[WeTrekology] Cách chọn giày leo núi đá

Ngày cập nhật 12/07/2024 05:14 PM - 8.742 lượt xem

Đôi giày leo núi đá của bạn sẽ là thứ tiếp xúc với mặt đá nhiều nhất, nên nếu chọn sai loại cũng như kích cỡ của giày thì có thể gây cản trở cho bạn đấy. Khi chọn giày leo núi, có 3 điều quan trọng cần lưu ý:

  • Loại giày: Có thể chọn giày cơ bản, cải tiến hoặc chuyên dụng tùy thuộc vào loại hình leo núi mà bạn tham gia.
  • Tính năng của giày leo núi đá: Dây giày, đai, lót và lớp đế cao su ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của giày.
  • Kích cỡ giày leo núi: Để hoạt động tốt nhất, giày leo núi đá nên vừa vặn nhưng không gây cảm giác đau. Chọn đôi giày có kích cỡ vừa vặn sẽ giúp bạn leo nhanh hơn và khỏe hơn.

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Các loại giày leo núi đá

Loại cơ bản

Những đôi giày loại cơ bản mang lại cho bạn sự thoải mái cho cả ngày dài. Chúng cho phép các ngón chân của bạn không bị gò bó bên trong giày. Do thoải mái hơn nên những đôi giày loại cơ bản không chỉ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mới tập, mà còn rất tốt cho những người leo núi lâu năm muốn tìm những đôi giày để đi cả ngày mà vẫn thoải mái, nhất là khi leo núi đá tự do đa điểm trên những cung dài.  

Ưu điểm:

  • Mang đến sự thoải mái trong cả ngày.
  • Có phần đệm đỡ trung bình đến cứng và đế cao su dày giúp hỗ trợ đắc lực
  • Đế tương đối phẳng giúp dễ bám vào các kẽ đá hơn.

Nhược điểm:

  • Đế dày và cứng hơn thường gây mất cảm giác bám ở chân, không như loại đế mỏng hơn ở giày cải tiến và chuyên dụng.
  • Kích cỡ thoải mái không thích hợp với những chặng leo núi hiểm trở. 

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Loại cải tiến

Những đôi giày cải tiến có phần mũi giày hơi chúc xuống, rất thích hợp cho leo núi đá chuyên nghiệp. Những đôi giày đa chức năng này có thể chịu được các địa hình khác nhau như đường bằng, leo vách, leo núi đá tự do đa điểm và các cung đường nhấp nhô.

Ưu điểm:

  • Hình dáng dốc giúp bạn dễ dồn sức vào đầu ngón chân chân hơn giày cơ bản, hỗ trợ đắc lực ở những cung đường mạo hiểm hơn.
  • Có lớp đế cao su mỏng hơn và mềm hơn loại cơ bản, giúp bám chặt và cảm nhận tốt hơn.
  • Thoải mái hơn những đôi giày loại chuyên dụng.

Nhược điểm: 

  • Không phù hợp với các chặng leo cực kỳ khó và hiểm trở.
  • Không thoải mái bằng giày cơ bản.
  • Lớp đế cao su bám chặt hơn và mỏng hơn thường nhanh hỏng hơn ở giày cơ bản.

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Loại chuyên dụng

Những đôi giày loại chuyên dụng thường rất dốc ở mũi giày và ép căng gót, giúp chân được đặt ở vị trí chắc và khỏe khi leo. Hầu hết các đôi giày chuyên dụng thường có hình dáng không đối xứng, uốn cong về phía ngón chân cái và dồn lực vào mũi giày giúp chân bám được trên những điểm đặt chân nhỏ nhất. Với thiết kế này, người leo núi đá thường mang giày chuyên dụng cho leo núi thể thao đơn điểm tại các phòng tập hơn là leo núi đa điểm suốt cả ngày.   

Ưu điểm: 

  • Hình dáng khá dốc giúp chân bạn bám chắc trong các chặng leo thể thao tự do ở phòng tập cũng như leo khối đá. 
  • Có lớp đế cao su dính chặt hơn và đế mỏng hơn loại cơ bản giúp chân bạn bám chắc và cảm nhận tốt hơn.

Nhược điểm:

  • Không thoải mái bằng giày cơ bản và giày cải tiến.
  • Hình dáng dốc nên khó tận dụng các kẽ đá như loại cơ bản và cải tiến.
  • Lớp đế cao su mỏng thường nhanh hỏng hơn so với giày loại cơ bản và cải tiến.

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Các đặc điểm của giày leo núi đá

Khóa giày

  • Dây buộc: Đây là loại đa năng nhất. Khi chân bạn bị nóng và sưng phồng, hoặc khi đi bộ, bạn có thể nới lỏng dây giày. Nhưng đối với những cung đường hiểm trở, thắt chặt dây ở mũi và mu bàn chân lại để giày phát huy hết hiệu quả.
  • Quai dán: Loại quai dán này mang đến sự thoải vượt trội. Chúng rất tuyệt cho leo khối đá và leo núi trong nhà, nhất là khi bạn muốn cởi tạm giày ra một lúc cho thoải mái khi đang leo.
  • Giày sục: với miệng giày là quai cao su đàn hồi, giày sục có độ nhạy cao nhất và trọng lượng nhỏ nhất so với các loại giày khác. Giày sục khá thích hợp khi luyện tập, chân bạn sẽ khỏe hơn và nhanh hơn nếu không có đế cứng và phần đệm đỡ. Do không có đai hoặc dây buộc nên bạn có thể tận dụng các khẽ đá, khe nứt dù nhỏ tới đâu

Chất liệu của giày

Mũ giày được làm từ da hoặc sợi tổng hợp. Giày da (có thể có viền giày hoặc không) thường dễ bảo quản và không gây mùi. Nhiều đôi giày chuyên dụng thường làm từ sợi tổng hợp và là lựa chọn ưa thích của những người ăn chay hoặc không muốn sử dụng da động vật.

  • Da thô: Những đôi giày da thô có thể co giãn cho vừa chân. Bạn có thể cảm tháy đầu ngón chân vừa chạm vào mũi giày, nhưng ngón chân không bị ép cho co lại. Tuy nhiên chú ý rằng loại da này thường ám màu sang chân bạn.
  • Da trơn: Khi mũ giày được lót da, khả năng co giãn sẽ bị giảm còn một nửa hoặc nhỏ hơn. Đôi khi các nhà sản xuất chỉ lót phần mũi giày để giữ giá thành ở mức thấp và tránh cho mũi giày bị co giãn quá nhiều.
  • Chất liệu tổng hợp: Giày làm từ chất liệu tổng hợp không co giãn nhiều và chỉ mềm đi một ít trong quá trình sử dụng, nên đừng hy vọng kích cỡ sẽ thay đổi nhiều. Lớp mũ giày tổng hợp thoáng khí thường co giãn hơn vải cứng. Một số chất liệu cũng khá thông thoáng giúp mồ hôi chân khô nhanh.

Khuôn đế giày

Khuôn đế giày (shoe last) gồm hai yếu tố khác nhau cần được hiểu rõ. Yếu tố thứ nhất đó là định hình đế giày và bàn chân, bao gồm chiều cao, khối lượng bàn chân, kích cỡ gót, mũi cũng như độ rộng của bàn chân. Về yếu tố này, có 3 dạng cơ bản là khuôn thẳng, khuôn lệch và khuôn dốc.

  • Khuôn thẳng: Giày được sản xuất quanh 1 khung thẳng (thỉnh thoảng còn được gọi là khung phẳng) tạo kích cỡ thoải mái giúp bàn chân được co giãn, rất lý tưởng cho leo núi đá và leo vách đá nhiều ngày. Khuôn thẳng thường được dùng để sản xuất các đôi giày cơ bản.
  • Khuôn lệch: Hình dáng này đặt điểm dài nhất trên ngón chân cái để tăng lực lên mép trong của giày, đó cũng chính là điểm tiếp xúc duy nhất của bạn trên đá. Hầu hết các đôi giày sản xuất từ khuôn lệch thường là giày cải tiến hoặc giày chuyên dụng, tùy vào độ dốc của đế dày.
  • Khuôn dốc: Còn được gọi là khuôn cong, đế giày thường được uốn cong xuống mũi giày. Thường thấy nhất ở giày cải tiến và chuyên dụng, được thiết kế để mũi và gót giày bám chắc được vào các mỏm đá. Những đôi giày dốc thường có hình dáng lệch, phù hợp với những chặng leo khó, khi bạn cần hiệu quả và kiểm soát tối đa.

Yếu tố thứ 2 của khuôn giày, đó là cách phần mũ giày được gắn với đế giày. Có hai cách phổ biến đó là khuôn trơn và khuôn tấm.

  • Khuôn trơn: Phần mũ giày sẽ được khâu trực tiếp với đế giữa, khiến cho giày mỏng hơn và mềm hơn loại khuôn tấm. Đây là loại giày mềm nhất, linh hoạt nhất và thường không có đế trong. Độ cứng của giày chủ yếu nhờ vào đế giữa và đế ngoài.
  • Khuôn tấm: Mũ giày được dính trực tiếp vào một tấm nhựa hoặc bìa cứng nằm ngay trên đế giữa của giày. Vì thế loại giày này thường cứng hơn giày khuôn trơn, tuy nhiên khả năng hỗ trợ của chúng lại tốt hơn.

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Đế ngoài giày leo núi

Thường được gọi đơn giản là đế, đây là phần cao su tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đá. Loại cao su và độ dày của lớp đế này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của đôi giày. Có nhiều loại cao su khác nhau được sử dụng để làm lớp đế ngoài cho giày leo núi đá, tuy nhiên một số loại cao su đặc biệt lại mềm và bám chặt hơn. Còn độ dày của đế ngoài có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và cảm giác khi đi giày.

  • Đế dày hơn: dao động trong khoảng 4 - 5,5 mm. Loại đế này hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật bám mép chân và khá bền. Tuy nhiên, bạn sẽ không có cảm giác bám chân trên mặt đá như khi bạn đi một đôi giày có đế mỏng hơn. Dù vậy, đế sẽ bền hơn và hỗ trợ chân tốt, vậy nên bạn sẽ đỡ mất sức hơn.
  • Đế mỏng hơn: thường dày khoảng 3 - 4 mm. Nhìn chung, những đôi giày đế mỏng hơn tốt cho việc bám trên các đoạn đường bằng. Một khi bạn đã quen với kỹ thuật leo của mình, có thể bạn sẽ thích một đôi giày có đế mỏng hơn để cảm nhận tốt hơn khi đi trên đá. 

Đế ngoài còn có ảnh hưởng đến cả kỹ thuật leo núi đá của bạn:

  • Bám mép chân (edging) là kỹ thuật khi bạn bám chân trên mép đá bằng một cạnh của đôi giày hoặc một góc rất nhỏ, thay vì cả miếng đế.
  • Bám ức chân (smearing) là kỹ thuật dùng độ bám của đế giày cùng với trọng lượng thích hợp dồn lên ức chân để bám chân và di chuyển lên trên.

Nhìn chung, các đôi giày có đế cao su cứng hơn thường giúp bám mép chân tốt hơn và hỗ trợ cho chân bạn, trong khi những đôi giày có đế cao su mềm hơn thì giúp chân bám trên mặt đá tốt hơn. Tuy nhiên đế mềm sẽ kém bền hơn đế cứng.

Giày leo núi cỡ nhỏ cho phụ nữ

Đừng bao giờ nghĩ giày leo núi cho phụ nữ là chỉ dành cho phụ nữ. Những đôi giày này thường có miệng giày ở mắt cá chân và có miếng phủ gót giày nhỏ. Loại giày này có thể có phần ngón chân dài hơn và phần ức chân nhỏ hơn so với giày giành cho nam giới. Tuy vậy nhiều thiết kế lại khá phù hợp cho cả các đấng mày râu có bàn chân nhỏ, và thực tế là rất nhiều nam giới chọn loại giày này.

Giày leo núi cho trẻ em

Mặc dù bạn có thể thuê giày leo núi cho trẻ ở phòng tập, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu trẻ có trang bị riêng cho mình, đặc biệt nếu chúng còn đi leo núi ngoài trời nữa. Chân của trẻ to ra khá nhanh, tuy nhiên đế giày sẽ đủ cứng để trẻ vẫn mang vừa chân. Hãy chọn cho trẻ những đôi rộng một chút, trẻ con thường thích đi trong những đôi giày rộng rãi.Chân trẻ sẽ to ra khi thời gian leo núi nhiều lên. Nhưng hãy cho trẻ đi loại không dây cho tới khi chúng tự buộc được dây giày của mình.   

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Mẹo chọn giày leo núi vừa chân

Vừa vặn là một yếu tố quan trọng khi tìm mua một đôi giày leo núi đá. Nếu có thể, hãy thử và so sánh nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tìm được đôi giày phù hợp với mình:

Mua giày vào buổi chiều: Chân bạn sẽ to ra sau 1 ngày dài. Hãy đi bộ, chạy hoặc tốt hơn hết là leo núi trước khi bạn đi mua. Nhớ rằng không nên đi tất vì đế trong của giày được thiết kế để tiếp xúc với da giúp làm giảm độ trơn trượt. Đối với điều kiện thời tiết lạnh, vùng núi cao và bạn cần tới một đôi tất, hãy mua một đôi giày thật thoải mái rộng hơn ½ số. 

Tốt nhất là hãy thử: Tốt nhất, bạn nên tự đi mua để dễ dàng thử những đôi giày có kích cỡ khác nhau. Nếu bạn mua qua mạng thì hãy đặt nhiều hơn 1 đôi với kích cỡ khác nhau và trả lại đôi không vừa. Trước khi leo, hãy đi thử giày ở nhà để kiểm tra các chỗ bị chật, kích.

Linh hoạt khi chọn cỡ giày: Không có tiêu chuẩn về kích cỡ đối với giày leo núi, và chân của mọi người cũng không giống nhau. Bảng cỡ giày leo núi đá được xác định cỡ theo tiêu chuẩn của Mỹ, Anh và châu  u. Kiểm tra bảng  quy đổi cỡ giày để chọn được đôi vừa nhất.

Nhớ rằng một đôi giày cỡ 42 của nhãn hiệu này sẽ khác với một đôi cỡ 42 của nhãn hiệu khác. Tất cả các công ty giày leo núi có vô số khuôn giày và mỗi lần họ thay đổi chất liệu hoặc thiết kế cũng đồng nghĩa với việc kích cỡ cũng sẽ bị thay đổi, cho dù vẫn làm trên một chiếc khuôn. Nên khi bạn thử một đôi dây buộc, tháo hết dây giày ra, sau đó buộc lại từ đầu để kiểm tra toàn bộ đôi giày.

Biết bạn muốn cỡ nào: Giày leo núi không cần phải chặt quá, thực tế là một cái chân đau sẽ cản trở bạn leo hết khả năng của mình, thậm chí có thể gây ra một số vấn đề như phồng rộp, sưng tấy và bị chai chân. 

Tuy nhiên, đôi giày bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi các ngón chân của bạn hơi khum xuống ở các khớp. Khi miếng phủ mũ gót giày (lớp cao su bọc quanh gót và nối với đế giữa) trở nên chặt hơn, chân bạn sẽ bị đẩy về phía mũi giày, giúp các ngón chân khỏe hơn, tuy nhiên cũng có thể khiến chân bạn bị cong và bị gấp.  

cach-chon-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Một số quy tắc chọn cỡ giày:

  • Không chọn những đôi giày bị thừa một khoảng trước mũi chân, vì như thế giày sẽ gập lại khi bạn bám chân trên đá.
  • Hãy chắc chắn rằng các ngón chân duỗi thẳng hoặc cong ở mức thoải mái, và lúc đó các khớp chân không bị gập lại quá mức hay cọ xát với mũ giày.
  • Gót chân bạn nên vừa khít trong giày. Khi bạn đứng trên ngón chân, hãy chắc chắn rằng phần sau của giày không làm đau gân gót của bạn. 
  • Chân của mỗi người cong khác nhau, nhưng nếu bạn thấy quá khó để sục chân vào giày, có thể do giày quá chật.
  • Nói chung, giày càng chật thì bám càng tốt.

DUKI Hoàng

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

Một vài mẹo đơn giản khi giặt có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của áo ngực, tiết kiệm tiền và hỗ trợ bạn trong các buổi chạy, buổi tập và trong các hoạt động khác.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

Điểm mấu chốt để giữ bé thật thoải mái là đảm bảo các con mặc đồ thích hợp cho các điều kiện ngoài trời. Nhưng để biết làm sao để chọn đồ cho bé khi chơi ở ngoài, dù thời tiết có thay đổi nhanh đến cỡ nào từ nắng nóng sang ẩm ướt, lại không phải lúc nào cũng đơn giản.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

Tuyết, nước, bụi bẩn và đá cuội có thể chui vào cả những đôi giày không thấm nước tốt nhất. Để ngăn chặn điều này, hãy đeo xà cạp. xà cạp che phần đi phần cổ giày dễ hở nhất nhằm bảo vệ tuyệt đối đôi chân của bạn khỏi các tác nhân.
[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

Bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

Một vài điều sẽ khiến một đứa trẻ khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

Nắm bắt theo dõi được phần chân phát triển nhanh chóng của trẻ em có thể không những tốn tiền mà còn rắc rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ mọi việc với một cái nhìn kĩ hơn về những kích cỡ của giày cho trẻ em và sẽ cung cấp thêm nhiều bí quyết phiệu quả.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc