[WeTrekology] Hướng dẫn bảo quản và thay đế giày leo núi đá

Ngày cập nhật 12/07/2024 05:16 PM - 8.111 lượt xem

Trung bình, một người leo núi có thể tốn tới 2 đôi giày trong một năm, thậm chí là 3 đôi hoặc nhiều hơn đối với những người đam mê leo núi, đặc biệt là leo núi thể thao. Và tất nhiên, nếu bạn muốn đôi giày của mình có thể dùng được lâu nhất có thể, thậm chí có một đôi giày "chuyên dụng" mỗi khi thử sức với một chặng leo mới, bạn cần bảo quản chúng thật tốt.  

huong-dan-bao-quan-va-thay-de-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Tuân thủ một vài hướng dẫn cơ bản sau đây có thể giúp bạn giữ đôi giày của mình được tốt và bền hơn:

  • Chọn đôi vừa chân. Một đôi giày không đúng cỡ sẽ nhanh hỏng và bạn cũng sẽ cảm thấy không thoải mái.
  • Chỉ dùng khi leo núi. Đất đá trên đường đi sẽ nhanh làm mòn lớp đế cao su. Đế giày dính đầy đất bụi còn có thể làm giảm độ bám của giày khi leo trên đá. Và đừng bao giờ xỏ mỗi ngón chân vào giày khi đi, vì như thế sẽ làm mòn gót giày.
  • Cố gắng giữ đôi giày thật sạch sẽ. Giày càng sạch thì bạn sẽ càng giữ cho lớp đế cao su không bị bào mòn do chà xát trên bề mặt cứng.
  • Sử dụng túi đựng giày để giữ sạch đôi giày và bảo vệ giày khỏi ánh nắng mặt trời. 

Để biết hiểu rõ hơn về cách chọn lựa giày, tham khảo bài viết “Hướng dẫn chọn giày leo núi đá” tại WETREK.VN

Giữ giày leo núi đá sạch sẽ

Với một chút cẩn thận, bạn có thể giúp giữ cho đôi giày của bạn trông sạch hơn và không bị mùi: 

  • Với những đoạn đường bằng ở chân núi, giữ sạch chân bằng cách đi giày buộc kín thay vì dép.
  • Trong khi chờ leo núi, đừng đi chân trần.
  • Mang theo một miếng vải để giày và chân không bị dính đất.
  • Khi về nhà hãy bỏ ngay giày ra khỏi túi để tránh nấm mốc và mùi hôi.
  • Dùng vải ướt lau sạch đế và lót giày để làm sạch giày bị bẩn, sau đó để giày ra bên ngoài cho khô, tránh để giày tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tia UV. 
  • Dùng bột hoặc xịt khử mùi nếu giày có mùi hôi.
  • Dùng cồn tẩy rửa hoặc một ít nước để rửa sạch các vết bẩn trên mũ giày, đùng dùng quá nhiều nước vì có thể khiến lớp da nhanh bị bong ra.

huong-dan-bao-quan-va-thay-de-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Giữ gìn đế và miếng phủ mũi giày

  • Đế và miếng phủ mũi giày (lớp cao su bọc mũi giày) là 2 vị trí cọ xát nhiều nhất; do đó hãy cố gắng giữ sạch và bảo quản tốt lớp cao su này. 
  • Sau khi leo núi, dùng khăn ướt lau sạch đế và miếng phủ mũi giày nhẹ nhàng, cố gắng lau càng sạch càng tốt và sau đó lau khô lại.
  • Để giày luôn bám chắc, dùng giấy nhám hoặc bàn chải cỡ lớn chùi nhẹ nhàng trên những chỗ đã mất đi độ nhám. Tuy nhiên có thể khiến đôi giày trông xấu đi và nhanh bị mòn nên hãy cẩn thận.
  • Đừng bao giờ để giày tiếp xúc với nguồn nhiệt, nhiệt độ cao sẽ làm lớp cao su bị biến dạng, keo dính bị chảy ra và làm lớp lót mặt giày bị bong ra.

huong-dan-bao-quan-va-thay-de-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Sửa giày và thay đế

Bạn cần để mắt tới những vị trí bị bào mòn nhiều trên đế và miếng phủ, tìm những vùng mỏng, rách, những chỗ hở hay viền bị lỏng. Những điểm dễ hỏng bao gồm:

  • Phần nối giữa đế và lớp phủ mũi giày.
  • Ức chân.
  • Vùng đầu ngón chân.

Sửa đế cao su cho giày leo núi

Bạn có thể dùng keo để vá những lỗ rách và dán lại miếng phủ bị bong. Khi sửa miếng lót thì nhớ cắt gọn những phần bị tua ra.

Thay đế giày

Thông thường thì đế giày sẽ có nguy cơ hỏng sớm hơn các bộ phận khác, lúc đó hãy nghĩ đến việc thay đế cho giày. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn là mua 1 đôi giày mới. Hầu hết các cửa hàng sửa giày sẽ dùng một miếng cao su thường để thay thế nửa trước của đế giày.

  • Tìm một cửa hàng bán đồ thể thao hoặc cửa hàng chuyên về trang phục cho các hoạt động ngoài trời.
  • Rủ thêm bạn bè cùng có nhu cầu thay đế để tiết kiệm chi phí vận chuyển hoặc hưởng những ưu đãi giảm giá.
  • Nếu bạn khéo tay và muốn tiết kiệm, bạn có thể mua một bộ phụ kiện và tự thay.

huong-dan-bao-quan-va-thay-de-giay-leo-nui-da-wetrek.vn

Dù gì đi nữa, bạn phải chịu trách nhiệm với sự an toàn của mình khi leo núi. Không có bài viết hay đoạn phim nào có thể thay thế sự hướng dẫn chính xác được đúc rút từ kinh nghiệm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thực hành những phương pháp và hướng dẫn an toàn phù hợp trước khi bắt đầu chinh phục những ngọn núi cao.

Anbu

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Áo Ngực Thể Thao (Sports Bra)

Một vài mẹo đơn giản khi giặt có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của áo ngực, tiết kiệm tiền và hỗ trợ bạn trong các buổi chạy, buổi tập và trong các hoạt động khác.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chọn Trang Phục Cho Bé Khi Ở Ngoài Trời

Điểm mấu chốt để giữ bé thật thoải mái là đảm bảo các con mặc đồ thích hợp cho các điều kiện ngoài trời. Nhưng để biết làm sao để chọn đồ cho bé khi chơi ở ngoài, dù thời tiết có thay đổi nhanh đến cỡ nào từ nắng nóng sang ẩm ướt, lại không phải lúc nào cũng đơn giản.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Và Sử Dụng Xà Cạp

Tuyết, nước, bụi bẩn và đá cuội có thể chui vào cả những đôi giày không thấm nước tốt nhất. Để ngăn chặn điều này, hãy đeo xà cạp. xà cạp che phần đi phần cổ giày dễ hở nhất nhằm bảo vệ tuyệt đối đôi chân của bạn khỏi các tác nhân.
[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

[WeTrekology] UPF Nghĩa Là Gì?

Bạn có biết chất liệu vải - thậm chí là màu sắc khác nhau ngăn ngừa tác hại của các tia bức xạ? Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm -UV, UPF, SPF- và làm sao để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Chọn Đồ Đi Mưa Cho Bé

Một vài điều sẽ khiến một đứa trẻ khổ sở hơn cả việc bị ướt và lạnh bởi cơn mưa phùn liên miên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại đồ đi mưa cho bé và các bí quyết hướng dẫn lựa chọn món đồ phù hợp cho con bạn.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

[WeTrekology] Hướng Dẫn Cách Phân Loại Kích Cỡ Giày Trẻ Em

Nắm bắt theo dõi được phần chân phát triển nhanh chóng của trẻ em có thể không những tốn tiền mà còn rắc rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ mọi việc với một cái nhìn kĩ hơn về những kích cỡ của giày cho trẻ em và sẽ cung cấp thêm nhiều bí quyết phiệu quả.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc