[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh Giày Chạy

Ngày đăng 31/07/2020 05:44 AM - 7.616 lượt xem
Khi bạn lựa chọn chạy bộ là hình thức tập luyện thể lực kết hợp dã ngoại, một đôi giày chạy tốt là điều không thể thiếu. Đó sẽ là người bạn đồng hành tin cậy nhất đồng thời là trợ thủ đắc lực nhất. Và để đôi giày yêu quý có thể gắn bó với mình lâu hơn, bạn cần chăm chút cho nó một chút bằng cách vệ sinh giày chạy sạch sẽ và bảo quản giày chạy thật tốt.
 
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Bạn sẽ không cần phải chăm sóc giày chạy quá nhiều, chỉ cần để ý đến chúng một chút và vệ sinh chúng thường xuyên. Cũng không cần phải giữ cho giày luôn như mới, chỉ cần không để bùn đất và mồ hôi làm hỏng đôi giày của mình là được. Vì dù bạn thường chạy bộ đìa hình, hoặc chạy đường bằng nhưng đôi khi muốn “đổi vị” một chút, thì đế giày bẩn luôn ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng bám đường của giày. Còn nếu phần mũ giày thường xuyên bị cáu bẩn, bụi bẩn, cát hoặc sỏi có thể lọt vào lưới và các lớp vải, khiến chân bạn như bị cọ vào giấy nhám và có thể bị đau.
 
Còn nếu bạn để giày có mùi, nó có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn đấy!

Dụng cụ cần thiết

  • Bàn chải đánh răng cũ hoặc  bàn chải chà rau củ - loại lông mềm là tốt nhất
  • Vòi nước hoặc bồn rửa
  • Đối với mũ giày: dùng xà bông ít kiềm, hoặc nếu giày có màng Gore-Tex/màng chống thấm nước, thoáng khí nào khác thì hãy sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, bởi xà bông hoặc chất tẩy rửa có thể khiến cho các lớp bị dính lại với nhau
  • Đối với đế trong: dùng xà bông ít kiềm, hoặc hỗn hợp bột nở (baking soda) và nước, hoặc dung dịch chứa dấm - nước tỉ lệ ½.
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Vệ sinh đế ngoài  

Công đoạn này không chỉ giúp bạn tăng độ ma sát của đế, mà còn giúp bạn không vô tình mang những loại vi khuẩn từ chỗ này đến chỗ khác. Vệ sinh đế ngoài rất đơn giản:
 
  • Để cho phần đế ngoài của giày khô hoàn toàn
  • Dùng bàn chải cọ sạch và cẩn thận ( có thể dùng bàn chải lông cứng một chút)
  • Đối với những vết bẩn cứng đầu: lấy một vòi nước, sau đó vừa rửa và chà cho đến khi tất cả các kẽ đế giày đều sạch.
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Vệ sinh phần mũ giày 

Vệ sinh phần mũ giày cũng rất đơn giản:
  • Tháo dây giày (có thể cho chúng vào túi lưới và giặt bằng máy giặt)
  • Tháo phần đế lót/lớp lót
  • Sử dụng một chiếc bàn chải và nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn khỏi phần mũ giày.
  • Chà chúng bằng xà bông ít kiềm và nước (hoặc dung dịch chất tẩy rửa sử dụng được với màng Gore-Tex)
  • Giặt lại đôi giày cẩn thận bằng nước sạch
  • Đừng bao giờ cho giày vào máy giặt bởi máy giặt có thể làm hỏng giày.
Nếu giày của bạn có màng chống thấm nước/thoáng khí, đây là lúc để làm mới phần vải chống thấm nước đó.
 
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Vệ sinh đế trong 

Phần đế trong thấm hút rất nhiều mồ hôi, tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn gây mùi sinh sống. Để ngăn chặn điều đó, hãy thường xuyên vệ sinh phần này.
  • Chọn loại chất tẩy rửa. Bạn có thể lựa chọn xà bông ít kiềm, hỗn hợp bột nở/nước hoặc dấm/nước… tùy theo ý thích.
  • Chà sạch đế trong, xả lại với nước và để chúng khô ráo.
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Hong khô giày

Đây là bước dễ nhất trong cả quá trình vệ sinh giày:
  • Đặt đôi giày ở nơi râm mát và độ ẩm thấp.
  • Để hong khô nhanh hơn, bạn có thể sử dụng quạt.
  • Bạn cũng có thể nhét báo hoặc khăn giấy vào bên trong giày để chúng khô nhanh hơn (thay giấy mới mỗi khi chúng đã ướt).
  • Đừng bao giờ để giày vào trong máy sấy quần áo hoặc để ở gần nguồn nhiệt - nhiệt độ cao sẽ làm giày bị biến dạng và làm chất kết dính bị giảm tác dụng.
huong-dan-ve-sinh-giay-chay-wetrek.vn

Sau khi đôi giày sạch sẽ và khô ráo, bạn có thể xịt thêm một lớp xịt chống nước bên ngoài giày để giày bền và chống nước tốt hơn.
 
DUKI Hoàng
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Tập Luyện Chéo Cho Chạy Bộ Địa Hình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Tập Luyện Chéo Cho Chạy Bộ Địa Hình

Mặc dù không có sự thay thế nào cho việc tập chạy nếu bạn muốn trở thành một người chạy bộ giỏi, việc luyện tập chéo bằng cách thực hiện các loại hình hoạt động thể chất khác thực sự có thể đem lại lợi ích cho hiệu quả tổng thể bằng cách tăng cường cơ bắp và sự linh hoạt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Tập Luyện Cho Cuộc Đua Vượt Chướng Ngại Vật

[WeTrekology] Hướng Dẫn Tập Luyện Cho Cuộc Đua Vượt Chướng Ngại Vật

Những cuộc đua vượt chướng ngại vật đã nổi lên trong vài năm trở lại đây. Với nhiều người, cuộc hành trình kích thích adrenaline này vui hơn nhiều so với việc chạy bộ hay đạp xe nhiều giờ.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Xe Đẩy Chạy Bộ Cho Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Xe Đẩy Chạy Bộ Cho Trẻ Em

Xe đẩy chạy bộ cho trẻ em được thiết kế để mang lại một chuyến đi an toàn và thoải mái cho em bé cũng như nhiều trải nghiệm thú vị hơn cho bạn khi bạn di chuyển trên những cung đường.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồng Hồ Chạy Bộ

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồng Hồ Chạy Bộ

Từ những buổi chạy bộ buổi sớm đến những bài kiểm tra sức bền trên núi, một chiếc đồng hồ chạy bộ chuẩn sẽ cung cấp dữ liệu bạn cần để theo dõi, đo lường, và sau cùng là cải thiện hiệu suất chạy của bạn.
[WeTrekology] Bí Quyết Cho Cuộc Chạy Địa Hình Đầu Tiên Của Bạn

[WeTrekology] Bí Quyết Cho Cuộc Chạy Địa Hình Đầu Tiên Của Bạn

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên trong việc: Lựa chọn cuộc chạy bộ địa hình phù hợp, chuẩn bị trước cho cuộc chạy, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cùng với nghi thức ngày đua và lời khuyên để khởi đầu tốt
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cơ Bản Về Dinh Dưỡng Cho Chạy Bộ Địa Hình

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cơ Bản Về Dinh Dưỡng Cho Chạy Bộ Địa Hình

Chỉ có ít người chạy bộ địa hình với dạ dày tốt mới có thể dễ dàng tiêu hóa được bất cứ đồ ăn gì vào bất cứ lúc nào. Nhưng với phần còn lại, việc chú ý đến ăn gì và khi nào ăn sẽ tạo ra sự khác biệt giữa 1 người chạy tốt và chạy tệ.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc