ rộng, công thức kem chống nắng phải được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để chứng minh khả năng chống được các tia có bước sóng lên đến 370 nm. Avobenzone (hóa chất) và oxit kẽm (khoáng chất) là hai thành phần có tác dụng như một ‘bộ lọc’ tia UVA1 nằm trong danh sách 16 thành phần hoạt tính đã được FDA phê duyệt.

Theo hướng dẫn mới về ghi nhãn sản phẩm được FDA phê duyệt năm 2011, các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn được ghi trên nhãn sản phẩm là ‘broad spectrum protection’ (bảo vệ quang phổ rộng) vì chúng đáp ứng được các tiêu chí về bước sóng trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm có ghi “broad spectrum” (quang phổ rộng) trên nhãn là sản phẩm tốt.

CHỈ SỐ CHỐNG NẮNG SPF

SPF (Sun Protection Factor hay Sunburn Protection Factor) là chỉ số chống nắng. SPF là một chỉ số đánh giá.

Dựa vào kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm và đối tượng là con người, SPF cho biết mức độ bảo vệ của kem chống nắng đối với những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khỏi các thương tổn do các hạt photon (hạt lượng tử) có trong tia UVB gây cháy nắng.

Chỉ số SPF không chỉ ra hiệu quả bảo vệ da khỏi các tia UVA gây lão hóa nhanh của một loại kem chống nắng, và cũng không có chỉ số nào hiện có để đánh giá.

Chỉ số SPF nằm trong khoảng từ 2 đến 50+. SPF 15 là chỉ số tối thiểu mà các bác sĩ da liễu khuyến cáo, nhưng những người tham gia hoạt động ngoài trời nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn.  

Chỉ số SPF Hướng dẫn chung dành cho những người tham gia hoạt động ngoài trời Ví dụ
15 Phù hợp với những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 30 đến 60 phút. Các loại mỹ phẩm và kem dưỡng ẩm hiện nay đều có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn. Các hoạt động trong thời gian ngắn dưới ánh nắng/bóng râm xen kẽ
30, 40, 40+ Hầu hết các bác sĩ da liễu đều khuyên những người tham gia hoạt động ngoài trời nên sử dụng kem chống nắng SPF 30 vì tính đa năng và hữu ích của nó. Phù hợp với những người phải tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời ở nơi hoang dã. Leo núi/ dã ngoại Đạp xe Leo núi thấp Thể thao trên tuyết Chèo thuyền Du lịch/ngắm cảnh
50, 50+ Hữu ích khi tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao (ở trên cao, vùng xích đạo, hai cực trái đất). Có thể có cảm giác bóng nhờn trên lỗ chân lông khi tham gia các hoạt động mạnh. Lời khuyên: Sử dụng kem chống nắng SPF 30 trên cánh tay, cổ và chân, SPF 50 trên những vùng da mỏng như mũi, tai và khóe mắt. Leo núi Các hoạt động gần bề mặt phản chiếu (tuyết, cát, nước) Tại vùng nhiệt đới hoặc hai cực trái đất

chi-so-spf-chan-tia-uvb-wetrek.vn

Theo Bác sĩ y khoa Brian Adams - Trưởng khoa Da liễu, Trường Y, Đại học Cincinnati - “Ngay cả khi bạn đi bộ hoặc đi cắm trại thì cũng nên thoa kem chống nắng SPF 30. Kem chống nắng SPF 30 không chỉ bảo vệ da hiệu quả hơn SPF 15, mọi người thường không dùng đủ lượng kem chống nắng cần thiết, bởi vậy dùng kem chống nắng SPF 30 có thể giúp khắc phục được vấn đề này”

Nếu một lượng ánh nắng mặt trời bất kỳ chiếu xuống, ví dụ như 100 photon, thì kem chống nắng SPF 15 chỉ có thể chặn được 92 photon còn kem chống nắng SPF 30 có thể chặn được 97 photon. Điều này cho thấy kem chống nắng SPF 30 cũng không có hiệu quả chống nắng gấp đôi kem chống nắng SPF 15.  

luong-photon-xam-nhap-vao-da--wetrek.vn

Một quan niệm thường gặp nữa về SPF là SPF cho biết thời gian bảo vệ làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ, vùng da không được bảo vệ bằng kem chống nắng sẽ có dấu hiệu bị cháy nắng sau  1 giờ. Việc sử dụng kem chống nắng SPF 15 không bảo đảm rằng làn da của bạn sẽ an toàn khỏi bị cháy nắng trong 15 giờ. Việc ước lượng khá khó khăn bởi có rất nhiều yếu tố liên quan như:

  • Loại da (Người da trắng dễ bị cháy nắng)
  • Thời gian trong năm (Cường độ ánh nắng mặt trời vào mùa hè mạnh hơn mùa đông)
  • Thời gian trong ngày (Ví dụ, cường độ ánh nắng mặt trời lúc 1:00 chiều mạnh hơn lúc 09:00 sáng)
  • Độ cao (Càng lên cao, cường độ ánh nắng mặt trời càng mạnh)
  • Vĩ độ (Những vùng nhiệt đới hoặc 2 cực Bắc, Nam có cường độ ánh nắng mặt trời mạnh hơn)
  • Mức độ hoạt động (Đổ mồ hôi nhiều có thể làm giảm hiệu quả của kem chống nắng).

SPF 30 và cao hơn được coi là một lựa chọn phù hợp với hoạt động ngoài trời vì nó tương đối nhẹ nhàng với làn da và không làm bí lỗ chân lông.

CHỐNG THẤM NƯỚC (WATER RESISTANT)

Chống thấm nước (Water resistant) nghĩa là kem chống nắng được sản xuất với công thức cho phép chúng vẫn “hoạt động” tốt ngay cả khi nước bắn vào da hoặc đổ mồ hôi trong vòng 40 hoặc 80 phút (theo kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm). Theo hướng dẫn ghi nhãn mới của FDA, không được ghi “waterproof” (chống thấm nước) hoặc “sweatproof” (Chống thấm mồ hôi) lên nhãn sản phẩm. Những người tham gia hoạt động ngoài trời ở cường độ cao và hay đổ mồ hôi nên tìm mua kem chống nắng có từ “water resistant” (chông thấm nước) trên nhãn sản phẩm.

THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH

Trong bài viết này, FDA đã phê duyệt 16 thành phần hoạt tính được cho là an toàn và hiệu quả được phép sử dụng trong kem chống nắng.  

bang-thanh-phan-hoat-tinh-wetrek.vn

Tám thành phần bổ sung đã được đệ trình lên FDA để được phép sử dụng trong kem chống nắng. Không như kem chống nắng GRASE, các thành phần trong kem chống nắng TEA sẽ chỉ được ghi nhãn là thành phần hoạt tính đã được phê duyệt cho đến khi FDA công bố quy định chính thức.

Cái tên dễ nhận biết nhất trong nhóm này chính là ecamsule, đôi khi được gọi là Mexoryl SX. Một số hãng kem chống nắng đã được phê duyệt tại Mỹ có chứa ecamsule và được xếp vào Hồ sơ đăng kí thuốc mới (New Drug Application). Theo EPA, Ecamsule được xếp ở mức 4 – khả năng bảo vệ cực tốt khỏi các tia UVA và mức 2 – khả năng bảo vệ trung bình khỏi các tia UVB.

FDA đã bị phàn nàn rất nhiều vì không nhanh chóng phê duyệt các thành phần có khả năng lọc-chặn tia UVA sử dụng trong kem chống nắng tại Châu Âu. Bà Susan M. Swetter, Giáo sư, khoa Da liễu kiêm Chủ nhiệm Chương trình Pigmented Lesion and Melanoma tại Trung tâm ý tế Đại học Stanford, lấy một ví dụ là Tinosorb. “Đây sẽ là một chất quang phổ rộng khi đến thị trường Mỹ,” bà cho biết.

ĐỘ AN TOÀN CỦA CÁC THÀNH PHẦN

Những tranh luận về độ an toànhiệu quả của các thành phần hoạt tính dường như không có hồi kết. Theo Nhóm công tác môi trường Mỹ (The Environmental Working Group - EWG) – một nhóm vận động phi lợi nhuận nổi tiếng với các cuộc khảo sát kem chống nắng hằng năm, “Không có thành phần nào là không nguy hiểm hay có hiệu quả tuyệt đối,” . EWG có xu hướng ‘ủng hộ’ các loại kem chống nắng khoáng chất vì chúng ít ‘thâm nhập’ vào da và có hiệu quả với tia UVA.

EWG lo ngại rằng một số thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hóa học (chemical sunscreen) có thể rất dễ hấp thụ sâu vào da. FDA cho rằng nếu điều này xảy ra thì nó cũng chỉ ở mức độ không gây hại cho sức khỏe con người.

Nói về các thành phần chứa trong kem chống nắng, GS.TS John Wolf, trưởng khoa Da liễu, Đại học Baylor College of Medicine tại Houston cho biết: “Một lượng rất ít được hấp thụ vào cơ thể chúng ta,”. Ông cũng cho biết thêm: “Tôi không biết việc ai đó biết chính xác lượng thành phần hoạt tính hấp thụ vào cơ thể chúng ta. Bất kỳ một chất nào hấp thụ qua da sẽ truyền vào các mạch máu nhỏ và tuần hoàn khắp cơ thể. Hầu hết các hóa chất đều được khử độc và bài tiết thông qua thận (dưới dạng nước tiểu) hoặc gan (thông qua ruột).

Với các khoáng chất, EWG lo ngại rằng Kẽm oxit (Zinc oxide) và Titan điôxít (Titanium dioxide) có thể thấm sâu vào da của chúng ta do có kích thước siêu nhỏ (kích thước nano). Do đó, một số nhà sản xuất kem chống nắng khoáng chất thường quảng cáo công thức của mình là Không nano (Non-nano - kích thước đủ lớn để khoáng chất không thấm sâu vào da) trên nhãn sản phẩm.

Một số thành phần khác cũng ‘làm khuấy động’ cuộc tranh luận này bao gồm:

Aminobenzoic acid (PABA): Có khả năng gây dị ứng và các phản ứng nhạy sáng; ngoài ra, PABA cũng dễ bị biến màu, tạo thành vết bẩn trên da. Các sản phẩm không chứa PABA thường được ghi trên nhãn là "PABA-free". Hầu hết các sản phẩm kem chống nắng chất lượng cao hiện nay đều không chứa PABA.

Oxybenzone: Có khả năng gây dị ứng và khi tiếp xúc với tia UV, sẽ giải phóng các gốc tự do mà có thể làm tổn hại các tế bào của cơ thể. Theo kết quả của một số nghiên cứu trên động vật, hoá chất này có thể ‘tái tạo’ nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể. Bác sĩ y khoa Steven Q. Wang, chuyên gia da liễu thuộc trung tâm ung thư Memorial Sloan-Kettering Cancer Center tại New York đã công bố nghiên cứu của mình, theo nghiên cứu của ông, để tái tạo nội tiết tố nữ estrogen, con người cần phải ngâm mình trong oxybenzone trong vòng 34 năm.

Paraben: Các chất bảo quản (chẳng hạn như methylparaben) chứa trong một số sản phẩm chăm sóc da, kể cả kem chống nắng. Có một số vấn đề về sức khỏe với paraben nên một số thương hiệu đã quảng cáo rằng các sản phẩm kem chống nắng của mình không chứa paraben (paraben-free).

Avobenzone (hay còn gọi là Parsol 1789 và một số tên gọi khác): Nếu avobenzone - một chất có khả năng chặn tia UVA - không được làm “ổn định quang” (photostable) bằng cách kết hợp thêm với các thành phần khác thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, avobenzone sẽ bị phân hủy thành các chất hóa học không xác định và làm giảm hiệu quả chặn tia UV của các chất hóa học còn lại. Một chất ổn định phổ biến cho avobenzone là octocrylene.

Trong khi đó, số lượng các nhãn kem chống nắng khoáng chất ngày càng tăng. Kẽm oxit (Zinc oxide) là một thành phần hoạt tính được dùng phổ biến nhất trong kem chống nắng. Nhiều nhà sản xuất kem chống nắng sử dụng những nguồn gốc tự nhiên của Kẽm oxit và bổ sung vào sản phẩm của mình những thành phần không hoạt tính có nguồn gốc thực vật, từ dầu hạt quả việt quất đến tinh dầu hạt bưởi. Tuy nhiên một số công thức rất kén người dùng và có thể để lại lớp sữa trắng trên da.

NHỮNG LUỒNG Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ HÓA CHẤT

Hiện có rất nhiều quan điểm về kem chống nắng.

Tiến sĩ Swetter tại đại học Stanford cho biết: “Những tuyên bố của EWG về kem chống nắng đã bác bỏ phần lớn những “mối nguy hiểm” của các hạt nano, retinol, benzophenone (Oxybenzone), các gốc tự do,…”. Ông cũng cho biết thêm: “Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA công bố những loại kem chống nắng trên thị trường (Mỹ) hiện nay đều an toàn và có tác dụng chống lão hóa và ung thư da nếu sử dụng đúng cách.”

Tiến sĩ Wolf tại Học biện da liễu Baylor cho biết: “Cá nhân tôi chưa thấy một bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ các thành phần trong kem chống nắng có tính nguy hiểm và độc hại.”

Tuy nhiên, một bài báo đăng tải trên The Washington Post năm 2013 đã dẫn lời Giáo sư Robert Friedman, Khoa Da liễu, Trường Y - Đại học New York. “Dù các dữ liệu chưa được thuyết phục cho lắm nhưng chúng ta biết rằng một lượng kem chống nắng hóa chất nhất định sẽ thấm vào cơ thể chúng ta, và chúng ta không biết chính xác tác động của những hóa chất đó với cơ thể của chúng ta ra sao.”, GS. Friedman chia sẻ trên báo The Washington Post.

Theo báo cáo của The Post, Friedman đã nhắc đến cuộc khảo sát năm 2008 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cuộc khảo sát này đã kiểm tra mẫu nước tiểu của hơn 2.500 đối tượng nghiên cứu. Kết quả là đã phát hiện Oxybenzone trong 97% mẫu nước tiểu. Tờ báo này cũng cho biết nguồn gốc của oxybenzone trong nước tiểu vẫn chưa được xác định rõ ràng (Oxybenzone được sử dụng trong các loại mỹ phẩm), và vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của oxybenzone đến sức khỏe con người. EWG cho biết  Nhóm luôn nỗ lực để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của con người.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ David Andrews tại EWG, “EWG khuyên người dùng nên sử dụng các sản phẩm và thành phần có khả năng bảo vệ khỏi các tia UVA, và gây ra ít vấn đề về sức khỏe hơn”. Ông cũng thêm: “Bản thân kem chống nắng vẫn chưa được chứng minh là ngăn ngừa ung thư, do đó, EWG cảnh báo không nên chỉ dựa vào kem chống nắng để bảo vệ bản thân. Thay vào đó, hãy thực hiện một chiến lược chống nắng, đó là sử dụng trang phục chống nắng và đứng dưới bóng râm.”

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giúp bạn hiểu rằng hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau về các thành phần hoạt tính của kem chống nắng. Và cũng có rất nhiều cuộc tranh luận và phản đối về chủ đề này.

Lời cuối: FDA lo ngại rằng những suy đoán về các vấn đề sức khỏe có thể khiến một số người quyết định hoàn toàn không sử dụng kem chống nắng, khiến họ dễ bị thương tổn hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (chẳng hạn như cháy nắng, tăng nguy cơ lão hóa da và ung thư da). Việc mọi người không sử dụng kem chống nắng là hoàn toàn sai lầm. Hãy luôn mang theo và sử dụng kem chống nắng  khi đi ra ngoài.

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM KEM CHỐNG NẮNG

FDA giám sát việc chế tạo kem chống nắng và phê duyệt các thành phần hoạt tính của kem chống nắng tại Mỹ. Kem chống nắng được coi là một loại thuốc không cần bác sĩ kê toa và quy định các tiêu chuẩn ghi nhãn sản phẩm. Năm 2011, FDA đã phê duyệt những hướng dẫn mới về ghi nhãn sản phẩm kem chống nắng. Một số thuật ngữ dưới đây bạn sẽ thấy trên nhãn sản phẩm kem chống nắng:

  • Broad spectrum - Phổ rộng: chỉ xuất hiện trên các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn, giúp ngăn cả hai loại tia UVA và UVB.
  • Water resistant - Chống nước: nghiã là kem chống nắng vẫn sẽ ‘trụ lại’ trên da ngay cả khi bị nước bắn vào hay khi đổ mồ hôi, trong 40 hoặc 80 phút (theo kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm).

Theo quy định mới nhất của FDA, dưới đây là những thuật ngữ mà bạn sẽ không thấy trên các sản phẩm kem chống nắng:

  • Sunblock - Chắn nắng: Không có sản phẩm nào có thể chặn được 100% tia UV. Thuật ngữ ‘chắn nắng - sunblock’ có thể sẽ khiến người dùng hiểu lầm rằng họ sẽ hoàn toàn không bị tổn thương khi dùng loại sản phẩm đó. “Tôi đã sử dụng kem ‘chắn nắng’ nên tôi hoàn toàn an toàn và có thể ở ngoài trời cả ngày dài”. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
  • Waterproof - Chống nước tuyệt đối: Bơi lội hay dội nước sẽ làm giảm hiệu quả của kem chống nắng. Như đã trình bày ở trên, các sản phẩm có ghi “water resistance” trên nhãn hiện nay có thể bảo vệ bạn trong vòng 40 hoặc 80 phút. Khi một hãng sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm của mình là “waterproof” thì tất cả những hãng khác cũng sẽ ghi như vậy để cạnh tranh. Nhưng thuật ngữ này đã khiến người dùng quá kỳ vọng vào sản phẩm kem chống nắng và đây cũng là một lý do khiến người dùng lầm tưởng rằng mình đang được bảo vệ tuyệt đối và hoàn toàn không bị tổn hại.”
  • Sweatproof - Chống mồ hôi: Cũng tương tự như ‘waterproof’. Hãy thoa lại kem chống nắng sau một khoảng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Instant protection (Bảo vệ tức thì) hay all-day protection (Bảo vệ cả ngày): Không chính xác. Sau ít nhất 15 thoa trên da, kem chống nắng mới phát huy tác dụng, và không có sản phẩm nào có thể bảo vệ bạn quá hai giờ phơi nắng.

Một quy định mà FDA đã đề xuất là không được ghi chỉ số SPF cao hơn 50+. Trước khi quy định này được thông qua, bạn vẫn thấy trên nhãn một số sản phẩm kem chống nắng ghi SPF 70, 80 hay thậm chí là SPF 100+, nhưng đây chỉ là những con số mang tính chất “phóng đại”.

Như đã trình bày ở trên, SPF 30 có thể chặn được 97% các tia UVB, SPF 50 có thể chặn được 98% các tia UVB. Ghi những con số như SPF 70 hay 100, họ muốn nói rằng sản phẩm kem chống nắng đó sẽ có lợi ích “vô biên”. Thực ra, người dùng có thể chỉ “được hưởng lợi” rất ít những lợi ích “vô biên” này. Đừng dễ bị lừa.  

Ethan Nguyen

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

[WeTrekology] Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là gì?

Đi bộ đường dài nhanh (Fastpacking) là một hoạt động kết hợp giữa chạy bộ địa hình đường dài và đi bộ đường dài với trang bị siêu nhẹ. Bạn di chuyển nhanh chóng - chủ yếu là chạy hoặc đi bộ, đôi khi đi bộ nhanh - trong khi di chuyển quãng đường dài và mang theo các vật dụng cần thiết nhất cho một chuyến đi nhiều ngày. Di chuyển nhanh chóng với một bộ đồ nhẹ cho phép bạn thoát khỏi đám đông, đi sâu hơn vào nơi hoang dã và ở lại lâu hơn nếu bạn chỉ chạy đường mòn. Hãy cùng WeTrek tìm hiểu về Fastpacking nhé!
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn, Sử Dụng Balo Leo Núi Đầy Đủ Nhất

Hướng dẫn đầy đủ nhất về cách lựa chọn, sử dụng các loại balo leo núi, balo dã ngoại. Balô leo núi có các tính năng thông dụng như: Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi. Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

[WeTrekology] Ngăn Ngừa Và Chăm Sóc Khi Bị Phồng Rộp

Ngày nay, phồng rộp dưới bàn chân biến thành một trong những chấn thương phổ biến nhất với các nhà leo núi. Tin tốt là tri thức ngày nay của chúng ta về chúng cũng đã tiến bộ
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lên Kế Hoạch Dã Ngoại Cùng Gia Đình

Hướng Dẫn Cách Lên Kế Hoạch Cho Chuyến Đi Dã Ngoại Cùng Gia Đình, Từ Trẻ Nhỏ Đến Người Già.
[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

[WeTrekology] Bạn Sẽ Cần Bao Nhiêu Nhiên Liệu Đốt Lò Trong Một Chuyến Đi Dã Ngoại?

Theo hướng dẫn chung, bạn chỉ nên mang vừa đủ nhiên liệu để đun sôi một lít nước cho mỗi người, mỗi bữa ăn và hãy tính toán cả thời gian bếp sôi cũng như tổng thời gian cháy. Đọc tiếp để tìm hiểu cách tính toán nhu cầu nhiên liệu của bạn.
[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

[WeTrekology] Khái Niệm về Trekking

Trekking là gì? Bài viết này phân tích chi tiết và làm rõ trekking nghĩa là gì? Được WETREK.VN tổng hợp và chuẩn bị công phu. Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc