Từ những buổi chạy bộ buổi sớm đến những bài kiểm tra sức bền trên núi, một chiếc đồng hồ chạy bộ chuẩn sẽ cung cấp dữ liệu bạn cần để theo dõi, đo lường, và sau cùng là cải thiện hiệu suất chạy của bạn.
Những chiếc đồng hồ chạy bộ có tính năng từ cơ bản như theo dõi thời gian cho đến tinh vi như chiếc máy tính nhỏ; việc tìm được cho bản thân một chiếc đồng hồ phù hợp là tổng hợp của các yếu tố: nơi bạn chạy, cách bạn chạy, và lý do bạn chạy. Bạn sẽ muốn cân nhắc mục tiêu tập luyện của mình (nhiều mục tiêu tham vọng hơn có thể sẽ đòi hỏi thiết bị đo tinh vi hơn); địa hình nơi bạn thường chạy (vd: tính năng đo độ cao của đường đồi hoặc đường núi), và sở thích theo dõi dữ liệu của bạn (có một vài người đam mê các con số, còn số khác thì không).
Có hai cách để một chiếc đồng hồ có thể chỉ thời gian cho bạn: loại thứ nhất, bộ đếm thời gian đơn giản chỉ giúp bạn đếm tổng khoảng thời gian đã qua; và loại thứ hai, với bộ theo dõi chia thời gian, cho phép bạn đo lường chính xác từ khoảng thời gian quãng đường bạn đã chạy. Nó thường hiển thị dưới dạng đồng hồ bấm giờ, chỉ ra sự kết hợp giữa khoảng thời gian lần hiện tại, khoảng thời gian trước đó, và khoảng thời gian đã qua. Dù bạn chạy trên đường thẳng, một đoạn đường gấp khúc, hay một con đường mòn xa xỉ, biết được tổng thời gian sẽ giúp cho bạn giữ một tốc độ phù hợp. Rất nhiều chiếc đồng hồ còn tích hợp cả chuông báo được cài đặt để gửi cho bạn một tín hiệu âm thanh giúp bạn biết được tốc độ của mình. Đồng hồ chạy bộ Timex và New Balance có giao diện từ những chiếc đồng hồ đơn giản cho đến những chiếc đồng hồ có tính năng cao cấp.
Chức năng đếm bước biến chiếc đồng hồ chạy đơn giản lên một tầm cao mới. Nó hoạt động bằng cách đo khoảng cách tiếp chân của bạn; kết hợp thời gian với khoảng cách cho phép bạn đo chính xác tốc độ của mình. Hầu hết những người chạy bộ đều được lợi lớn từ tính năng này. Chức năng đếm bước thường kết hợp với tính năng đo đường để đếm số dặm mà bạn đã chạy được.
Chức năng đếm bước cho bạn biết bạn đã đi xa được đến đâu theo chiều ngang, nhưng nó không cho biết bạn đã leo được bao nhiêu theo chiều dọc. Nếu ý tưởng tập luyện của bạn là đi trượt tuyết, thì việc hiển thị 2.8 km hiển thị không hề ấn tượng chút nào, đặc biệt là khi thời gian có vẻ trôi đi khá chậm. Tuy nhiên, nếu đồng hồ của bạn chỉ ra là 2.8 km và bạn đã leo được độ cao 3000 feet theo chiều dọc,... thì lúc này lịch sử luyện tập của bạn lại hoàn toàn khác. Chức năng đo độ cao cung cấp quãng đường của độ tăng và giảm về chiều dọc. Nhiều chiếc đồng hồ cũng có thể cho bạn thấy bạn leo lên hoặc leo xuống nhanh đến mức nào theo mét/giờ.
Nếu muốn đo chính xác việc luyện tập của mình, hãy mua một chiếc đồng hồ có tính năng GPS, đây là bắt buộc. GPS (hay hệ thống định vị toàn cầu) cho phép đồng hồ của bạn hiển thị chính xác quãng đường, vận tốc, và nhịp bước. Những chiếc đồng hồ có tính năng GPS, thường hướng tới đối tượng trượt tuyết và leo núi, có thể rất cồng kềnh và đắt đỏ; tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tung ra những mẫu đồng hồ nhẹ hơn, và thân thiện với người chạy bộ hơn như đồng hồ Garmin Forerunner 10, đồng hồ Suunto Ambit2 R, hay đồng hồ Tom Tom Runner GPS.
Trừ khi bạn gắng sức chạy đủ lâu để bắt nhịp hoàn toàn với tốc độ và RPE (chỉ số cảm nhận của cơ thể), hầu như bạn sẽ cần dựa vào máy đo nhịp tim để giúp bạn biết được tình trạng của mình trên toàn bộ quãng đường. Trong khi một số chiếc đồng hồ có thể đếm nhịp tim từ cổ tay, thì những loại đồng hồ tốt nhất có thể đo nhịp tim thông qua một sợi dây đeo dưới quần áo chạy qua ngực bạn. Polar là hãng tiên phong trong lĩnh vực này từ 30 năm trước, nhưng tất cả các công ty được nhắc đến trước đó đầu đã tung ra hàng loạt mẫu đồng hồ đo nhịp tim có thể theo dõi được mức độ cảm nhận và thậm chí có thể đo được lượng ca-lo bị đốt. Khả năng đọc được các tín hiệu truyền đi bởi nhịp tim thông qua một dây dẫn ở ngực cũng đồng nghĩa với việc nhiều chiếc đồng hồ có thể kết hợp với "chiếc vỏ" xe đạp hoặc trên giày của bạn để chuyển dữ liệu về tốc độ, khoảng cách, và nhịp chân, thêm công dụng cho đồng hồ của bạn.
Nếu bạn “nghiện” dữ liệu, thì bất kể bạn chọn loại đồng hồ với tính năng gì, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng các dữ liệu nó ghi lại có thể được tải về máy tính của bạn. Đã qua rồi những ngày bạn phải tự tay nhập liệu trên các bảng tính.
Hầu hết đồng hồ chạy bộ ngày này đều ghi lại dữ liệu tập luyện và cho phép tải về máy tính cá nhân hoặc Mac của bạn. Một số công ty như Suunto, Garmin, và thậm chí Timex đều có hệ thống riêng để khuyến khích bạn lưu giữ các thông tin của mình, và có thể đưa ra một số mẹo và bảng theo dõi để giúp nâng cao việc luyện tập của bạn.Bạn cũng có thể chia sẻ các dữ liệu này với những người chạy khác, tạo ra một nhóm luyện tập ảo.
Mặc dù bạn có thể không chạy quá xa nhà để phải sử dụng tính năng la bàn, nhưng nếu bạn đi sâu vào lĩnh vực chạy đường trường hoặc nếu tối là khoảng thời gian duy nhất bạn có thể chạy bộ, vậy thì các tính năng bổ sung này sẽ là người bạn thân thiết của bạn. Một chiếc đèn dự phòng sẽ có ích khi chạy trong đêm tối nếu bạn không thể hoàn thành đường chạy vào lúc trời còn sáng. Chuông báo được cài đặt sẽ rất lý tưởng nếu bạn cần được nhắc nhở khi bạn khát hoặc đến giờ ăn.
Thậm chí, nếu bạn không sử dụng đồng hồ khi bơi lội, bạn cũng sẽ muốn tìm kiếm một chiếc đồng hồ chống nước ở độ sâu ít nhất 50m. Nó sẽ đảm bảo rằng nước mưa và mồ hôi không thâm nhập vào đồng hồ và làm hỏng phần máy móc bên trong.
Đồng hồ thường có hai loại pin, loại pin đồng hồ tiêu chuẩn hoặc loại pin sạc lithium-ion. Cái trước thì phổ biến nhất với những chiếc đồng hồ thông dụng chỉ có tính năng xem giờ đơn giản; còn cái sau cần thiết cho những thiết bị ghi nhận với độ chính xác cao và tích hợp GPS. Hầu hết đồng hồ đều chạy được 6-8 giờ sau khi được sạc đầy, vậy nên nếu bạn chạy hàng ngày, bạn sẽ phải đảm bảo tắt đồng hồ của mình đi sau khi sử dụng và sạc pin ít nhất hai ngày một lần.
WETREKOLOGY