[WeTrekology] Kiến thức cơ bản về leo núi trong nhà

Ngày cập nhật 12/07/2024 04:36 PM - 14.372 lượt xem

Leo núi trong nhà hay leo núi thể thao là một hình thức tập luyện mới và thú vị. Nếu bạn thích leo núi, muốn luyện tập cơ bản hay thậm chỉ rèn luyện nâng cao kỹ năng nhằm chinh phục những ngọn núi thực sự, thì leo núi trong nhà chính là lựa chọn tốt nhất.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Có nhiều lớp học, câu lạc bộ hoặc phòng tập cung cấp dịch vụ leo núi trong nhà, tuy nhiên giá cả, chiều cao và độ phức tạp của núi giả có nhiều điểm khác nhau . Một số phòng tập vách đứng có tường thấp chỉ có loại núi đá cuội. Một số phòng tập có thiết kế theo chuẩn mẫu có phòng tập hiện đại, đi kèm với phòng thể hình và căng tin.

Mặc dù hình thức leo núi nhân tạo này đã có từ lâu và có thể thực hiện được ngoài trời, tại công viên, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết. Đây là lí do khiến các phòng tập leo núi thể thao ngày càng được ưa chuộng. 

Các kiểu leo núi thể thao

Leo khối đá (Bouldering/Traverse)

Leo khối đá thường không cần đai bảo hộ leo núi hay dây thừng. Các tuyến đường leo khối đá khá gần mặt đất, với các tấm đệm bảo hộ dày bên dưới. Một số phòng tập yêu cầu có đội đỡ hỗ trợ đứng dưới để bảo vệ người leo khỏi các chấn thương nghiêm trọng.

Leo khối đá là cách tốt để luyện tập kỹ năng, bởi bạn chỉ cần tập trung vào cách vận sức và khả năng thăng bằng để giữ cơ thể ổn định trên vách đứng. Người mới tập thích sự đơn giản của leo khối đá; còn người leo núi lâu năm sẽ muốn thử nhiều thử thách ở các địa hình khó hơn.   

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Leo với neo trên đỉnh (Top-rope climbing)

Đây là hình thức leo sử dụng đai bảo hộ và dây thừng dành cho người mới tập. Khi bạn leo với neo trên đỉnh, sợi dây thừng được gắn chặt với móc treo bên trên. Một đầu dây gắn với đai bảo hộ của bạn, đầu còn lại được người đỡ giữ. Đây là người sẽ đỡ bạn trong trường hợp bạn ngã. Người đỡ có thể là người được đào tạo chuyên nghiệp, hoặc người đi cùng có chứng chỉ leo núi, hoặc sử dụng thiết bị neo hãm.  

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Leo tự do (Lead climbing)

Một khi bạn đã thành thạo với leo núi có neo trên đỉnh, bước tiếp theo là tập leo tự do. Khi đó, đầu dây vẫn sẽ gắn vào đai bảo hộ, tuy nhiên trong khi leo bạn sẽ móc dây vào một loạt các móc dây hai đầu đã chốt trên vách. Tất nhiên bạn vẫn có người đỡ.

Leo núi tự do trong nhà có nhiều điểm tương đồng với leo núi thể thao ngoài trời. Điểm khác biệt lớn nhất là với leo núi trong nhà, tất cả các móc dây hai đầu đều được chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên thách thức lớn nhất khi leo tự do là nếu bị trượt hoặc bỏ lỡ điểm móc hai đầu kế tiếp, bạn sẽ ngã xa hơn và mạnh hơn cú ngã khi leo núi có neo trên đỉnh.

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Chỉ dẫn cho người mới tập leo

  • Mục đích của bạn không phải là leo tới đỉnh mà là vượt qua các thử thách và tận hưởng cảm giác chiến thắng từng mốc nhỏ cũng như chính mình.
  • Luôn nhớ sức của chân lớn hơn tay, vì vậy hãy tập trung cải thiện kỹ năng đặt và bám chân trên vách.
  • Dành thời gian tìm ra cách giúp bạn vượt qua thử thách nhanh hơn.
  • Quan sát những người leo núi có kinh nghiệm xung quanh để học hỏi kỹ thuật, nhưng cũng đừng quá kỳ vọng có thể bắt chước y nguyên ngay.
  • Khi đã sẵn sàng để bắt đầu leo, hãy dành thời gian tìm bạn leo/người hướng dẫn phù hợp. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến bạn khi tập leo.

Bảng chia độ khó với leo núi trong nhà

Thang đánh giá độ khó theo hệ thập phân Yosemite với các mức từ 5.0 tới 5.15 được sử dụng với cả leo núi trong nhà và ngoài trời. Leo khối đá được tính theo thang điểm V - VB (danh cho người mới) từ V0 đến V16. 

Trang bị leo núi thể thao

Quần áo: Mặc đồ thoải mái và co giãn. Bạn sẽ muốn đồ mình mặc vừa đủ rộng nhưng không quá thùng thình khiến bạn bị vướng víu. Quần áo yoga rất phù hợp. Hãy mặc đồ dễ giặt sạch và chịu mài mòn bề mặt do tác động từ tường leo và các mấu leo. 

Thiết bị leo núi nói chung: hãy hỏi xem phòng nơi bạn tập xem có cung cấp và cho thuê những gì, đặc biệt là trong những lần đầu. Sau đó bạn có thể cân nhắc mua trang bị riêng của mình thôi. 

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Đai bảo hộ leo núiBắt buộc phải có khi leo núi, là trang bị đa năng nhất cho cả leo núi trong nhà và dã ngoại.  Tham khảo bài viết "Hướng dẫn chọn đai bảo hộ leo núi" tại WETREK.VN

Móc treo leo núi: Cần dùng để nối trang bị với dây thừng. Tham khảo bài viết "Hướng dẫn chọn móc treo leo núi" tại WETREK.VN

Túi phấn và phấn: Phấn được dùng để giữ tay khô, tránh trơn trượt.

Giày leo núi đá: Những đôi giày có đế nhiều rãnh và ôm vừa khít với bàn chân, nhưng không quá chật để vận động được thoải mái và tránh chấn thương. Tham khảo bài viết "Cách chọn giày leo núi đá" tại WETREK.VN

Dây thừngVì lí do an toàn, nhiều phòng tập cung cấp dây thừng sẵn. Một số nơi khác lại yêu cầu bạn mang theo dây thừng nếu muốn leo tự do. Tham khảo bài viết "Hướng dẫn chọn dây thừng leo núi" tại WETREK.VN

Leo núi thể thao với trẻ nhỏ

Trẻ em là những nhà leo núi bẩm sinh. Leo núi thể thao có những lớp và chương trình dành riêng cho trẻ tầm 6 tuổi. Sau khi con bạn tham gia một vài lớp, bạn có thể đưa bé đi leo cùng và cùng nhau tận hưởng thời gian leo núi cùng gia đình. 

kien-thuc-co-ban-ve-leo-nui-trong-nha-wetrek.vn

Leo núi giúp phát triển cơ bắp, tăng sức bền và cải thiện các kỹ năng chân tay. Các bước leo có tính toán cũng là một kiểu tập luyện. Leo núi là lựa chọn tốt cho sức khỏe dành cho những trẻ không có hứng thú với các môn thể thao đồng đội truyền thống như bóng đá.  

Anbu

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

Bạn phải làm gì để biết khi nào đồ outdoor, thiết bị dã ngoại của bạn đã sắp hết tuổi thọ? Hướng dẫn này sẽ giúp bạn xác định cách bán lại, quyên góp, tái chế, giảm thiểu hoặc (như phương án cuối cùng) tiêu hủy đồ dùng yêu thích của bạn.
[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

Hố lửa thường là cách tốt nhất để nấu ăn trong các chuyến cắm trại. Đồ ăn không chỉ có thêm màu xém cháy và mùi thơm hun khói khi được nấu bằng than, củi, mà còn không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ để nấu. Nấu ăn trực tiếp trên lửa tạo cảm giác rất tuyệt vời và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều, từ pizza cho tới mỳ Ý và thịt viên.
[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

Một căn bếp gọn gàng là bí mật của một chuyến cắm trại vui vẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ cho các dụng cụ nấu nướng khi cắm trại và các nguyên liệu dễ tiếp cận cũng dễ dàng khi bạn ở nơi cắm trại.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

Những chiếc lều nóc xe, được dựng bên trên những thanh trục trên cao, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê cắm trại trong thời gian trở lại đây.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc