[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Trang Phục Dã Ngoại

Ngày cập nhật 12/07/2024 04:44 PM - 9.872 lượt xem

Dù bạn sắp đi dã ngoại dịp cuối tuần hay một chuyến thám hiểm dài tận 2 tháng thì những vật dụng quần áo thiết yếu bạn mang theo cũng đều giống nhau, chỉ khác nhau vì điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường nơi bạn tới. 

Mặc nhiều lớp quần áo có vai trò vô cùng quan trọng. Khi mặc nhiều lớp bạn có thể thay bớt đồ ra khi nóng và mặc thêm vào khi lạnh. Một kinh nghiệm xương máu của người đi dã ngoại chuyên nghiệp: giữ ấm dễ hơn làm ấm. Vậy nên mặc thừa một chút còn hơn thiếu.  

Tham khảo bài viết Tìm hiểu cách mặc trang phục nhiều lớp khi đi dã ngoại tại WETREK.VN.  

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Nói chung, mỗi lựa chọn bạn đưa ra về một loại trang phục sẽ dựa trên tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có thể có nhiều điểm cần cân nhắc và so sánh:

  • Hiệu quả: Có thể là khả năng thấm mồ hôi, nhanh khô, chống nắng, chống mùi, kháng khuẩn hay khả năng chống côn trùng. Ngoài ra, một chi tiết về túi, khóa, mũ trùm, tà áo, v.v. cũng nên được cân nhắc. 
  • Trọng lượng và sự thoải mái: Một số người thường bỏ qua yếu tố thoải mái mà chú trọng vào trọng lượng để giảm nhẹ hành lí, trong khi số khác lại lựa chọn sự thoải mái dù cho phải mang đồ nặng hơn. 

Chất liệu trang phục

Dưới đây là một số thông tin cơ bản khi lựa chọn chất liệu trang phục:

  • Len: Từng bị hiểu nhầm là nguyên nhân gây ngứa, nhưng hiện nay len đã được minh oan và trở thành vật liệu được ưa chuộng. Len merino siêu mịn không gây ngứa khi mặc, thoáng khí, thấm mồ hôi, khô nhanh và ít bị mùi. Len là nguyên liệu tuyệt vời cho tất, mũ, áo phông và áo lớp lót. Dù có nhiều lợi ích vậy nhưng nhiều người vẫn không thích len vì da họ nhạy cảm với len và giá của đồ len vẫn khá đắt. 
  • Polyester/nylon: Những loại vải nhân tạo này thường nhanh khô và bền, thích hợp dùng làm quần dài và áo sơ-mi. Một số người lại thấy vải nhân tạo cứng và nhanh gây ngứa hơn vải sợi tự nhiên. 
  • Lụa: Lụa bí hơn và thấm mồ hôi lâu hơn vải nhân tạo nên được coi là lựa chọn tốt khi thời tiết mát mẻ, mặc dù lụa đã qua xử lí có thể thấm hút mồ hôi nhanh hơn. Lớp lụa rất mềm, sang trọng, mỏng nhẹ nhưng lại dễ bị mùi và nhanh hỏng nếu bị chà xát nhiều hay phơi nắng. 
  • Vải sợi cotton: Người leo núi và dã ngoại chuyên nghiệp thường khuyên bạn bè không nên dùng vải sợi cotton. Dù mặc để hoạt động nhẹ rất thoải mái nhưng khi hoạt động mạnh, bạn không nên dùng vải cotton do nó không thấm mồ hôi, lâu khô và cách nhiệt kém. Tốt nhất hãy chọn lớp quần áo lót và tất bằng len hoặc sợi nhân tạo. 

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Quần áo lớp lót

Đồ lớp lót quan trọng vì nó giúp thấm mồ hôi và giữ nhiệt cho cơ thể. Hãy chọn lớp lót làm từ vật liệu thấm mồ hôi như polyester hoặc len merino mịn giúp cho cơ thể khô ráo. Chỉ khi cơ thể khô ráo bạn mới giữ nhiệt tốt và hoạt động thoải mái. Len giữ nhiệt tốt hơn sợi nhân tạo nên sẽ là lựa chọn tốt khi thời tiết lạnh. 

  • Quần lót: Với các chuyến dã ngoại, quần lót là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Nhiều nam giới thích quần đùi lót trong khi nhiều phụ nữ lại thích loại siêu ngắn. Một số phụ nữ không thích quần lót len trong khi số khác cực kỳ thích quần lưới. Nhiều người dã ngoại thậm chí còn bỏ qua quần lót luôn. Còn nếu bạn vẫn mặc quần lót, hãy chọn loại thoáng khí và dễ chịu (nghĩa là không quá chật) và đừng mặc đồ khi còn ẩm. Vải cotton lâu khô nên sẽ dễ gây các vết cứa rát và nhiễm khuẩn nếu mặc ướt.

Hãy tuân thủ nguyên tắc sau: mang theo 2 đến 3 cặp quần lót. Giặt từng cặp một chứ đừng dồn vào một đống rồi mới giặt. 

  • Áo ngực: Tốt nhất là áo ngực thể thao không gọng. Gọng áo có thể cấn vào da hoặc thậm chí làm xước da nếu quai ba lô đè lên quá lâu. Hãy mang theo nhiều áo ngực hoặc mang theo một chiếc áo ống siêu nhẹ để mặc trong khi chờ áo ngực khô. 
  • Áo hai dây/áo ống: Là kiểu áo 1 mảnh linh hoạt, những chiếc áo ống nhẹ nhàng này có rất nhiều tính năng: tăng cường giữ ấm lớp lót, có thể coi như một chiếc áo phông mỏng nhẹ và làm áo ngủ khi thời tiết mát mẻ rất phù hợp. Áo thường làm từ chất liệu lụa, len tốt hoặc vải sợi tổng hợp. 
  • Quần và áo lớp lót: Còn được gọi là đồ lót dài, có nhiều kiểu và trọng lượng khác nhau và là món đồ phải có khi đi dã ngoại vùng thời tiết ôn đới hoặc lạnh. Hãy chọn những chiếc áo cổ thuyền hoặc cổ khóa để cơ thể được thoáng. Quần lớp lót có rất nhiều chức năng: bạn có thể mặc bên trong quần dài khi đi leo núi vào những ngày trời mưa, lạnh hoặc gió lớn, rất thoải mái khi đi cắm trại; hoặc mặc đi ngủ cũng rất thoải mái.

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Áo, quần dài và quần cộc

Nhìn chung bạn nên mang theo 1-2 chiếc áo phông, một áo sơ-mi dài và một chiếc quần dài nhẹ và bền. Chiếc quần cộc thể thao siêu nhẹ có lớp lót liền có thể hữu dụng khi trời nóng. Bạn có thể mặc nó cả khi đi bơi hay khi chờ quần dài khô. 

  • Áo phông: Một lần nữa nhắc lại, hãy chọn vật liệu len hoặc vải nhân tạo. Một mẹo nhỏ là hãy mang 2 chiếc áo phông: một dùng cho leo núi, một giữ sạch mặc đi ngủ. 
  • Áo sơ mi dài tay: Áo sơ mi dài tay là câu trả lời cho công dụng của các loại vải chuyên biệt. Ví dụ như khi đi leo núi ở vùng Tây Bắc nhiều nắng, bạn không có lí do gì để không mang theo một chiếc sơ-mi dài tay có chỉ số chống nắng UPF 50+ (nhiều loại còn có cổ áo dài để che chắn cho cổ và gáy). Nếu bạn muốn thám hiểm rừng rậm, hãy mang theo áo sơ mi dài tay và quần dài có tính năng chống côn trùng giúp tránh ruồi, muỗi, bọ và các loại côn trùng khác. 
  • Quần tháo ống: Thời tiết nóng và yêu cầu phải băng suối khiến quần nối ống trở thành một lựa chọn tốt. Quần nối ống giúp bạn có thể chuyển từ quần dài qua quần ngắn mà vẫn có túi hộp tiện dụng. Nhưng đôi lúc nó cũng rắc rối khi sử dụng; đồng thời nhiều người còn bị phần khoá nối chọc vào chân gây khó chịu. Quần xắn ống cũng là lựa chọn phổ biến, với cúc cài gần mắt cá chân hoặc đầu gối để giữ gấu quần khi xắn lên. 
  • Quần yoga/quần bó: Đây là các loại quần mang lại cảm giác thoải mái khi mặc đi cắm trại. Dù loại quần này co giãn tốt và thoải mái khi leo trèo, nhưng hãy nghĩ cả đến nhược điểm của nó nếu bạn phải cọ xát người với núi đá hay cây cối nhiều: nó không thể bền như quần vải nylon. Quần bó cũng không bảo vệ chân khỏi côn trùng cắn được
  • Váy hoặc quần váy leo núi: Các loại này phần lớn co giãn tốt, quần váy còn có thêm lớp lót bên trong. Mặc váy leo núi bên ngoài quần yoga là cách tốt để giữ ấm chân ở các vùng khí hậu lạnh.

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Đồ lớp giữa

Đây là phần giữ nhiệt cho cơ thể. Theo tiêu chuẩn thông thường thì nên có 2 món đồ lớp giữa, thường là áo nỉ kéo khoá cổ và áo phao, tuỳ theo chuyến đi mà bạn mang đồ lớp giữa cho phù hợp.

  • Áo nỉ: Đây là một trong những món đồ đa năng nhất khi đem đi dã ngoại. Khi trời lạnh, bạn có thể mặc cả khi đi đường lẫn đi ngủ. Khi trời nóng, bạn có thể gâp lại làm gối ngủ. Thậm chí dù bạn có leo cả ngày với một chiếc áo phông thì khi trời tối bạn vẫn sẽ thoải mái khi mặc thêm áo nỉ. Nên chọn loại có khoá phần tư và không có túi vì những loại này nhẹ hơn.
  • Áo phao hoặc gile: một lần nữa, tuỳ vào thời tiết mà bạn chọn áo khoác. Nếu trời dịu mát, hãy mang theo áo gile, áo khoác nhẹ hoặc áo phao sợi tổng hợp. Dự phòng đồ cho các kiểu thời tiết bất thường không bao giờ thừa. Dù bạn mang theo món nào, hãy nhớ gấp gọn gàng và nhỏ gọn nhất. Xem thêm thông tin tại bài viết Lựa chọn áo khoác giữ nhiệt, trang phục giữ nhiệt
  • Áo mềm: Một lựa chọn thứ 3 là áo khoác mềm. Thường loại áo này có tính năng kháng nước, cản gió và giữ ấm với một lớp lót lông mỏng. Dù vậy bạn vẫn nên mang theo áo đi mưa riêng.

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Quần áo đi mưa

Khi thấy mây đen kéo đến, bạn sẽ yên tâm hơn khi biết mình mang theo quần áo mưa. Chọn một bộ quần áo mưa tốt và thoáng khí để dễ mang trong ba lô. Lưu ý: Giữ cơ thể khô ráo là chìa khoá để tránh mất nhiệt.

Nhớ chọn áo đi mưa có nhiều túi và mũ trùm đầu có dây rút để điều chỉnh phù hợp. Quần dài có khoá ống sẽ rất tiện lợi để mặc mà không cần bỏ giày ra. Nên dùng các loại quần có thắt lưng co giãn và nhiều túi. Tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn lựa chọn trang phục, quần áo đi mưa”

Mẹo: Ngay cả trong ngày trời khô ráo, nhiều người đi dã ngoại vẫn mặc đồ đi mưa với mục đích tránh gió và lạnh. Nhiều người còn tin rằng áo mưa là loại trang phục duy nhất có thể chống muỗi. Tham khảo bài viết Hướng dẫn lựa chọn trang phục, quần áo đi mưa tại WETREK.VN 

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Phụ kiện

Giữ chân, đầu và tay được thoải mái là yêu tố quan trọng cho một chuyến đi thành công.

  • Tất: Tất là một trong các vật dụng quan trọng nên mang khi đi dã ngoại. Nếu được hãy thử tất cả các loại tất trước khi đi để xem loại nào hợp với giày bạn sẽ mang. Sự kết hợp của tất len pha sợi tổng hợp với phần đệm giày sẽ phù hợp với phần lớn mọi người, đặc biệt là với người mang giày cao cổ. Nhiều người thích mang thêm một lớp tất mỏng bên trong lớp tất thường khi đi giày. Nếu bạn mang giày chạy khi đi leo núi thì hãy xỏ đôi tất nhẹ nhàng thôi. 

Mẹo: Khi bạn nghỉ ngơi ăn trưa, hãy tranh thủ cởi giày tất và để tất khô dưới nắng. Thả chân vào dòng nước nếu có suối hồ gần đó, sau đó hong chân khô dưới nắng luôn. Hãy làm tương tự vào cuối ngày, như thế chân bạn sẽ sạch sẽ và thoải mái khi xỏ đôi tất sạch đi ngủ.   

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

  • Mũ: Hãy mang theo 2 loại mũ: một để tránh nắng, một để giữ ấm. Nếu bạn cần tránh cái nắng sa mạc, hãy mang theo chiếc mũ rộng vành hoặc mũ lưỡi trai có trùm sau chống nắng. Mũ giữ ấm có thể là mũ len hoặc mũ lưỡi trai làm từ sợi tổng hợp, loại mà bạn có thể đội đi ngủ. 
  • Găng tay giữ ấm: Miễn là thời tiết ấm áp thì bạn có thể mang theo một đôi găng tay 3 mùa có mặt ngoài mịn giúp chống ẩm và mặt trong lót lông giúp giữ ấm. 
  • Găng tay chống nắng: Bàn tay cũng cần chống nắng nên hãy đeo găng tay chống nắng khi tới vùng sa mạc. Có 2  loại găng là cả ngón hoặc nửa ngón, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ dã ngoại. Hãy tìm mua loại có chỉ số chống nắng UPF 50+ hoặc ít nhất là 30. 
  • Các trang bị khác: Một chiếc băng đô vải cotton hoặc một chiếc khăn choàng cổ thích hợp với tất cả các mùa trong năm. Bạn có thể đội trên đầu để giữ tóc hoặc quanh cổ để chống nắng (hoặc giữ ấm trong trường hợp của khăn choàng cổ). 

Đồ ngủ

Dù chuyến đi của bạn kéo dài bao lâu thì bạn cuối cùng cũng vẫn sẽ có một núi đồ bẩn và bốc mùi khi mang về. Một cách để giải quyết là cất riêng một chiếc áo phông và quần sạch để mặc chỉ khi đi ngủ. Thêm một đôi tất mỏng là lựa chọn không tồi. 

Mẹo: Hãy giữ tất sạch trong túi ngủ để tránh làm mất tất; giữ đồ ngủ trong túi riêng, tách khỏi đồ mặc ngoài.   

huong-dan-lua-chon-trang-phuc-da-ngoai-wetrek.vn

Cách giặt đồ khi đi dã ngoại

Cách tốt nhất và bảo vệ môi trường nhất để giặt đồ là chỉ xả sạch. Chọn một đoạn nước chảy mạnh, nhúng ướt đồ và chà trên đá,  bạn sẽ thấy nó sạch một cách đáng ngạc nhiên.

Nếu bạn buộc phải giặt đồ, hãy mang theo bồn giặt di động hoặc xô (nồi lớn cũng được). Bạn có thể múc nước và ra chỗ cách xa nguồn nước khoảng 60 mét để giặt đồ với xà phòng. Treo hoặc vắt đồ ướt ở chỗ có nắng và để khô. 

Mẹo: Hãy mang theo khăn đa năng. Sau khi giặt hoặc xả đồ, hãy đặt đồ vào trong khăn, cuộn lại và vắt thật mạnh, quần áo sẽ khô nhanh hơn Nếu một món đồ không thể khô cho tới khi ngủ và ngoài trời có vẻ có nhiều sương thì hãy mang đồ vào trong túi ngủ cùng bạn. Nhiệt từ cơ thể bạn tỏa ra sẽ giúp làm khô đồ. 

Lục's Sen

Chia sẻ bài viết:
Showroom
Bài viết cùng chuyên mục
[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

[WeTrekology] Hướng dẫn cách xử lý đồ outdoor, thiết bị dã ngoại khi sắp hết tuổi thọ.

Bạn phải làm gì để biết khi nào đồ outdoor, thiết bị dã ngoại của bạn đã sắp hết tuổi thọ? Hướng dẫn này sẽ giúp bạn xác định cách bán lại, quyên góp, tái chế, giảm thiểu hoặc (như phương án cuối cùng) tiêu hủy đồ dùng yêu thích của bạn.
[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

[WeTrekology] Nấu Ăn Trên Hố Lửa Khi Cắm Trại

Hố lửa thường là cách tốt nhất để nấu ăn trong các chuyến cắm trại. Đồ ăn không chỉ có thêm màu xém cháy và mùi thơm hun khói khi được nấu bằng than, củi, mà còn không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ để nấu. Nấu ăn trực tiếp trên lửa tạo cảm giác rất tuyệt vời và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều, từ pizza cho tới mỳ Ý và thịt viên.
[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

[WeTrekology] Đạp Xe Leo Núi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Có rất nhiều cách để tận hưởng bộ môn đạp xe leo núi, và bạn thậm chí không cần phải thực sự tới những ngọn núi. Các cung đường có thể trải dài từ những những con đường mòn xuyên rừng rộng rãi, bằng phẳng cho tới những con đường đơn làn đòi hỏi kỹ thuật cao sẽ khiến cho lượng adrenaline trong bạn tăng vọt.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Mũ Bảo Hiểm Xe Đạp

Mũ bảo hiểm là một vật không thể thiếu mỗi khi đạp xe, ở một vài nơi còn có các luật bắt buộc phải đội chúng. Tất cả các loại mũ bảo hiểm ở Mỹ đều đạt mức tiêu chuẩn mức độ chống va đập chung, nhưng trong quá trình chọn mua vẫn có một vài yếu tố bổ sung bạn có thể sẽ muốn cân nhắc tới.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

[WeTrekology] Hướng Dẫn Chế Tạo Kệ Bếp Cắm Trại Đa Năng Cho Riêng Bạn

Một căn bếp gọn gàng là bí mật của một chuyến cắm trại vui vẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ cho các dụng cụ nấu nướng khi cắm trại và các nguyên liệu dễ tiếp cận cũng dễ dàng khi bạn ở nơi cắm trại.
[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

[WeTrekology] Hướng Dẫn Lựa Chọn Lều Nóc Xe Hơi (Rooftop Tents)

Những chiếc lều nóc xe, được dựng bên trên những thanh trục trên cao, đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê cắm trại trong thời gian trở lại đây.
x
Nhập số điện thoại của bạn để tiếp tục
Nhập mật khẩu 4 chữ số được gửi đến
hoặc